Những nguyên nhân chính tác động xấu tới môi trường sinh thá

Một phần của tài liệu Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương (Trang 78)

do phát triển kinh tế ở Hải Dương

2.3.3.1. Nguyên nhân từ vấn đề kinh tế

Đây là nguyên nhân mang tính khách quan, không chỉ ở Hải Dương. Từ nền kinh tế thấp kém đi lên, trong PTKT ít quan tâm đến vấn đề môi trường, ngay từ khi tiếp nhận dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh, các đơn vị cũng ít quan tâm - điển hình là hàng loạt nhà máy xi măng lò đứng theo công nghệ của Trung Quốc đã vào tỉnh cách đây hàng chục năm và nay đang hàng ngày hàng giờ gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường không khí. Trong thời gian gần đây, khi tiếp nhận các dự án đầu tư, các cấp chính quyền cũng ít quan tâm đến vấn đề xử lý môi trường trong các dự án.

Công nghệ sản xuất lạc hậu, trang thiết bị không đồng bộ, chậm đổi mới công nghệ do nguồn tài chính không đủ mạnh, mặt bằng sản xuất chật hẹp, hệ thống giao thông yếu kém, quá trình khai thác, vận chuyển nguyên vật liệu, cũng là nguyên nhân làm tăng mức độ ô nhiễm do khói, bụi gây nên, rõ nhất là khu vực sản xuất xi măng ở Kinh Môn.

2.3.3.2. Nhận thức chưa đầy đủ về môi trường

Nguyên nhân về kinh tế đã dẫn đến nhận thức về môi trường, ảnh hưởng của ONMT đối với cuộc sống của mọi người dân và ngay cả trong đội ngũ cán bộ các cấp còn hạn chế. Vì thế, ngay trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền cũng không chủ trọng đúng mức đến hoạt động BVMT.

thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt chưa được quan tâm, xả nước thải ở khu vực nông thôn còn diễn ra tùy tiện. Các hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng và các hoạt động tự quản về BVMT của cộng đồng dân cư chưa được quan tâm, chú trọng.

2.3.3.3. Quản lý nhà nước về môi trường còn nhiều bất cập, yếu kém

Mỗi cấp chính quyền, mỗi cơ quan, đơn vị chưa thực sự vào cuộc, ít quan tâm hoặc có tư tưởng phó mặc cho cơ quan môi trường. Chính quyền các cấp thiếu kiên quyết trong chỉ đạo, điều hành; tâm lý e ngại ảnh hưởng đến môi trường đầu tư chung của tỉnh nên đã dễ dãi trong việc tiếp nhận đầu tư, thể hiện ở những mặt sau:

- Khâu thẩm định để tiếp nhận dự án đầu tư là một mắt xích quan trọng góp phần ngăn ngừa nguy cơ gây ONMT ngay từ đầu nhưng không được chú trọng đúng mức, đã quá dễ dãi khi tiếp nhận dự án đầu tư, nhất là các dự án quy mô nhỏ. Khi thẩm định, ít quan tâm đến hạng mục xử lý môi trường trong các dự án, nhiều dự án khi thẩm định đã không có ý kiến hoặc ý kiến của các cơ quan chuyên môn về môi trường không được tiếp thu.

- Quản lý sau khi cấp phép đầu tư bị buông lỏng, không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về hoạt động này. Vì vậy, hầu hết các dự án đầu tư khi triển khai xây dựng không có sự giám sát của các cơ quan chức năng. Nhiều dự án không có báo cáo ĐTM, các hạng mục xử lý môi trường chưa xây dựng, không có giải pháp xử lý ONMT nhưng đã được cấp có thẩm quyền cấp phép cho triển khai sản xuất.

Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các ngành chức năng còn hạn chế, công tác phối hợp của các ngành chưa chặt chẽ. Các dự án đã đi vào sản xuất 2 - 3 năm, nhưng vẫn chưa có hệ thống xử lý môi trường, thậm chí không có cả báo cáo ĐTM, hoặc cam kết về môi trường mà vẫn không bị cơ quan nào xử lý. Hoạt động thanh tra của cơ quan chuyên môn cũng không được thực hiện thường xuyên. Thanh tra Sở tài nguyên môi trường mấy năm gần đây mới tổ chức thanh tra, kiểm tra. Từ năm 2006 đến tháng 8/2010, Sở tiến hành thanh tra, kiểm tra 296 cơ sở đều có tồn tại, vi phạm. Còn ở phòng Tài nguyên - Môi trường các huyện thì hầu như không hoặc rất ít thực hiện kiểm tra, thanh tra về thực hiện BVMT đối với các đơn vị trên địa bàn.

Từ nhận thức chưa đầy đủ về môi trường, từ quản lý Nhà nước buông lỏng, thiếu kiên quyết đã dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật về BVMT của các chủ dự án, các đơn vị sản xuất kinh doanh không nghiêm. Biểu hiện: trong số trên 1500 dự án đầu tư, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, mới có trên 200 đơn vị thực hiện ĐTM và trên 400 cơ sở thực hiện đăng ký BVMT (mới đạt 40%). Theo quy định, các đơn vị phải thực hiện quan trắc, phân tích môi trường trong đơn vị mình ít nhất 2 lần trong một năm, nhưng nhiều đơn vị không thực hiện, hoặc chỉ thực hiện một lần/năm.

Nhiều chủ doanh nghiệp chỉ quan tâm đến sản xuất kinh doanh, vì mục tiêu lợi nhuận mà chưa quan tâm đứng mức đến công tác BVMT, chậm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Lợi dụng ưu đãi đầu tư của tỉnh, các nhà đầu tư đã trì hoãn, hoặc chậm trễ việc đầu tư xử lý môi trường.

2.3.3.5. Cán bộ chuyên môn về môi trường vừa yếu, vừa thiếu

Công tác tiếp nhận, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ, năng lực chuyên môn về môi trường chưa được chú trọng, số cán bộ có trình độ chuyên môn về môi trường hiện nay quá mỏng, trình độ cán bộ một số nơi còn non yếu, số cán bộ có chuyên môn sâu, trình độ cao ít. Tại Sở Tài nguyên - Môi trường chỉ có 5 cán bộ có trình độ đại học công tác tại phòng quản lý môi trường; Sở y tế có 4 cán bộ chuyên môn, trong đó chỉ có một người trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực này; còn tại các huyện hầu như chưa có cán bộ có chuyên môn về môi trường; ở cấp xã hầu hết không có cán bộ chuyên môn về môi trường, chỉ có một cán bộ theo dõi chung công tác địa chính và môi trường. Do thiếu cán bộ chuyên môn, nên việc tham mưu cho các cấp chính quyền về hoạt động BVMT rất yếu, nhất là cấp huyện, xã; đồng thời hoạt động thanh tra, kiểm tra không thực hiện được thường xuyên.

2.3.3.6. Kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường chưa được bố trí đầy đủ

Nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước chi cho hoạt động BVMT của tỉnh mỗi năm chỉ khoảng trên 10 tỷ đồng nhưng chủ yếu chi cho kiến thiết thị chính, số thực chi cho sự nghiệp môi trường là không đáng kể, các nguồn khác hầu như không huy động được. Riêng năm 2008, Bộ Tài chính giao trực tiếp cho ngân sách tỉnh 32.730 triệu đồng để chi cho sự nghiệp BVMT của tỉnh nhưng tỉnh cũng chỉ giao 4.330 triệu đồng, đây là một thực tế khó khăn cho việc trền khai các hoạt động BVMT.

Công tác xã hội hóa trong hoạt động BVMT cũng chưa được quan tâm triển khai.

Một phần của tài liệu Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)