Mô hình về thuyền viên:

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng thuyền viên, trang bị an toàn, cứu hỏa cho nghề câu cá ngừ đại dương của phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (Trang 88)

Để đảm bảo an toàn cho thuyền viên làm việc và sinh hoạt trên các phương tiện nghề cá các cơ quan ban ngành có liên quan c ần ban hành những bộ luật, những quy định các tiêu chuẩn về tuổi đời, tuổi nghề, học vấn, khả năng chịu đựng sóng gió, . . .đối với thuyền viên. Song song đó, cần có những chương trình, hoạt động nhằm khuyến cáo, tuyên truyền để ngư dân thực hiện một cách triệt để các ti êu chuẩn đó.

Qua thời gian điều tra hiện trạng thuyền vi ên trên các tàu đăng ký nghề câu ở phường Vĩnh Trường tôi nhận thấy rằng thuyền viên làm việc trên tàu còn phải đối mặt với những rủi trong thao tác vậ n hành và sử dụng máy móc trang thiết bị tr ên tàu. Thuyền viên trên tàu chưa được trang bị quần áo bảo hộ lao động, ch ưa được trang bị kiến thức về an toàn lao động trong ngành, chưa qua một khóa đào tạo thuyền viên nào và làm việc với máy móc cũ kĩ lạc hậu dễ gây tai nạn cho người sử dụng. Thuyền viên trên tàu đánh cá hiện nay chỉ làm việc theo kinh nghiệm đã được tích lũy từ nhiều năm, họ chưa hiểu được bản chất của việc mình làm. Chính vì vậy mà họ thường chủ quan coi thường thao tác của mình làm, tăng khả năng xảy ra tai nạn.

Sau đây dựa trên các tài liệu pháp lý liên quan đến vấn đề thuyền viên và lao động như: Điều 83 Bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam, tiêu chuẩn ngành 28TCN 181 2002 quy định về chức danh viên chức tàu thủy sản, điều 6 khoản 3 nghị định số 123/2006/NĐ-CP về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển, . . . cũng như qua thực tế các tai nạn qua quá trình điều tra, tôi xin được đưa ra mô hình tiêu chuẩn về thuyền viên trên tàu cá như sau:

- Về độ tuổi: Thuyền viên lao động trên tàu phải từ 18 tuổi trở lên. Vì đây là độ

tuổi có đầy đủ về sức khỏe, thể lực v à trí lực cần thiết để đáp ứng với yêu cầu lao động trên tàu – một lao động nặng nhọc.

- Về tuổi nghề: Đối với nghề câu cá ngừ đại dương là nghề đánh bắt xa bờ, nơi

cường độ lao động cao, bên cạnh đó là các tai nạn tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc n ào do máy móc, ngư cụ, . . . . Do đó, yêu cầu thuyền viên lao động trên tàu câu cá ngừ đại dương phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm l àm việc trên các tàu cá gần bờ. Nếu chưa tích lũy đủ kinh nghiệm cần thiết thì không được cho làm lao động chính trên các tàu câu. Riêng đối với thuyền trưởng của các tàu câu ngừ đại dương phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm thì mới được lái các tàu này vì đây là nghề hoạt động xa bờ, điều kiện sóng gió rất phức tạp, hơn nữa trong quá trình điều động tàu thả câu, thu câu kéo cá đòi hỏi người thuyền trưởng phải có kinh nghiểm để xử lý các t ình huống xảy ra.

- Về trình độ học vấn: Theo xu hướng chung của nước ta đang tiến đến mục tiêu

phổ cập giáo dục cấp 2, do đó, thuyền vi ên làm viêc trên tàu câu cá ngừ đại dương nói riêng và tàu cá nói chung cũng là một thành viên của xã hội nên cũng phải đáp ứng yêu cầu trình độ học vấn lớp 9 để có thể tiếp thu đ ược các kiến thức qua các lớp lấy bằng thuyền trưởng, hoặc tiếp nhận các thông tin về thời tiết qua các máy thu dự báo thời tiết từ vệ tinh.

- Trình độ thuyền trưởng: Thuyền trưởng các tàu câu cá ngừ nói riêng và tàu cá

nói chung phải có các bằng thuyền trưởng, có khả năng sử dụng thành thạo các thiết bị hàng hải như la bàn, định vị, hải đồ, . . . Ngoài ra phải hiểu biết về luật pháp hàng hải của Việt Nam và quốc tế. Nói chung, lực lượng thuyền trưởng, thuyền viên có đủ kiến thức chuyên môn về kỹ thuật hàng hải, kỹ thuật khai thác, đáp ứng nhu cầu về lao động có kỹ thuật cao phục vụ cho khai thác hải sản, nhất l à nghề khai thác xa bờ. Đối với các tàu câu ngừ từ 90cv trở lên thì thuyền trưởng phải có bằng thuyền trưởng hạng 4 trở lên.

- Khả năng bơi lội: Đây là yêu cầu tối cần thiết đối với một người khi tham gia

hoạt động trên biển. Do đó, tất cả các thuyền viên trên tàu phải qua các lớp huấn luyện và cấp chứng chỉ về bơi lội

* Để mô hình thuyền viên này khả dĩ có thể thực thi thì các cơ quan ban ngành nhà nước có liên quan cần tăng cường công tác khuyến ngư với các hình thức như tập huấn, hội thảo, triển khai các mô h ình trình diễn, tham quan học tập, vv nhằm trang bị cho ngư dân những tiến bộ KHKT trong các lĩnh vực khai thác thuỷ sản.

- Cần có sự phối hợp, hợp tác với n ước ngoài như thuê tàu trần, thuê chuyên gia.. để nâng cao tay nghề của ngư dân, đàm phán với các nước trong và ngoài khu vực để ký kết các hiệp định hợp tác đánh cá, từng b ước đưa tàu của nước ta đi khai thác hải sản ở vùng biển các nước khác

- Trang bị bảo hộ lao động cá nhân: Các thuyền trưởng, chủ tàu cần quan tâm hơn nữa đến điều kiện lao động của các thuyền vi ên. Cần trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động cá nhân như găng tay, khẩu trang, ủng, mũ bảo hộ, áo chống nước, . . . .

Hình 6-1: Một số trang bị bảo hộ lao động cá nhân cần thiết cho thuyền vi ên lao động trên tàu cá:

Thuyền viên làm việc trên tàu cá cần phải được trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động cá nhân như trên để tránh những tai nạn có thể xảy ra trong quá tr ình thao tác và tránh những bệnh nghề nghiệp sau này.

Các dụng cụ bảo hộ lao động cá nhân trang bị cho thuyền vi ên trên tàu cá phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động nhưng dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác.

e.Quần áo chống lạnh f. Thuyền viên được trang bị áo mưa trong khi làm việc a. Găng tay b. Khẩu trang c. Ủng chống lạnh d. Mũ an toàn

Như vậy phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) phải vừa có khả năng bảo vệ, vừa phải đảm bảo yếu tố vệ sinh và tiện dụng. Các yêu cầu này được qui định trong tiêu chuẩn chất lượng của mỗi loại PTBVCN với c ơ sở pháp lý thống nhất do cấp ngành hoặc cấp Quốc gia ban hành.

* Để mô hình trang bị bảo hộ lao động cá nhân cho thuyền vi ên được thực thi một cách có hiệu quả thì:

Các chủ tàu, thuyền trưởng phải tổ chức huấn luyện, h ướng dẫn thuyền viên sử dụng thành thạo các (PTBVCN) trước khi cấp phát và kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng. Nội dung huấn luyện người sử dụng lao động tối thiểu phải l àm cho người lao động hiểu rõ: Khi nào phải mang PTBVCN? Cần sử dụng những PTBVCN nào trong khi làm việc? Thực hiện các thao tác khi mang , cởi bỏ, điều chỉnh như thế nào là đúng cách? Phương pháp bảo dưỡng , giữ gìn PTBVCN ra sao? Giới hạn sử dụng và khi nào cần loại bỏ PTBVCN. Các nội dung huấn luyện phải được kiểm tra đánh giá, thuyền viên nào khi huấn luyện chưa đạt yêu cầu phải huấn luyện lại. Bên cạnh đó cũng cần nhấn mạnh cho thuyền viên biết được các tác hại nếu không mang dụng cụ bảo hộ lao động khi làm việc.

- Về chế độ bảo hiểm: Thực hiện bắt buộc chủ phương tiện tàu cá phải mua bảo

hiểm thuyền viên và bảo hiểm thân tàu theo tinh thần của chỉ thị 06/1998/CT/BTS của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản bằng cách Uỷ ban nhân dân tỉnh y êu cầu Sở Thuỷ Sản phối hợp với các cơ quan bảo hiểm để bán bảo hiểm cho tàu cá và thuyền viên.

2. Mô hình về trang bị an toàn:

Các tàu câu cá ngừ nói riêng và tàu cá nói chung phải hoạt động lênh đênh trên biển, phải đối mặt với nhiều nguy c ơ, rủi ro có thể xảy ra tai nạn bất cứ lúc n ào như đâm va, thủng, chìm đắm, . . . Do đó cần có những tiêu chuẩn bắt buộc các chủ tàu phải thực hiện để đảm bảo an toàn cho người và tài sản khi tham gia lao động sản xuất tr ên biển.

Sau đây, dựa vào các tài liệu văn bản pháp lý như tiêu chuẩn ngành 28TCN 91-90 ngày 1/1/1991 của Bộ Thủy sản về trang bị an toàn tàu cá cỡ nhỏ, Phụ lục 1 thông tư số 02/2007/TT-BTS về hướng dẫn thực hiện nghị định 66/2005/NĐ -CP, chỉ thị số 43/1998/CT-UB của ủy ban nhân dân tỉnh Khánh H òa về việc thực hiên chương trình

phát triển kinh tế thủy sản,. . . cùng một số tài liệu khác cũng như qua quá trình thực tế điều tra tình hình trang bị an toàn của các tàu nghề câu ở phường Vĩnh Trường, tôi xin đưa ra mô hình trang bị an toàn cho tàu câu cá ngừ đại dương nói riêng và tàu cá nói chung như sau:

- Về trang bị hàng hải: Trên các tàu cá cần có ít nhất một la bàn, một bộ đàm (tầm xa hoặc tầm gần), một máy thu dự báo thời tiết, một máy thu định vị vệ tinh GPS, ngoài ra nếu có thể thì trang bị thêm Hải đồ vùng biển Việt Nam, bản thủy triều vùng hoạt động, ống nhòm hàng hải, dụng cụ đo sâu bằng tay (dây, sào đo). Đối với các tàu hoạt động khai thác theo đội tàu từ 2-3 chiếc trở lên thì có thể chỉ cần trang bị 1 máy đàm thoại tầm xa trên tàu chính, các tàu còn lại trong đội tàu trang bị các máy đàm thoại tầm gần. Khi cần liên lạc về đất liền có thể gọi sang tàu chính rồi từ đó dùng máy đàm thoại tầm xa trên tàu chính này để thu nhận hoặc truyền thông tin về đất liền. Cũng tương tự như vậy, các tàu trong 1 đội tàu cũng chỉ cần trang bị 1 máy định vị v ì các tàu trong 1 đội tàu có thể hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hành hải cũng như trong sản xuất. Mục đích của việc trang bị nh ư thế này là nhằm giảm chi phí đầu tư cho các tàu nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác trên bi ển.

- Về trang bị tín hiệu: Cần trang bị 2 đ èn mạn xanh, đỏ; một đèn cột (trắng) và một đèn lái (trắng).

- Về trang bị cứu sinh: Trên tàu phải trang bị đầy đủ 100% áo phao cho thuyền viên, trang bị ít nhất 2 phao tròn đối với tàu hoạt động dưới 50 hải lý và 4 phao tròn đối với tàu hoạt động trên 50 hải lý. Hiện nay, giá thành của phao bè còn tương đối cao, do đó việc trang bị phao bè trên tàu cá có thể thay bằng các thúng chai. Giá th ành của các thúng chai này từ 800.000 – 1.000.000đ. Đây là mức giá tương đối mà hầu hết các ngư dân có thể đáp ứng được. Số lượng thúng chai phải bảo đảm chở được toàn bộ thuyền viên trên tàu.

- Về trang bị cứu thủng: Trên tàu phải trang bị các nêm, vít chống thủng, vải bạt, dầu rái, chai phà, bơm hút khô để khắc phục lỗ thủng khi xảy ra sự cố.

- Ngoài ra trên tàu cũng cần trang bị 1 túi dụng cụ y tế để sơ cấp cứu cho những thuyền viên bị tai nạn bao gồm thuốc chống say sóng, băng vải garo, cồn sát tr ùng vết

thương, thuốc kháng sinh Penicillin, dịch ti êm truyền chữa shock (có thể nạn nhân bị shock do bị thương nặng) Deytran (60g/l – 6%) hoặc Sodium choride (9g/l – 9%), . . .

Hình 6-2: Túi dụng cụ y tế được bố trí trên cabin của tàu.

- Ngoài ra trên tàu cần bố trí các bảng phân công cho từng thuyền vi ên khi có sự cố xảy ra như bảng phân công khi có báo động cứu hỏa, bảng phân công khi có người rơi xuống nước, bảng phân công khi có báo động t àu bị thủng . . . Các bản phân công này được dán ở những nơi thường xuyên có người qua lại như cabin, hành lang dọc theo tàu, . . .

3. Mô hình trang bị cứu hỏa:

Tàu cá hoạt động trên biển thì nguy cơ cháy nổ ít được các thuyền trưởng, chủ tàu quan tâm vì cho rằng tàu hoạt động trong môi trường nước nên không có cháy nổ. Tuy nhiên, qua điều tra thực tế thì thấy việc về sinh hầm máy chưa được chú trong, hầm máy là nơi chưa đầy dầu mỡ, là nơi thường xuyên có nhiệt độ cao. Do đó rất dễ xảy ra cháy nổ. Do đó, dựa trên những quy định pháp lý về trang bị an to àn cho tàu cá như đã nêu trên cũng như qua thực tế điều tra, tôi xin phép được đưa ra mô hình trang bị cứu hỏa như sau:

Bên cạnh việc trang bị các dụng cụ cứu hỏa nh ư rìu, xà beng, chăn, xô, thùng cát, bơm cứu hỏa, bình cứu hỏa (đối với tàu hoạt động trong phạm vi dưới 24 hải lý thì khuyến khích trang bị bình cứu hỏa với số lượng tùy khả năng của mỗi tàu, đối với tàu hoạt động trong phạm vi từ 24 đến 50 hải lý thì trang bị ít nhất 2 bình, đối với tàu hoạt động trong phạm vi trên 50 hải lý thì phải trang bị ít nhất 3 bình). Ngoài ra, các tàu nếu có điều kiện thì có thể trang bị thêm hệ thống báo cháy. Hệ thống báo cháy này được lắp đặt sao cho quạt hút khói được lắp đặt ở hầm máy hoặc bếp nấu ăn (những n ơi có

nguy cơ xảy ra cháy nổ) và hệ thống chuông báo cháy và đèn báo cháy được lắp đặt ở cabin, hành lang dọc tàu (nơi thường xuyên có người qua lại).

Hiện nay trên thị trường có các loại thiết bị báo cháy sau: * Thiết bị thực hiện báo cháy bằng âm thanh:

Hình 6-3: Chuông báo cháy

Bảng 6-1: Thông số kỹ thuật của thiết bị báo cháy bằng âm thanh

Thông số kỹ thuật FBB-150I

Dòng điện DC 24V, 8mA

Âm lượng > 90dB (khoảng cách 1m trước mặt) Nhiệt độ làm việc - 200C ~ 600C

Vật liệu Thân: hợp kim nhôm

Vỏ: thép dày 1.2mm, mạ crôm Môi trường làm việc - 100C ~ 500C

Trọng lượng 465g

* Đầu báo khói tia chiếu:

Gồm 2 bộ phận là đầu thu và phát tia sáng, sẽ tác động khi ở khoảng giữa 2 đầu thu phát xuất hiện khói.

Hình 6-4: Đầu báo khói tia chiếu

Bảng 6-2: Thông số kỹ thuật của đầu báo khói tia chiếu

Thông số kỹ thuật SPB-24N

Dòng điện DC 24V, 8mA

Dòng điện làm việc DC15V ~ 33V, cao nhất 42V Dòng điện tiêu thụ 250A tại 24V (trung bình)

Dòng điện khi báo cháy 25mA

Cài đặt độ nhạy 25, 50, 70%/nhịp Tín hiệu đầu ra Báo cháy: tiếp điểm mở

Báo lỗi: tiếp điểm đóng Nhiệt độ môi trường - 300C ~ +700C Nhiệt độ làm việc - 100C ~ +500C

Độ ẩm cho phép 95% (không ngưng hơi)

Kích thước 86mm x 100mm x 145mm

Màu sắc trắng

Trọng lượng 465g

* Đèn báo cháy: Thiết bị thực hiện báo cháy bằng ánh sáng : Bảng 6-3: Thông số kỹ thuật của đèn báo cháy

Thông số kỹ thuật TL-13D

Dòng điện AC/DC 24V, 19mA

Kiểu đèn LED

Nhiệt độ làm việc - 100C ~ 500C

Vật liệu Nhựa chống cháy

Màu sắc Đỏ

Trọng lượng 100g

Hình 6-4: Đèn báo cháy * Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy tr ên tàu:

Quạt hút khói

Đầu báo khói tia chiếu Nam châm điện

Đèn chiếu Đèn báo cháy Chuông báo cháy Lửa

Hệ thống báo cháy được lắp đặt trên tàu sao cho quạt hút khói được đặt trong hầm máy hoặc nơi thường xuyên có nhiệt độ cao, có khả năng phát ra tia lửa điện gây cháy nổ.

- Khi không có nguồn khói thì quát hút khói sẽ hút vào không khí trong, khi đó đèn

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng thuyền viên, trang bị an toàn, cứu hỏa cho nghề câu cá ngừ đại dương của phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)