Tác động tiêu cực của phát triển kinh tế tới môi trường sinh thái ở

Một phần của tài liệu Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương (Trang 67)

ở Hải Dương

2.3.2.1. Ô nhiễm nguồn nước

* Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước:

- Nước thải sinh hoạt ở các khu đô thị, khu dân cư; nước thải chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tập trung chưa được xử lý.

- Nước thải sản xuất của hầu hết các KCN, CCN, các nhà máy xí nghiệp và các làng nghề chưa được xử lý triệt để, nhiều chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần được thải trực tiếp ra sông gây ảnh hưởng sâu rộng đến chất lượng nước bề mặt.

- Nước thải tại hầu hết các bệnh viện và các trạm y tế trên toàn tỉnh chưa được xử lý triệt để đổ thải ra sông, hồ gây ô nhiễm bởi các hóa chất độc hại và vi khuẩn gây bệnh.

- Việc sử dụng không hợp lý thuốc bảo vệ thực vật và phân bón trong nông nghiệp đã và đang làm cho nước mặ bị ô nhiễm bởi các hợp chất hữu cơ và vô cơ độc hại.

- Nguồn nước sông còn chịu ô nhiễm dầu và chất thải từ quá trình hoạt động của tàu thuyền vận chuyển các nguyên vật liệu phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và xây dựng.

- Vào mùa mưa, nước bề mặt tại các lưu vực sông, hồ còn chịu sự ô nhiễm bởi các khoáng chất, các vi sinh vật gây bệnh, các chất lơ lửng, các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại do nước mưa kéo theo khi chảy qua các khu vực bị ô nhiễm trên mặt đất.

a, Môi trường nước mặt

Nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh được phân bố từ hệ thống sông Thái Bình, hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải, sông Luộc, các ao hồ tự nhiên và nhân tạo có trữ lượng lớn phục vụ việc cấp nước cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt và giao thông đường thủy. Theo đánh giá thì trữ lượng nước ở các sông, hồ khá lớn và phụ thuộc vào lưu lượng dòng chảy từ thượng nguồn và lượng mưa bổ sung hàng năm. Trữ lượng và chất lượng nước tại các lưu vực này

luôn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên và các hoạt động của con người khi khai thác và sử dụng nguồn nước.

Việc khai thác và sử dụng nước mặt chưa hợp lý, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, hệ thống kênh, mương tưới tiêu chưa hoàn chỉnh dẫn đến thất thoát nước rất lớn qua quá trình tích trữ, điều tiết nước trong mùa khô, mùa mưa bão, trong quá trình tưới tiêu trên đồng ruộng và sự bốc hơi nước theo bề mặt. Mặt khác, việc khai thác nguồn nước mặt để sản xuất nước sạch sinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng phát sinh một lượng nước bẩn thải vào thủy vực lấy nước và một lượng nước thất thoát bị rò rỉ theo đường ống ngấm vào đất.

Thời gian qua, Sở Tài nguyên & Môi trường đã tiến hành quan trắc chất lượng nước tại các nhánh sông, hồ theo mạng lưới quan trắc được UBND tỉnh phê duyệt với các điểm quan trắc như sau:

- Hệ thống sông Thái Bình quan trắc 8 điểm trên 7 nhánh sông chính. - Hệ thống sông Bắc Hưng Hải quan trắc 8 điểm trên 8 nhánh sông.

- Hệ thống hồ tự nhiên quan trắc 9 điểm của 9 hồ thuộc 3 khu vực: Thành phố Hải Dương, huyện Chí Linh, khu vực nông thôn.

- Chỉ tiêu quan trắc: pH, DO, độ dẫn, muối, độ đục, BOD5, COD, NO2,

NO3, NH3, PO4, SO4.

- Tần xuất quan trắc 2 lần/năm.

+ Diến biến chất lượng nước hệ thống sông Thái Bình:

Tại 8 điểm quan trắc thuộc 7 nhánh sông các chỉ tiêu về môi trường phân

tích cho thấy: Nồng độ BOD5, COD, NO2, NO3, đều nằm trong giới hạn TCCP. Chất

lượng nước ở các nhánh sông của hệ thống sông Thái Bình tại thời điểm lấy mẫu để phân tích đều đạt tiêu chuẩn nước mặt loại B (TCVN 5942-1995).

+ Diễn biến chất lượng nước hệ thống sông Bắc Hưng Hải:

Tổng số 8 điểm quan trắc trên 8 nhánh sông của hệ thống Bắc Hưng Hải

đã cho thấy: 100% số mẫu phân tích các chỉ tiêu COD, BOD5, NO3 có nồng độ

đạt TCCP. Riêng chỉ có 1 mẫu nước của sông Sặt lấy tại Âu thuyền (thuộc thánh phố Hải Dương) các chỉ tiêu trên có nồng độ vượt TCCP (chiếm 12,5% số mẫu phân tích). Nguyên nhân do khu vực Âu thuyền thuộc nhánh sông Sặt đã tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt của thành phố Hải Dương.

+ Diễn biến chất lượng nước hồ:

số thuỷ vực hồ (phần lớn thuộc khu vực hồ thành phố Hải Dương như : Hào Thành, sông Bạch Đằng, hồ Bình Minh v.v…) đều bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ. Hiện nay chỉ còn một số hồ tự nhiên như hồ An Lạc, hồ An Dương, hồ Côn Sơn chất lượng nước còn tốt chưa bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ.

+ Diễn biến chất lượng nước mưa:

Tại 6 điểm thuộc 4 khu vực: Thành phố Hải Dương, khu vực Sao Đỏ, khu vực Nhị Chiểu (Kinh Môn) và khu vực nông thôn, nhìn chung chất lượng nước mưa qua phân tích các chỉ tiêu về môi trường cho thấy còn rất tốt như: nước có độ pH kiềm tính dao động từ 7,29 đến 8,84, chỉ tiêu NO2 dao động từ 0,002 mg/l đến

0,013 mg/l, so với tiêu chuẩn quy định đối với nước ăn uống thì nồng độ của NO2

nhỏ TCCP nhiều lần [47].

Trong năm 2009 và 2010, Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường đã quan trắc một số ao nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh (tại xã Minh Hòa - huyện Kinh Môn; xã Tân Kỳ - huyện Tứ Kỳ; xã An Đức - huyện Ninh Giang; xã Cẩm Đoài - huyện Cẩm Giàng) cho thấy hàm lượng

các chất hữu cơ rất cao, BOD5 đạt giá trị cao nhất là 236,0mg/l, COD đạt

592,0mg/l. Giá trị các thông số trên đều vượt rất nhiều lần so với quy chuẩn cho phép (theo QCVN 08:2008/BTNMT, giá trị COD nằm trong giới hạn cho phép

của mức B1 là 30mg/l và BOD5 là 15mg/l). Hàm lượng các muối dinh dưỡng vô

cơ hòa tan (N - NO2-, N - NO3-, N - NH4+, P - PO43-) vượt giới hạn cho phép theo quy chuẩn.

Một số kênh mương, sông nội đồng bị ô nhiễm điển hình trên địa bàn tỉnh như: - Sông Trần Nội (đoàn từ cầu Phú Tảo đến cầu Tràng Thưa), thuộc địa bàn thành phố Hải Dương và huyện Gia Lộc. Kết quả phân tích các mẫu nước sông Trần Nội (từ ngày 26/1/2010 đến ngày 8/2/2010) cho thấy các thông số COD,

BOD5, NH4+ - N cao hơn quy chuẩn cho phép từ 5 đến 64 lần (chỉ tiêu COD đạt

1932mg/l cao hơn quy chuẩn cho phép 64,4 lần); với các chỉ tiêu khác như TSS, PO43- - P, NO2- - N cao hơn quy chuẩn cho phép từ 1 - 3,5 lần.

- Tại kênh Bá Liễu - Trại Vực thuộc huyện Tứ Kỳ, theo kết quả quan trắc ngày 3 - 6/8/2010, chỉ tiêu Amoni (NH4+ - N) cao hơn quy chuẩn cho phép 11 lần, các chỉ số COD, BOD5, N - NO2-, P - PO43 - P cũng cao hơn quy chuẩn cho phép từ 1 - 9,5 lần.

Bùi (tháng 9/2010) cho thấy các chỉ tiêu DO, COD, BOD5, NH4+ - N, PO43- - P, tổng dầu mỡ đều vượt quy chuẩn cho phép mức A2 và mức B1, nước sông tại một số địa điểm có màu xanh sẫm, tại khu phố Sen - Ngọc Quan, tổng dầu mỡ đạt 0,32 mg/l (vượt quy chuẩn cho phép 16 lần).

- Kênh mương khu vực xã Tân Hồng, xã Tráng Liệt, thị trấn Sặt - huyện Bình Giang tiếp nhận nước thải tái chế chất thải của công ty Tiến Long, DFG, Lục Nam, Lâm Phúc, Đại Phát… làm ô nhiễm các đoạn sông [48].

b, Môi trường nước ngầm

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương, nước ngầm tồn tại dưới hai dạng chính: nước lỗ hỏng và nước khe nứt, trong đó tầng chứa nước Pleistocen là đối tượng khai thác chính. Tổng trữ lượng khai thức tiềm năng của tầng này theo tính toán

là 375.192 m3/ngày, trong đó trữ lượng khai thác tiềm năng tại vùng nước nhạt là

57.302 m3/ngày và vùng nước mặt là 317.890 m3/ngày.

Nguồn nước ngầm khai thác để sử dụng cho sinh hoạt tại các đô thị chiếm 30% tổng lượng nước cấp và đã khai thác từ các giếng khoan có độ sâu phổ biến từ 50 - 70m. Tổng lượng nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt nông thôn khoảng

31 triệu m3/năm tương đương với lưu lượng khoảng 86 nghìn m3/ngày. Nguồn

nước khai thác gồm nước mặt (khai thác từ các sông: Thái Bình, Luộc, Kinh Thầy, Kinh Môn, Sặt...) và nước dưới đất (khai thác từ các giếng khoan với chiều sâu trung bình 48m).

Năm 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường đã lấy mẫu quan trắc nước ngầm tại 09 vị trí thuộc mạng lưới quan trắc trong đó 03 vị trí lấy mẫu tại giếng khoan của các trạm xử lý nước cấp sinh hoạt tập trung, 06 vị trí tại các giếng khoan của hộ gia đình. Cụ thể đối với các chỉ tiêu như sau:

- Đối với chỉ tiêu Fe: có 6/9 điểm đo có nồng độ Fe vượt quy chuẩn cho phép (QCVN09: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm). Đó là: trạm xử lý nước huyện Thanh miện; trạm xử lý nước xã Vĩnh Tuy - huyện Bình Giang; thôn Văn Thai - xã Cẩm Văn - huyện Cẩm Giàng; thôn Xuân Nẻo - xã Hưng Đạo - huyện Tứ Kỳ; nhà máy nước Việt Hòa; nước giếng khoan tại huyện Ninh Giang.

- Chỉ tiêu pH: nhìn chung độ pH tại các khu vực quan trắc qua các năm hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn QCVN09: 2008/BTNMT. Riêng điểm đo tại xã Hoàng Tân và Hoàng Tiến - Thị xã Chí

Linh là có pH nằm dưới mức cho phép. Tại các thời điểm đo tháng 3/2010 (pH = 5,3), tháng 10/2010 (pH = 5). Nguyên nhân có thể do nước thải của quá trình khai thác sét có độ pH thấp đã đi vào các mạch nước ngầm làm cho pH của nước ngầm thấp.

- Chỉ tiêu amoni (NH4+ - N): nồng độ amoni tại hầu hết các điểm đo đều

tăng so với những năm trước và vượt quy chuẩn cho phép, tăng mạnh nhất là tại các điểm: thôn Xuân Nẻo - xã Hưng Đạo - huyện Tứ Kỳ (từ 0,21 mg/l tháng 7/2007 lên 28,5 mg/l tháng 12/2010); nước giếng khoan thôn Văn Thai - xã Cẩm Văn - huyện Cẩm Giàng (tăng từ 0,62 mg/l năm 2009 lên 24 mg/l năm 2010); Có 2 điểm đo luôn có nồng độ amoni cao là trạm xử lý nước Vĩnh Tuy - huyện Bình Giang và nước ngầm thuộc thôn Văn Thai - xã Cẩm Văn - huyện Cẩm Giàng.

- Chỉ tiêu Asen (As): kết quả phân tích năm 2008 trên 6.187 mẫu nước ngầm tại 102 xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hải Dương cho thấy đã có khoảng 35,92% số mẫu bị nhiễm Asen, một thành phần gây tích lũy sinh học và gây ra những bệnh hiểm nghèo cho con người [48].

Như vậy, nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh đang bị ô nhiễm sắt, Asen, các hợp chất hữu cơ và coliform đã và đang gây ra tình trạng thiếu nước sạch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Nguyên nhân là do nước mặt bị ô nhiễm ngấm xuống và sự khai thác nước ngầm bừa bãi không đúng kỹ thuật trong nhiều năm qua.

2.3.2.2. Ô nhiễm không khí, tiếng ồn a, Các nguồn gây ô nhiễm không khí

- Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp. - Từ các hoạt động giao thông vận tải. - Từ các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng. - Từ việc đun nấu sinh hoạt của nhân dân.

b, Môi trường ở các cơ sở sản xuất công nghiệp

+ Các xí nghiệp xây dựng trước khi có Luật BVMT (trước năm 1994 đã cố gắng đầu tư cải tiến máy móc thiết bị sản xuất, và giảm thiểu ONMT. Do vậy, chất lượng môi trường đã được cải thiện, song ô nhiễm vẫn còn xảy ra do việc đầu tư quá ít cho ngăn ngừa và xử lý triệt để các nguồn thải.

+ Các nhà máy, xí nghiệp mới xây dựng bằng 100% vốn nước ngoài và liên doanh với nước ngoài nhìn chung thiết bị, công nghệ sản xuất tiên tiến hơn,

có hệ thống xử lý nước thải, bụi và khí thải, nên các nguồn thải từ các xí nghiệp này thải ra môi trường đảm bảo TCCP.

c, Hiện trạng môi trường không khí xung quanh

Để đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh trên địa bàn tỉnh Hải Dương, năm 2008 Sở TN & MT đã tiến hành quan trắc tại 4 khu vực với 21 điểm đo: Trong đó khu vực đô thị thành phố Hải Dương đo 7 điểm, khu vực phát triển công nghiệp: Sao Đỏ - Phả Lại đo 2 điểm, Khu vực Nhị Chiểu - Kinh Môn 5 điểm đo, khu vực nông thôn 8 điểm đo. Chỉ tiêu quan trắc gồm bụi, khí

CO, SO2, NO2. Tần xuất quan trắc 2 lần/năm. Chất lượng môi trường không khí

thể hiện như sau:

Bảng 2.1. Đánh giá chất lƣợng môi trƣờng không khí

Điểm quan trắc Nồng độ ( mg/m3)

Bụi SO2 CO NO2

Đô thị thành phố Hải Dương 0,16 - 0,22 0,08 - 0,11 0,42 -0,62 0,05 - 0,66

Khu vực Sao Đỏ - Phả Lại 0,24 - 0,25 0,12 - 0,13 0,58 - 0,62 0,07

Khu vực Nhị Chiểu - Kinh Môn

0,2 - 3,4 0,26 - 2,2 0,58 - 34,8 0,06 - 0,24

Khu vực nông thôn 0,15 - 0,22 0,08 - 0,14 0,40 - 0,61 0,05 -0,12

TCVN 5937-1995 0,2 0,3 5 0,1

Nguồn: [47]

Trong 2 năm (2007 - 2008) đo tại 22 điểm về nồng độ bụi đã phát hiện có 13 điểm nhỏ hơn TCCP (chiếm 59,1% tổng số điểm đo) và 9 điểm vượt TCCP (chiếm 40,9% tổng số điểm đo).

Nồng độ khí SO2 quan trắc tại 22 điểm có 18 % số điểm (4 điểm) có nồng

độ vượt TCCP (TCVN 5937 - 1995), những điểm này đều tập trung vào khu vực

Nhị Chiểu (Kinh Môn), điểm có nồng độ SO2 cao nhất là 2,2 mg/m3 (điểm dân

cư thôn Trại Xanh xã Duy Tân huyện Kinh Môn).

Nồng độ khí CO, NO2 tại Thành phố Hải Dương, thị trấn Sao Đỏ, khu vực

nông thôn đều nhỏ hơn TCCP. Nồng độ khí CO ở khu vực Nhị Chiểu cao hơn so với tiêu chuẩn.

Riêng tại Thành phố Hải Dương: Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí

qua từng năm tăng rất nhanh; năm 2001 có giá trị từ 0,14 - 0,3 mg/m3 thì đến

TCVN đối với chất lượng không khí xung quanh. Nồng độ bụi lơ lửng trong không khí của thành phố phân bố không đều theo các khu vực, sự ô nhiễm mang tính chất cục bộ. Hàm lượng bụi cực đại đo được ở khu vực cảng Cống Câu là

1,37 mg/m3, vượt TCCP 4,5 lần.

+ Nồng độ SO2, CO và NO2 chưa vượt quá TCCP (TCVN 5937 -1995).

+ Tiếng ồn trong khu dân cư nội và ngoại thành Hải Dương vẫn nằm trong TCCP. Ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu ở các tuyến đường giao thông; tại các nơi này, vào thời điểm trước và sau giờ làm việc độ ồn lớn hơn TCVN từ 1,3 đến 1,7 lần.

Nhìn chung về chất lượng môi trường không khí của Hải Dương chưa có

hiện tượng ô nhiễm bởi khí CO và khí NO2 do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của

người dân gây nên. Tuy nhiên đã có ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực như khu vực Trại Xanh (Nhị Chiểu), một số tuyến đường giao thông chính.

2.3.2.3. Hiện trạng môi trường đất

Xu hướng thoái hóa đất ở nước ta nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng có thể nói là phổ biến từ đồng bằng đến miền núi. Nguyên nhân là do xói mòn, khô hạn và ô nhiễm… Đất ở khu vực nông thôn đang bị ô nhiễm, tình trạng sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu quá nhiều lại không đúng quy trình kỹ thuật đã gây ô nhiễm cho đất trồng, làm chai cứng đất, diệt các vi sinh vật có lợi cho

Một phần của tài liệu Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)