Hiện trạng thuyền viên trên các tàu đăng ký nghề câu ở phường Vĩnh Trường:

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng thuyền viên, trang bị an toàn, cứu hỏa cho nghề câu cá ngừ đại dương của phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (Trang 53)

- Qua thời gian điều tra thực tế về hiện trạng thuyền vi ên trên các tàu đã đăng ký nghề câu ở phường Vĩnh Trường, tôi đã điều tra được 15 tàu trên tổng số 32 tàu đã đăng ký hoạt động nghề câu. Qua đó tôi nhận thấy rằng: Nghề cá khai thác Thủy sản là

một ngành đặc thù, luôn luôn chịu ảnh hưởng của thời tiết bất lợi, sóng gió, tiếng ồn ... tác động đến con người trong quá trình làm việc như: mất thăng bằng, cường độ làm việc cao, thời gian làm việc kéo dài... Chính vì thế, lực lượng lao động khai thác thủy sản cũng có sự khác biệt, lực lượng lao động chủ yếu là nam giới ở độ tuổi 1840, lực lượng lao động có khả năng đi biển dài ngày, chịu đựng sóng gió tốt và có kinh nghiệm thực tế. Mặt khác nghề khai thác thủy sản có từ lâu đời, nên sản xuất dựa theo kinh nghiệm là chính, theo phương thức cha truyền con nối. Trình độ học vấn và nhận thức của người lao động thuộc loại thấp trong xã hội.

- Khai thác thủy sản đòi hỏi ngư dân phải có trình độ chuyên môn và tay nghề cao thì mới khai thác có hiệu quả cũng như hạn chế thấp nhất những tai nạn lao động.

Bảng 3-3: Hiện trạng thuyền viên trên các tàu đăng ký nghề câu ở Vĩnh Trường: (chi tiết xem phụ lục 2)

STT Số đăng ký Số lượng thuyền viên Trình độ học vấn trung bình Độ tuổi trung bình Tuổi nghề trung bình

Bằng cấp của thuyền trưởng

1 KH96612TS 10 Lớp 12 40 7 Bằng thuyền trưởng hạng 4 2 KH6922TS 4 Lớp 6 35 15 Không có bằng thuyền trưởng 3 KH4099TS 4 Lớp 6 30 10 Bằng thuyền trưởng hạng 4 4 KH6062TS 5 Lớp 6 40 15 Bằng thuyền trưởng hạng 5 5 KH2366TS 6 Lớp 7 35 10 Bằng thuyền trưởng hạng 4 6 KH6914TS 4 Lớp 5 35 10 Không có bằng thuyền trưởng 7 KH96505TS 4 Lớp 7 45 10 Bằng thuyền trưởng hạng 5 8 KH4595TS 3 Lớp 9 40 10 Bằng thuyền trưởng hạng 5 9 KH6755TS 5 Lớp 8 30 10 Bằng thuyền trưởng hạng 5 10 KH6932TS 2 Lớp 3 45 15 Không có bằng thuyền trưởng 11 KH7015TS 3 Lớp 5 40 15 Không có bằng thuyền trưởng 12 KH6913TS 2 Lớp 5 42 10 Không có bằng thuyền trưởng 13 KH6965TS 4 Lớp 4 50 20 Không có bằng thuyền trưởng 14 KH6886TS 3 Lớp 6 30 10 Không có bằng thuyền trưởng 15 KH7003TS 2 Lớp 5 30 8 Không có bằng thuyền trưởng

Nhận xét:

- Về trình độ chuyên môn: Qua số liệu thống kê về hiện trạng thuyền viên ở phường Vĩnh Trường, tôi nhận thấy tình trạng không có bằng thuyền trưởng, máy trưởng là còn khá phổ biến, nhất là các tàu dưới 22 cv. Số lượng tàu cá không có bằng thuyền trưởng là 8/15 chiếc, chiếm tỉ lệ 53,34%.

46.66%

53.34% Số tàu có bằng thuyền trưởngSố tàu không có bằng thuyền trưởng

Hình 3-11: Biểu đồ tỉ lệ số tàu có bằng thuyền trưởng trong tổng số 15 tàu đã điều tra. Nguyên nhân chính của việc không có bằng thuyền tr ưởng của các thuyền trưởng là do trình độ học vấn còn tương đối thấp, hơn nữa do điều kiện công việc, kinh tế, . . . mà họ ngại tham gia học các lớp thuyền tr ưởng, máy trưởng. Họ làm việc chủ yếu là theo kinh nghiệm. Việc không được trang bị các kiến thức về hàng hải, an toàn lao động, . . . sẽ đem lại hậu quả rất lớn khi có sự cố x ảy ra. Ví dụ: Khi không được học các lớp thuyền trưởng thì họ không biết tàu mình hoạt động trong vùng nào là đúng pháp luật, do đó có thể họ đi khai thác sai vùng hoạt động và có thể xảy ra đâm va với các tàu khác, khi đó lỗi hoàn toàn thuộc về họ,. .

- Về trình độ học vấn: Từ kết quả phỏng vấn trực tiếp 45 người làm việc trên các tàu đăng ký nghề câu ở phường Vĩnh Trường kết hợp với tìm hiểu thông tin về các thuyền viên làm việc trên tàu Hải Long 4 từ anh Đỗ Đức Mạnh – thuyền viên tàu Hải Long 4 (KH96612), tổng cộng là 53 người cho ta bảng thống kê sau:

Bảng 3-4: Thống kê trình độ học vấn của người lao động trên biển.

Học vấn Số người lao động Tỷ lệ % Mù chữ 0 0% Tiểu học 11 20,75% Trung học cơ sở 30 56,60% Trung học phổ thông 10 18,86% Trung cấp 1 1,88% Đại học 1 1,88%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Mù chữ Tiểu học Trung

học CS học PTTrung Trungcấp Đại học

Trình độ học vấn

Hình 3-12: Biểu đồ trình độ học vấn của ngư dân phường Vĩnh Trường.

Qua biểu đồ ta thấy trình độ học vấn của người lao động trên biển là thấp, những người có trình độ cao thường được giữ những chức vụ quan trọng trên tàu như truyền trưởng, máy trưởng. Song do yêu cầu của nghề nghiệp nên việc nâng cao trình độ học vấn không được chú trọng cho các thuyền viên mà chỉ nâng cao trình độ chuyên môn như trình độ thuyền trưởng nhằm đối phó quy định của nhà nước.

- Về độ tuổi: Mặc dù độ tuổi trung bình của các thuyền viên nằm trong khoảng 30 – 45

tuổi nhưng trong đó cũng không ít trường hợp có tuổi ngoài độ tuổi lao động như trường hợp của ông Huỳnh Văn Bá (65 tuổi) – thuyền viên tàu KH6922TS, ông Đinh Văn Nê (62 tuổi) – chủ tàu KH6062TS, . . . hoặc các thuyền viên hiện nay có độ tuổi từ 19 – 21 tuổi nhưng đã có tới 4 – 5 năm tuổi nghề, như vậy họ bắt đầu đi biển từ năm 15 – 16 tuổi. Đây cũng là một trong những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra tai nạn vì nghề đi biển là nghề tương đối nặng nhọc, do đó đòi hỏi người lao động phải có một sức khỏe tốt, nhanh nhẹn mới đáp ứng đ ược yêu cầu của công việc phải thường xuyên đối mặt với sóng gió và tránh những tai nạn có thể xảy ra mà nguyên nhân chính là do suy giảm sức khỏe, trí tuệ vì tuổi tác.

Theo kết quả điều tra phỏng vấn trực tiếp 45 người trên tổng số 15 tàu đăng ký hoạt động nghề câu ở phường Vĩnh Trường thì độ tuổi người lao động thấp nhất là 18 tuổi và cao nhất là 65 tuổi. Tập trung chủ yếu từ 2150 tuổi.

Bảng 3-5 : Thống kê độ tuổi lao động người đi biển ở phường Vĩnh Trường

Độ tuổi Số người lao động Tỷ lệ(100%)

<18 tuổi 0 0%

1830 tuổi 24 45,28%

3150 tuổi 20 37,73%

0% 10% 20% 30% 40% 50% <18 18-30 31-50 >50

Hình 3-13: Biểu đồ thể hiện độ tuổi lao động của ng ư dân phường Vĩnh Trường. Ngoài ra ta cũng thấy rằng thành phần lao động nghề cá ở Vĩnh Trường phần lớn là người địa phương, số lao động trên tàu không cố định trong mỗi chuyến biển. Trung bình mỗi tàu 3-8 người tham gia, riêng đội tàu của công ty TNHH Hoàng Hải có từ 10 – 12 người/tàu/chuyến. Chính vì vậy mà công tác quản lý thuyền viên trên mỗi tàu tại đây gặp nhiều khó khăn cho các cơ quan quản lý cũng như trong quá trình tôi điều tra thực hiện đề tài này. Hầu hết các chủ tàu không đăng ký số lượng thuyền viên trên tàu theo đúng quy định của cơ quan quản lý nghề cá mà chỉ thu giữ chứng minh hoặc giấy tờ tùy thân của mỗi thuyền viên khi được tham gia sản xuất trên tàu (các thuyền viên này được chủ tàu gọi đi theo từng chuyến). Do đó, cơ quan quản lý chỉ nắm được số lao động bao nhiêu chứ không nắm được danh sách cụ thể trên mỗi tàu.

7. Thực trạng trang bị an toàn trên các tàu nghề câu phường Vĩnh Trường: 7.1. Trang bị máy chính: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua thực tế điều tra hiện trạng về tàu thuyền đăng ký nghề câu của phường Vĩnh Trường, bằng cách điều tra ngẫu nhi ên một số tàu đã đăng ký nghề câu, tôi đã thu được những thông tin về trang bị máy móc v à trang thiết bị trên các tàu như sau:

Bảng 3-6: Thống kê tình hình trang bị máy chính trên các tàu nghề câu ở Vĩnh Trường:

Máy chính STT Số đăng ký

Ký hiệu Số máy Công suất(cv) (V/p)n

Tình trạng sử dụng 1 KH96612TS 6YANMAR(6GH-ST) 0792 320 2200 80% 2 KH96505TS 6YANMAR6CH 1768 90 1400 60% 3 KH6922TS 2TGGE 1016 22 2000 50% 4 KH4099TS 3E-15B 0078 52 1400 70% 5 KH6062TS 3TGGE 5610 33 2000 60% Độ tuổi Tỉ lệ phần trăm

6 KH2366TS YANMAR 3L15 44 2000 80% 7 KH6914TS D12 Số mờ 12 1600 50% 8 KH4595TS 2TGGE 0073 22 2000 60% 9 KH6755TS 3TGGE 4158 33 2000 60% 10 KH6932TS D15 Số mờ 15 2000 40% 11 KH7015TS 1SGMY 454 10 1600 40% 12 KH6913TS 2TGK 2270 20 1800 40% 13 KH6965TS D15 Số mờ 15 2000 40% 14 KH6886TS D15 237 15 2000 60% 15 KH7003TS D15 Số mờ 15 2000 50%

*Nhận xét tình hình trang bị máy chính trên các tàu đăng ký nghề câu ở Vĩnh Trường: Máy chính trang bị trên tàu đa số ngư dân mua máy cũ đã qua sử dụng về tân trang sửa chữa lắp xuống tàu Đa số các tàu đều trang bị máy chính có tình trạng sử dụng đạt từ 40% – 60%. Các tàu này có tuổi thọ tương đối cao. Đây cũng là một nguy cơ tiềm ẩn tai nạn có thể xảy ra khi tàu bị trục trặc máy trong quá trình hoạt động trên biển. Cũng qua bảng thống kê ta thấy các tàu cáo công suất lớn (từ 40cv trở lên) đều trang bị máy Yanmar vì loại máy này có ưu điểm là hoạt động ổn định, ít hỏng hóc, ph ù hợp với điều kiện kinh tế các loại tàu của địa phương. Các tàu có công suất dưới 40cv thì trang bị các loại máy 3TGGE, 2TGGE, D15, D12, . . .Nh ìn chung các hiệu máy này đều có tình trạng sử dụng tương đối thấp, hay hỏng hoc trong quá tr ình hoạt động.

7.2. Trang bị cứu sinh trên các tàu đăng ký nghề câu phường Vĩnh Trường:

7.2.1. Thực trạng trang bị cứu sinh trên các tàu nghề câu ở phường Vĩnh Trường:

Bảng 3-7: Thống kê tình hình trang bị cứu sinh trên các tàu nghề câu ở Vĩnh Trường:

Trang bị cứu sinh STT Số đăng ký

Phao bè Phao tròn Phao áo Can nhựa Thúng chai

1 KH96612TS 1 4 15 15 0 2 KH6922TS 0 1 0 2 2 3 KH4099TS 0 2 0 11 2 4 KH6062TS 0 2 4 12 2 5 KH2366TS 0 3 4 15 2 6 KH6914TS 0 0 0 2 1 7 KH96505TS 0 3 0 20 1

8 KH4595TS 0 2 0 10 1 9 KH6755TS 0 2 0 10 1 10 KH6932TS 0 0 0 10 2 11 KH7015TS 0 0 0 5 1 12 KH6913TS 0 1 0 8 2 13 KH6965TS 0 1 1 9 1 14 KH6886TS 0 0 0 8 1 15 KH7003TS 0 2 0 4 1 16 KH96529TS 1 4 15 15 0 17 KH96619TS 1 4 15 15 0

Hình 3-14: Một số hình ảnh trang bị cứu sinh trên tàu câu ngừ KH96612TS:

7.2.2. Quy định theo thông tư số 02/2007/TT-BTS về trang bị cứu sinh như sau:

- Phương tiện cứu sinh trang bị trên tàu cá phải được chế tạo phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành và các điều kiện kỹ thuật đã được Đăng kiểm tàu cá quy định.

- Định mức trang bị phương tiện cứu sinh cho tàu cá phải phù hợp có trong bảng sau: Bảng 3-8: Định mức trang bị phương tiện cứu sinh theo thông tư số 02/2007/TT-BTS

Phạm vi hoạt động Tên gọi Đơn vị

tính Từ 0 đến dưới 24 hải lý Từ 24 đến dưới 50 hải lý Trên 50 hải lý 1. Phao bè:

Chiếc

Có thể thay thế bằng phao tròn, đủ cho 100%

thuyền viên trên tàu.

Đảm bảo chở được toàn bộ số thuyền viên trên

tàu

2. Phao tròn Chiếc 2 2 4

3. Phao cá nhân (Phao

áo hoặc phao yếm)

Chiếc Đủ 100% thuyền viên + (Dự trữ 10%) Đủ 100% thuyền viên + (Dự trữ 10%) Đủ 100% thuyền viên + (Dự trữ 10%)

Hình 3-15: Một số hình ảnh về trang bị cứu sinh trên tàu cá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7.2.3. Nhận xét tình hình trang bị cứu sinh trên các tàu đăng ký nghề câu trên địa bàn phường Vĩnh Trường:

Dựa vào bảng thống kê tình hình trang bị cứu sinh trên các tàu đăng ký hoạt động nghề câu của phường Vĩnh Trường và dựa vào bảng định mức trang bị cứu sinh tr ên tàu cá của thông tư số 02/2007/TT-BTS ta có một số nhận xét sau:

- Phao bè, xuồng cứu sinh: Đại đa số các tàu cá của phường Vĩnh Trường đều không trang bị phao bè và xuồng cứu sinh (ngoại trừ các tàu câu cá ngừ đại dương của công ty TNHH Hoàng Hải là KH96612TS, KH96529TS, KH96619TS. Các tàu này đều trang bị mỗi tàu 1 chiếc). Nguyên nhân là do giá thành của các loại phao này rất đắt trong khi đó ngư dân còn nghèo nên chưa đủ điều kiện để trang bị cho tàu của mình. Như vậy, qua thực tế điều tra có 3/20 t àu có trang bị phao bè, chiếm tỉ lệ 15%.

- Phao áo: Qua thực tế điều tra về trang bị phao áo tr ên các tàu đăng ký nghề câu phường Vĩnh Trường thì thấy nhiều tàu không có một chiếc phao áo nào hoặc phao áo bị cũ nát không sử dụng được vẫn còn tồn tại trên tàu mà chưa được thay thế. Khi tôi đặt câu hỏi với ngư dân: “Tại sao phao bị thiếu, bị hư hỏng mà không được thay thế bổ sung?” thì nhiều ngư dân nói rằng vì không dùng đến mấy thứ đó nhiều nên không thay thế, không trang bị thêm. Theo quy định của thông tư số 02/2007/TT-BTS thì mỗi người phải được trang bị một chiếc phao áo. Qua thực tế điều tra th ì chỉ có 54 chiếc áo phao trên 20 tàu được điều tra, mà trung bình mỗi tàu có 7 thuyền viên (ngoại trừ 3 tàu của công ty TNHH Hoàng Hải có 12-14 người). Vậy chiếm tỷ lệ 35% theo quy định.

35%

65%

Số phao áo được trang bị Số phao áo còn thiếu so với quy định

Hình 3-16: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm số phao áo đ ược trang bị so với quy định. - Phao tròn: Phao tròn dùng để cứu người khi có sự cố người rơi xuống biển hoặc dùng khi phải làm việc dưới nước yêu cầu phải có phao nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động. Qua thực tế điều tra thì đa số các tàu đều có trang bị phao tròn, chỉ một số ít tàu là không trang bị. Tổng số phao tròn được trang bị trên 17 tàu được điều tra là 31 chiếc, chiếm 77,50% so với 40 chiếc cần phải trang bị theo quy định của thông tư số 02/2007/TT-BTS.

77.50% 22.50%

Số phao tròn được trang bị Số phao tròn còn thiếu so với quy định

Hình 3-17: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm số phao tr òn được trang bị so với quy định. - Can nhựa: Cũng như phao tròn, đa số các tàu đều có trang bị can nhựa vì số lượng can nhựa này rất nhiều, dùng để đựng nước ngọt hoặc đựng dầu, khi dùng hết có thể dùng để thay thế phao áo hoặc phao tròn.

7.3. Trang bị cứu hỏa trên các tàu đăng ký nghề câu phường Vĩnh Trường:

7.3.1. Thực trạng trang bị cứu hỏa trên các tàu nghề câu ở phường Vĩnh Trường:

Bảng 3-9: Thống kê tình hình trang bị cứu hỏa trên các tàu nghề câu ở Vĩnh Trường

Trang bị cứu hỏa STT Số đăng ký

Bình cứu hỏa Bơm Xô gàu Vòi phun Bạt cứu hỏa

1 KH96612TS 2 2 4 2 1

2 KH96505TS 0 2 4 2 0

3 KH4099TS 0 2 2 2 3

4 KH6062TS 1 2 3 1 2

6 KH6914TS 0 1 1 0 0 7 KH6922TS 0 1 3 1 0 8 KH4595TS 0 1 1 1 0 9 KH6755TS 1 2 2 1 0 10 KH6932TS 0 1 1 1 0 11 KH7015TS 0 1 2 1 0 12 KH6913TS 0 1 2 1 0 13 KH6965TS 0 1 1 0 0 14 KH6886TS 0 1 2 0 0 15 KH7003TS 0 1 1 0 0 16 KH96529TS 2 2 4 2 1 17 KH96619TS 2 2 4 2 1

Hình 3-18: Hai máy bơm cứu hỏa trên tàu KH 6062 TS của ông Đinh Văn Nê

7.3.2. Quy định theo thông tư số 02/2007/TT-BTS về trang bị cứu hỏa như sau:

- Các phương tiện chữa cháy trên tàu phải đảm bảo tin cậy trong mọi trường hợp và phải sẵn sàng hoạt động. Các phương tiện chữa cháy phải sơn màu đỏ, đặt gần nơi dễ

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng thuyền viên, trang bị an toàn, cứu hỏa cho nghề câu cá ngừ đại dương của phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (Trang 53)