Mô hình trang bị cứu hỏa:

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng thuyền viên, trang bị an toàn, cứu hỏa cho nghề câu cá ngừ đại dương của phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (Trang 93)

Tàu cá hoạt động trên biển thì nguy cơ cháy nổ ít được các thuyền trưởng, chủ tàu quan tâm vì cho rằng tàu hoạt động trong môi trường nước nên không có cháy nổ. Tuy nhiên, qua điều tra thực tế thì thấy việc về sinh hầm máy chưa được chú trong, hầm máy là nơi chưa đầy dầu mỡ, là nơi thường xuyên có nhiệt độ cao. Do đó rất dễ xảy ra cháy nổ. Do đó, dựa trên những quy định pháp lý về trang bị an to àn cho tàu cá như đã nêu trên cũng như qua thực tế điều tra, tôi xin phép được đưa ra mô hình trang bị cứu hỏa như sau:

Bên cạnh việc trang bị các dụng cụ cứu hỏa nh ư rìu, xà beng, chăn, xô, thùng cát, bơm cứu hỏa, bình cứu hỏa (đối với tàu hoạt động trong phạm vi dưới 24 hải lý thì khuyến khích trang bị bình cứu hỏa với số lượng tùy khả năng của mỗi tàu, đối với tàu hoạt động trong phạm vi từ 24 đến 50 hải lý thì trang bị ít nhất 2 bình, đối với tàu hoạt động trong phạm vi trên 50 hải lý thì phải trang bị ít nhất 3 bình). Ngoài ra, các tàu nếu có điều kiện thì có thể trang bị thêm hệ thống báo cháy. Hệ thống báo cháy này được lắp đặt sao cho quạt hút khói được lắp đặt ở hầm máy hoặc bếp nấu ăn (những n ơi có

nguy cơ xảy ra cháy nổ) và hệ thống chuông báo cháy và đèn báo cháy được lắp đặt ở cabin, hành lang dọc tàu (nơi thường xuyên có người qua lại).

Hiện nay trên thị trường có các loại thiết bị báo cháy sau: * Thiết bị thực hiện báo cháy bằng âm thanh:

Hình 6-3: Chuông báo cháy

Bảng 6-1: Thông số kỹ thuật của thiết bị báo cháy bằng âm thanh

Thông số kỹ thuật FBB-150I

Dòng điện DC 24V, 8mA

Âm lượng > 90dB (khoảng cách 1m trước mặt) Nhiệt độ làm việc - 200C ~ 600C

Vật liệu Thân: hợp kim nhôm

Vỏ: thép dày 1.2mm, mạ crôm Môi trường làm việc - 100C ~ 500C

Trọng lượng 465g

* Đầu báo khói tia chiếu:

Gồm 2 bộ phận là đầu thu và phát tia sáng, sẽ tác động khi ở khoảng giữa 2 đầu thu phát xuất hiện khói.

Hình 6-4: Đầu báo khói tia chiếu

Bảng 6-2: Thông số kỹ thuật của đầu báo khói tia chiếu

Thông số kỹ thuật SPB-24N

Dòng điện DC 24V, 8mA

Dòng điện làm việc DC15V ~ 33V, cao nhất 42V Dòng điện tiêu thụ 250A tại 24V (trung bình)

Dòng điện khi báo cháy 25mA

Cài đặt độ nhạy 25, 50, 70%/nhịp Tín hiệu đầu ra Báo cháy: tiếp điểm mở

Báo lỗi: tiếp điểm đóng Nhiệt độ môi trường - 300C ~ +700C Nhiệt độ làm việc - 100C ~ +500C

Độ ẩm cho phép 95% (không ngưng hơi)

Kích thước 86mm x 100mm x 145mm

Màu sắc trắng

Trọng lượng 465g

* Đèn báo cháy: Thiết bị thực hiện báo cháy bằng ánh sáng : Bảng 6-3: Thông số kỹ thuật của đèn báo cháy

Thông số kỹ thuật TL-13D

Dòng điện AC/DC 24V, 19mA

Kiểu đèn LED

Nhiệt độ làm việc - 100C ~ 500C (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vật liệu Nhựa chống cháy

Màu sắc Đỏ

Trọng lượng 100g

Hình 6-4: Đèn báo cháy * Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy tr ên tàu:

Quạt hút khói

Đầu báo khói tia chiếu Nam châm điện

Đèn chiếu Đèn báo cháy Chuông báo cháy Lửa

Hệ thống báo cháy được lắp đặt trên tàu sao cho quạt hút khói được đặt trong hầm máy hoặc nơi thường xuyên có nhiệt độ cao, có khả năng phát ra tia lửa điện gây cháy nổ.

- Khi không có nguồn khói thì quát hút khói sẽ hút vào không khí trong, khi đó đèn chiếu sẽ chiếu vào miếng cảm ứng sánh sáng nên đầu báo khói tia chiếu cho dòng điện chạy qua và nam châm điện sễ hút làm ngắt mạch dòng điện.

- Khi có nguồn khói phát ra từ vật cháy, quạt hút khói sẽ hút khói v ào làm đèn chiếu không chiếu được vào miếng cảm ứng ánh sáng. Khi đó d òng điện sẽ bị ngắt và nam châm điện sẽ bị ngưng hoạt động. Ngay lập tức lò xo sẽ kéo mạch điện đóng lại làm cho dòng điện chạy đến chuông báo cháy và đèn báo cháy. Khi đó chuông báo cháy và đèn báo cháy sẽ báo động.

Đèn báo cháy và chuông báo cháy đư ợc lắp đặt trên cabin hoặc hành lang dọc tàu – nơi thường xuyên có người qua lại để khi xảy ra cháy có thể nhanh chóng báo động to àn tàu và tìm cách khắc phục.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Qua 3 tháng thực hiện đề tài, cùng với việc điều tra, nghiên cứu hiện trạng về thuyền viên, trang bị an toàn, trang bị cứu hỏa trên các tàu đăng ký nghề câu ở phường Vĩnh Trường, tôi có một số kết luận và khuyến nghị như sau:

Kết luận:

- Tình hình khai thác cá ngừ ở tỉnh Khánh Hòa đang có những chuyển biến tích cực với những chính sách đầu tư phát triển của tỉnh như xây dựng các cảng cá (Hòn Rớ),. . . Số lượng tàu ngày một tăng lên về số lượng cũng như công suất, trong đó có tàu câu cá ngừ đại dương. Tuy nhiên, nghề câu cá ngừ đại dương phát triển tập trung vào một số địa bàn nhất định như Xương Huân, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, . . . Còn các tàu câu ở các địa bàn phường khác như Vĩnh Trường thì có xu hướng giảm xuống. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hoạt động cá lẽ nên không có sự hỗ trợ trong hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó là các khó khăn về thông tin ngư trường, tiền vốn, giá cả vật tư liên tục tăng, và những khó khăn giá thành sản phẩm do khả năng bảo quản sản phẩm kém nên bị ép giá.

- Nghề câu cá ngừ nói riêng và nghề đi biển nói chung là một nghề nguy hiểm vì phải làm việc trong điều kiện sóng to gió lớn. Tuy nhi ên, các thuyền trưởng và chủ tàu lại có tâm lý chủ quan, mê tín nên chưa quan tâm đúng mức đến việc trang bị bảo hộ lao động cá nhân cho thuyền viên cũng như trang bị an toàn, trang bị cứu hỏa cho tàu.

- Khi nghiên cứu về các tai nạn và sự cố thì thấy hầu hết nguyên nhân đều do ý thức của con người. Hơn nữa tàu thuyền hoạt động trong vùng có mật độ tàu thuyền qua lại cao nên rất dễ xảy ra tai nạn về hàng hải. Ngoài ra thì tai nạn xảy ra do tuổi thọ của các con tàu quá cao nên không đảm bảo an toàn khi hoạt động trên biển.

- Các tai nạn trong lao động sản xuất của nghề câu ngừ đại d ương thì qua điều tra thực tế ở phường Vĩnh Trường hiện nay chỉ còn 3 chiếc tàu KH96612, KH96619, KH96529 là còn hoạt động nghề câu ngừ đại dương. Mà đây là tàu của công ty TNHH Hoàng Hải nên được trang bị rất đầy đủ về bảo hộ lao động cho thuyền vi ên cũng như trang bị an toàn cho tàu. Do đó trong những năm gần đây không xảy ra vụ tai nạn n ào. Tuy nhiên các nguy cơ tai nạn trong lao động sản xuất là vẫn tiềm ẩn.

Khuyến nghị:

Để đảm bảo an toàn trong sản xuất thì các tàu hoạt động nghề câu ngừ nói riêng và tàu cá nói chung cần phải thực hiện các khuyến nghị sau:

- Quan tâm thực hiện các tiêu chuẩn, quy định về an toàn cho người và phương tiện của các cơ quan ban ngành có chức năng. Kiểm tra định kỳ, thường xuyên theo dõi tình trạng hoạt động của các trang thiết bị tr ên tàu.

- Khi tuyển lao động làm việc trên tàu thì phải tuyển chọn những người có đầy đủ sức khỏe đáp ứng được yêu cầu làm việc trên tàu, đủ tuổi làm việc theo quy định của pháp luật nhà nước. Ưu tiên những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn. Những người chưa có kinh nghiệm và chưa qua đào tạo tay nghề muốn làm việc trên tàu phải qua các lớp tập huấn về tay nghề và kiến thức về an toàn lao động.

- Thuyền trưởng cần có sự phân công lao động hợp lý, đứng ng ười đúng việc, nâng cao ý thức tự giác trong công việc. Nhạy bén trong việc xử lý các sự cố, tai nạn trong quá trình sản xuất nhằm giảm thiểu tổn thất về người và của.

- Trong khi làm việc thì các thuyền viên cần chú trọng an toàn cho mình và cho tàu. Phải thường xuyên cảnh giới để ngăn ngừa các nguy c ơ tai nạn trong hàng hải cũng như trong lao động sản xuất.

- Các chủ tàu nếu có điều kiên thì nên trang bị các trang thiết bị hiện đại để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện của mình khi hoạt động trên biển.

- Các cơ quan có chức năng cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tay nghề, nâng cao hiểu biết về pháp luật h àng hải quốc tế và Việt Nam cho các thuyền viên cũng như tổ chức các lớp thuyền trưởng cho ngư dân.

Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, để nghề câu cá ngừ phát triển theo đúng định hướng phát triển đánh bắt xa bờ, đúng với tiềm năng của tỉnh thì các cơ quan có chức năng cần quan tâm thực hiện các khuyến nghị sau:

- Tổ chức các đội tàu cùng nhau hoạt động trên cùng một ngư trường (như mô hình đội tàu của công ty TNHH Hoàng Hải) với đầy đủ các trang thiết bị để nâng cao hiệu quả khai thác và hỗ trợ nhau khi gặp các sự cố trên biển.

- Tiếp tục mở rộng và nâng cấp các chợ cá, cảng cá, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân có địa điểm bán cá, đảm bảo vệ sinh an to àn thực phẩm. Tổ chức các khâu

đánh giá chất lượng sản phẩm hợp lý, tránh tình trạng sản phẩm của ngư dân bị ép giá so với các tàu của các công ty như hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Triển khai các dự án phát triển nghề câu ngừ đại d ương. Đánh giá lại nguồn lợi, dự báo ngư trường khai thác cá ngừ đại dương nhưng phải đồng thời thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để hướng dẫn cho ngư dân nhằm đem lại năng suất cao cho bà con.

- Tạo điều kiện thuận lợi để các công ty chế biến, xuất khẩu cá ngừ đại d ương mở rộng thị trường ra nước ngoài. Tổ chức và tạo điều kiện để các công ty tham gia các hội chợ quốc tế nhằm quảng bá thương hiệu cá ngừ đại dương của tỉnh nhà ra thị trường thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS Nguyễn Đức Sỹ: Bài giảng An toàn lao động, Trường ĐH Thủy Sản, 2005. 2. TS Nguyễn Đức Sỹ: Bài giảng Xử lý sự cố hàng hải, Trường ĐH Thủy Sản, 2005. 3. Th.S Trần Đức Phú: Bài giảng Nghiệp vụ thuyền viên, Trường ĐH Nha Trang 2006. 4. TS Phan Trọng Huyến: Bài giảng Quản lý tàu thuyền và đăng kiểm tàu cá, Trường ĐH Nha Trang,2006.

5. Trường ĐH Hàng Hải – Bộ môn huấn luyện an toàn cơ bản: Bài giảng Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, 2003.

6. Trường ĐH Hàng Hải – Bộ môn huấn luyện an toàn cơ bản: Bài giảng An toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội, 2003.

7. Trường ĐH Hàng Hải – Bộ môn huấn luyện an toàn cơ bản: Bài giảng Sơ cứu trên biển, 1998.

8. Trường ĐH Hàng Hải – Bộ môn huấn luyện an toàn cơ bản: Bài giảng kỹ thuật cứu sinh, 2003.

9. Trần Văn Vinh: Luận văn thạc sỹ “Xây dựng mô h ình tổ chức sản xuất đội tàu trên biển cho nghề câu cá ngừ đại dương tại Bình Định”, 2005.

10. Sở Thủy sản Khánh Hòa: Báo cáo tham luận tình hình tổ chức đánh bắt, bảo quản và tiêu thụ cá ngừ đại dương tại Khánh Hòa của Sở Thủy sản Khánh Hòa ngày 20/7/2006.

11. Chi cục BVNLTS Khánh Hòa: Báo cáo về năng lực tàu thuyền nghề cá tại Khánh Hòa của tính đến tháng 9 năm 2007.

12. Chi cục BVNLTS Khánh Hòa: Danh sách các tàu thuyền đăng ký nghề câu ở phường Vĩnh Trường – Tp Nha Trang.

13. Tạp chí Thủy sản số 2/1998: Bảo đảm an to àn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển

14. Website:www.fistenet.gov.vn

15. Website:www.khanhhoainvest.gov.vn 16. Website:www.baokhanhhoa.com.vn

17. Đồ án tốt nghiệp: “Thực trạng về an t oàn sản xuất trên tàu thuyền câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Khánh Hòa”- Nguyễn Ngọc Dương – 44ATHH trường ĐH Thủy Sản.

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng thuyền viên, trang bị an toàn, cứu hỏa cho nghề câu cá ngừ đại dương của phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (Trang 93)