số địa phương
1.3.1.1. Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố cảng biển, trực thuộc Trung ương, nằm ở đồng bằng sông Hồng và thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 100 km về phía Đông, Đông - Bắc. Là đầu mối giao thông quan trọng, có vị trí thuận lợi về giao lưu KT - XH với các tỉnh trong vùng Đông Bắc Bộ và với quốc tế. Là một trong những cầu nối quan trọng góp phần thức đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Diện tích đất tự nhiên là 1.519 km2, dân số thành phố là trên 1.837.000 người, trong đó số dân thành thị là trên 847.000 người và số dân ở nông thôn là trên 990.000 người (theo số liệu điều tra dân số năm 2009). Mật độ
dân số 1.207 người/km2.
Thành phố tập trung cao độ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ thành phố và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị “về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước” và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng:
- Về PTKT: Tổng sản phẩm trong nước (GDP): bình quân trong 5 năm đạt 11,15%, gấp 1,5 lần mức tăng bình quân chung của cả nước. CCKT chuyển dịch theo hướng tiên tiến, tỷ trọng GDP của các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ từ 87% năm 2005 (dịch vụ 50,8%) lên 90% năm 2010 (dịch vụ 53%). Quy mô kinh tế tăng đáng kể so với năm 2005, GDP năm 2010 gấp 1,7 lần, GDP bình quân đầu người tăng 63,4% (năm 2010 đạt 1.742USD/người); tỷ trọng GDP (theo giá so sánh) trong GDP cả nước chiếm khoảng 4,4% (năm 2005 là 3,6%).
+ Sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá: Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 5 năm (2006-2010) tăng 14,93%/năm tiếp tục giữ vai trò chủ lực. Kinh tế dịch vụ phát triển đa dạng, đúng định hướng, chất lượng và hiệu quả được nâng lên; GDP chiếm tỷ trọng cao; tăng trưởng bình quân 12,39%/năm. Hoạt động dịch vụ cảng biển phát triển nhanh. Sản lượng hàng
thông qua các cảng trên địa bàn đạt mục tiêu Đại hội đề ra trước 2 năm. Năm 2009 đạt 32,5 triệu tấn, tăng 13,7% [48].
Kinh tế nông nghiệp chuyển dịch nhanh hơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo đảm an ninh lương thực. Giá trị sản xuất tăng bình quân 4,54%/năm, tiếp tục là trung tâm sản xuất giống thuỷ - hải sản ở miền Bắc.
Kinh tế biển, khai thác khá toàn diện các yếu tố tài nguyên, lợi thế biển và cảng biển, là một trong những trọng điểm kinh tế biển của cả nước. Xây dựng, triển khai quy hoạch PTKT biển Hải Phòng đến năm 2020 phù hợp với quy hoạch chung của cả nước. Xây dựng Quy hoạch chung Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải đến năm 2025 theo hướng là một trung tâm kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực của Vùng Duyên hải Bắc Bộ và cả nước [56].
- Về khai thác TNTN và BVMT:
Công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, công tác BVMT được chú trọng. Các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xây dựng và thực hiện, đảm bảo yêu cầu về chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch PTKT - XH, quốc phòng - an ninh. Thể chế hoá chính sách của Nhà nước về quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tạo sự chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực.
Thành phố đã thực hiện quan điểm đầu tư phát triển gắn với BVMT đạt kết quả bước đầu; kiên quyết không chấp thuận dự án công nghiệp có thiết bị, công nghệ không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Công tác quản lý, giám sát môi trường đô thị, các trọng điểm du lịch, sản xuất công nghiệp, nhất là ở các cơ sở mới đầu tư có nhiều tiến bộ. Các biện pháp quản lý, BVMT ở những khu vực trọng điểm, nguy cơ ô nhiễm cao được tăng cường. Việc xây dựng cơ chế, chính sách và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý, BVMT được chú trọng. Cải tạo, nâng cấp một số cơ sở hạ tầng, hệ thống thiết bị phục vụ công tác BVMT, góp phần cải thiện năng lực, trình độ bảo vệ và khả năng ứng cứu, khắc phục sự cố về môi trường.
Tỉnh đã tổ chức thanh tra, kiểm tra, việc sử dụng các nguồn tài nguyên và BVMT tại các doanh nghiệp, đã phát hiện xử phạt hành chính và yêu cầu khắc phục hậu quả đối với 18 đơn vị. Kiểm tra sau ĐTM 31 doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn các quận Kiến An, Hồng Bàng và các huyện Thủy Nguyên, An Dương. Cấp 45 sổ đăng ký Chủ nguồn thải chất thải nguy hại, 18 báo cáo
ĐTM; 32 Đề án BVMT. Hướng dẫn 28 chủ dự án thực hiện các yêu cầu về BVMT đối với các dự án sau khi có quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của Uỷ ban nhân dân thành phố.
Thành công trên xuất phát từ việc thực hiện tương đối hiệu quả các giải pháp PTKT, phát triển và quản lý đô thị, BVMT:
- Tập trung triển khai Quyết định số 1448/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 bằng các Đề án, Dự án cụ thể. Tổ chức công bố công khai các quy hoạch và cắm mốc các quy hoạch được duyệt để quản lý. Khẩn trương rà soát, xây dựng quy chế quản lý quy hoạch, quản lý đô thị, kiểm tra, xử lý vi phạm.
- Tập trung đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật một số khu đô thị, xây dựng nhanh một số dự án khu đô thị trọng điểm; các dự án quản lý và xử lý CTR Hải Phòng, Dự án nâng cấp đô thị, Dự án thoát nước mưa, thoát nước thải và quản lý CTR Hải Phòng giai đoạn I…, quan tâm đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xã hội; thực hiện các giải pháp quản lý và phát triển đô thị, nhất là trật tự đô thị, khắc phục tình trạng yếu kém trong quản lý trật tự, an toàn giao thông và văn minh đô thị; tuyên truyền, giáo dục nếp sống và văn minh đô thị. Quan tâm công tác cải tạo, chỉnh trang nâng cấp đô thị cũ; phát triển mạnh quỹ nhà chung cư, nhà ở xã hội cho công nhân, sinh viên và người có thu nhập thấp.
- Quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy hoạch được phê duyệt, đảm bảo nguồn lực khoáng sản được sử dụng hợp lý, tiệt kiệm, có hiệu quả. Tích cực phòng ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường, đặc biệt khu vực phục vụ việc xây dựng các công trình, dự án; giải quyết một bước cơ bản tình trạng suy thoái môi trường ở các KCN, các khu đông dân cư; xử lý ONMT trên các hồ ao, kênh mương.
- Lồng ghép các mục tiêu PTBV trong công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, trong các chương trình, dự án đầu tư. Triển khai thực hiện tốt Chương trình Nghị sự 21 về PTBV. Chủ động có các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
1.3.1.2. Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Phía Tây tựa
lưng vào núi rừng trùng điệp. Phía Đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc Bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều, bên ngoài là hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ. Dân số Quảng Ninh hiện nay có 1.144.381 người (năm 2009), trong đó dân số thành thị là 575.939 người (chiếm tỷ lệ 50,3%); Dân số ở khu vực nông thôn là 568.442 người.
Quảng Ninh có nhiều tiềm năng và thế mạnh để PTKT với nguồn TNTN phong phú, có nhiều loại khoáng sản có giá trị công nghiệp, quan trọng nhất là than đá chiếm trên 90% trữ lượng cả nước, tiếp đến là đá vôi, sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng, các khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, Pyrophylit, cát thủy tinh, đá Granit, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên.
Trong những năm qua, Quảng Ninh đã đạt được nhiều thành tựu trong PTKT và BVMT, cụ thể là:
- Về TTKT và phát triển các ngành sản xuất, kinh doanh: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng GDP đạt kế hoạch đề ra; CCKT chuyển dịch tích cực. TTKT năm 2010 (GDP, giá so sánh 1994) tăng 12,7% so với năm 2009 (kế hoạch tăng 11-12%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: Khu vực nông nghiệp 5,8%; công nghiệp và xây dựng 54,1%; dịch vụ 40,1% (năm 2009: nông nghiệp 6,3%; công nghiệp và xây dựng 54,6%; dịch vụ 39,2%).
GDP bình quân đầu người ước đạt 1.587 USD (cả nước là 1.168 USD) [59]. - Về tài nguyên và môi trường:
Đã tiến hành rà soát hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn, nhất là những địa bàn có lợi thế phát triển; tập trung khắc phục, ngăn ngừa, xử lý ONMT. So với năm 2008, năm 2010 tỷ lệ vi phạm pháp luật về đất đai, môi trường, khoáng sản và tài nguyên nước giảm 70%; đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực này giảm 5%, hạn chế tình trạng đơn thư khiếu nại kéo dài vượt cấp; hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đã trú trọng đến công tác BVMT; công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư đã đạt được những kết quả nhất định, nhất là các công trình trọng điểm như: Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18A (đoạn Mông Dương - Móng Cái); Dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt (đoạn Đông Triều - Hạ Long)... Nhiều doanh nghiệp đã phát huy lợi thế từ đất, tạo lợi nhuận cao, thúc đẩy sự PTKT chung của tỉnh.
Công tác quản lý, BVMT dần vào nề nếp và có chuyển biến tích cực, ý thức BVMT của các cấp, các ngành, các địa phương và cộng đồng xã hội được
nâng lên, góp phần vào sự PTBV của tỉnh. Hoạt động kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đối với các đơn vị khai thác khoáng sản trên địa bàn được chú trọng: thực hiện đầy đủ việc ĐTM đối với 45 dự án, kiểm tra công tác cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đối với 30 đơn vị khai thác khoáng sản. Xử lý chất thải rắn đô thị, chất thải rắn y tế được đẩy mạnh. Năm 2010 đã thực hiện 100% cơ sở y tế xây dựng mới có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Tổ chức tổng kết 07 năm thực hiện Nghị quyết số 117/2003/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chủ trương, giải pháp BVMT tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và đề xuất giải pháp BVMT tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
Có được những thành tựu nói trên là do Quảng Ninh đã có những giải pháp PTKT gắn với BVMT tương đối hiệu quả đặc biệt trong công nghiệp khai thác than và PTKT biển.
- Việc BVMT trong khai thác than: Quảng Ninh có nhiều loại khoáng sản trong đó than đá chiếm 90% trữ lượng cả nước. Trong những năm qua, nhất là từ năm 2003 đến nay, công nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh có những bước phát triển đáng kể, đặc biệt là khai thác than đã góp phần quan trọng PTKT - XH của tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản cũng gây nên nhiều tác động tiêu cực tới các nguồn TNTN khác và môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân và sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
Tình trạng khai thác than lộ thiên, lộ vỉa trên địa bàn tỉnh đang là mối “đe dọa gây ra tình trạng suy thoái môi trường, ngập úng cục bộ tại các khu vực đô thị, dân cư tập trung", Quảng Ninh đã dùng nguồn kinh phí BVMT thu được từ hoạt động khai thác khoáng sản (theo Quyết định 63 của Thủ tướng Chính phủ) tiến hành xây dựng nhiều dự án nạo vét, cải tạo sông, suối ngoài ranh giới mỏ như cải tạo hệ thống thoát nước Khe Chàm - Dương Huy, nạo vét, xây kè và làm hệ thống đập chắn trên phía thượng nguồn các tuyến suối trên địa bàn thị xã Cẩm Phả, nâng cấp, cải tạo một số tuyến đường dân sinh tại Cọc Sáu, Miếu Bòng...
Hiện nay Tập đoàn Công nghiệp Than & Khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng đang thực hiện dự án cải tạo cảnh quan, môi trường bốn hồ vùng Đông Triều với tổng mức đầu tư 141 tỷ đồng. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, TKV đã dừng khai thác lộ thiên, lộ vỉa, đổ thải ra phía Nam dãy núi thuộc địa bàn
huyện Đông Triều. Tại thị xã Uông Bí đã giải tỏa các bến xuất than cạnh cầu Sông Uông, ngăn chặn đất đá rửa trôi từ khai trường các mỏ than Thùng, Yên Tử xuống suối Vàng Danh, cải tạo các vùng thu nước của trạm xử lý nước Lán Tháp cấp nước cho sinh hoạt, nạo vét sông Mông Dương, suối Ba Toa... Sắp tới, tỉnh tập trung thực hiện các dự án hạ tầng nhằm tạo ra sự đồng bộ về đường bộ, nội bộ các mỏ - liên mỏ, đường bộ vận tải, hệ thống đường sắt, hệ thống băng tải chở than và hệ thống cảng biển, bến thủy nội địa.
Hoàn thành việc xử lý các bãi thải Cao Chính Bắc, Nam Lộ Phong khu vực Thành phố Hạ Long, ngăn chặn có hiệu quả nguy cơ các bãi thải ảnh hưởng xấu đến các khu dân cư, chấm dứt khai thác than lộ thiên tại Thành phố Hạ Long vào năm 2015 và triển khai dự án Cải tạo, phục hồi môi trường các mỏ khai thác than lộ thiên vùng Hạ Long sau năm 2014 - 2015.
- Việc BVMT tại các KCN, các CCN, tỉnh đã tăng cường công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính về BVMT đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, tập trung vào lĩnh vực hạ tầng, công nghiệp, khai khoáng và du lịch. Các đơn vị kinh doanh về cơ bản đã thực hiện kê khai nộp phí nước thải công nghiệp và lập báo cáo quan trắc môi trường, lập báo cáo tác ĐTM và cam kết BVMT. Tỷ lệ KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường năm 2010 là 100%, mục tiêu đến năm 2011 là 100%.
- Vấn đề BVMT biển: trong những năm gần đây, kinh tế biển đã trở thành thế mạnh và là mũi nhọn của Quảng Ninh, nhưng đây cũng là thời kỳ môi trường biển có chiều hướng biến đổi nhanh và có những tác động tiêu cực đến đời sống cộng đồng như bồi lắng bờ biển, lũ lụt, suy thoái hệ sinh thái, ô nhiễm, giảm sút sự ĐDSH và giá trị bảo tồn thiên nhiên diễn ra phức tạp. Vì vậy, cần có sự quán triệt sâu sắc trong cán bộ, đảng viên, từng cấp, từng ngành về Chiến lược biển. Thực hiện chương trình hành động chiến lược biển của Quảng Ninh có rất nhiều việc phải làm, cả trước mắt và lâu dài, có sự kết hợp giữa Chiến lược biển trong kế hoạch PTKT - XH.
Với quan điểm dân ở đảo phải giàu, có như vậy họ mới yên tâm bám đảo, xây dựng bảo vệ biển đảo và là lực lượng mạnh có thể huy động tại chỗ nên phải xem xét chương trình PTKT - XH của từng ngành, từng địa phương gắn với chiến lược biển của trung ương, của tỉnh; quy hoạch đầu tư xây dựng các tuyến đường ven biển, hệ thống cảng biển và các tuyến vận chuyển trên biển. Tăng
cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở nghiên cứu, dự báo về khí hậu, quan trắc môi trường. Triển khai có hiệu quả các chương trình nâng cấp đê biển, đê sông, giải pháp chống ngập úng cho các khu dân cư; ứng phó hiệu quả với thiên tai bão lũ [64].