Định hướng chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Hải Dương từ năm

Một phần của tài liệu Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương (Trang 97)

năm 2010 và tầm nhìn đến 2020

xã hội. Từng bước nâng cao chất lượng môi trường của cộng đồng ở các khu công nghiệp, đô thị và vùng nông thôn để góp phần PTBV.

- Phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo, xử lý ô nhiễm

gắn với cải thiện môi trường. Bảo tồn ĐDSH, duy trì sự cân bằng sinh thái trong quá trình PTKT - XH của tỉnh.

- Chiến lược BVMT của tỉnh Hải Dương là một bộ phận của chiến lược

BVMT cả nước và toàn cầu, đồng thời phải gắn với chiến lược BVMT của khu vực PTKT trọng điểm phía Bắc.

- Cải tạo phục hồi những hệ sinh thái đã mất cân bằng đang gây tác động

đến môi trường ở cả khu vực đô thị, nông thôn, miền núi.

- Bảo vệ các nguồn TNTN, sự ĐDSH, tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là bảo vệ nguồn nước sạch.

- Quản lý và kiểm soát các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, đô thị, giao thông, bệnh viện, khu vực nông thôn. Cụ thể là:

+ Nông nghiệp: bảo vệ tài nguyên đất, nước, chống xói mòn, chuyển đổi cơ cấu phải đảm bảo hệ sinh thái bền vững. Thực hiện nền nông nghiệp sạch từ sản xuất đến sản phẩm tiêu dùng.

+ Công nghiệp: tiếp thu, áp dụng công nghệ ít chất thải, dần dần loại bỏ

những cơ sở sản xuất công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm, có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.

+ Du lịch và dịch vụ: xây dựng nội qui, quy chế nghiêm ngặt về BVMT

đối với khu du lịch, thương mại, nhà hàng, khách sạn, công viên, câu lạc bộ,... tổ chức thu gom và xử lý chất thải kịp thời để tránh gây ô nhiễm.

+ Triển khai dự án môi trường Việt Nam - Canađa (VCEP II) nâng cao năng lực quản lý môi trường tỉnh Hải Dương. Xây dựng tiềm lực về quản lý và kiểm soát môi trường như đào tạo cán bộ, tăng cường trang thiết bị kiểm tra, quan trắc, phân tích môi trường.

- Coi trọng đầu tư cho hệ thống giáo dục đào tạo theo hướng đảm bảo

nguồn nhân lực cho sự phát triển KHCN và BVMT trước mắt cũng như lâu dài để thực hiện có kết quả chiến lược PTKT -XH của tỉnh.

- Tăng cường đầu tư KHCN và môi trường bằng nhiều nguồn vốn.

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống quản lý nhà nước và

trường từ tỉnh đến cơ sở.

- Đẩy mạnh hợp tác về KHCN và BVMT với một số tỉnh, thành phố trong

khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) để nắm được xu hướng phát triển của các tỉnh, thành phố bạn; từ đó đề xuất sự liên kết, hợp tác phát triển, đồng thời cùng hợp tác khắc phục, ngăn chặn những hậu quả xấu, nhất là môi trường [54].

Một phần của tài liệu Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)