Chính sách, định hướng phát triển nghề cá của tỉnh Khánh Hòa:

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng thuyền viên, trang bị an toàn, cứu hỏa cho nghề câu cá ngừ đại dương của phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (Trang 27)

5. Tổng quan nghề cá tỉnh Khánh Hòa:

5.4.Chính sách, định hướng phát triển nghề cá của tỉnh Khánh Hòa:

Trong chương trình phát triển kinh tế biển từ nay đến năm 2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà vừa phải điều chỉnh kế hoạch khai thác sản l ượng hải sản chỉ đạt tối đa khoảng 80.670 tấn/năm vào năm 2010, so với mức 100.000 tấn đã đề ra trước đây.

Việc điều chỉnh kế hoạch trên là do theo phân tích của ngành thuỷ sản Khánh Hoà, lâu nay cường độ khai thác hải sản ven bờ quá lớn, trong khi công tác tái tạo nguồn lợi không đáng kể, nên đã làm giảm nhanh trữ lượng hải sản. Thực tế là trong giai đoạn 2001- 2005, tổng sản lượng khai thác hải sản của Khánh Ho à chỉ ở mức trên 327.000 tấn, đạt 89% kế hoạch đề ra. Hoặc như năm nay Khánh Hoà đề ra mức sản lượng khai thác là 67.000 tấn, nhưng 11 tháng qua chỉ được gần 50.000 tấn. Sở thuỷ sản Khánh Hoà cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy khai thác hải sản ở Khánh Ho à đã vượt giới hạn trữ lượng cho phép, có nguy cơ phá vỡ tính bền vững.

Theo đó, về đánh bắt hải sản, Khánh Hoà tổ chức lại lực lượng khai thác xa bờ chuyên đánh bắt các loại hải sản có giá trị cao nh ư: cá ngừ đại dương, cá thu, mực... theo hướng mỗi năm huy động 150 tỷ đồng từ các nguồn vốn đầu t ư cho đóng mới đội tàu, lập đề án tổ chức khai thác ở ngư trường Trường Sa, bảo quản tốt sản phẩm sau thu hoạch nhằm tăng giá trị xuất khẩu; hạn chế khai thác ven bờ bằng cách chỉ duy tr ì sản lượng ổn định ở mức từ 38.000 đến 40.000 tấn/ năm... B ên cạnh đó, Khánh Hoà mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản l ên trên 7.500 ha bằng các chính sách khuyến khích; phát huy thế mạnh là tỉnh có ngành chế biến thuỷ sản đứng thứ 3 trong cả n ước (sau Cà Mau và Sóc Trăng), Khánh Hoà tiếp tục nâng cao trình độ công nghệ và đa dạng hoá các sản phẩm có giá trị, mở rộng các thị tr ường xuất khẩu mới tại EU và Bắc Mỹ, phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu h àng thuỷ sản đạt 310 triệu USD với tổng sản phẩm trên 57.000 tấn, trong đó tỷ lệ hàng siêu thị chiếm 50%.

Bên cạnh việc hạ sản lượng khai thác nhằm phát triển bền vững cũng cần hiện đại hóa các cảng cá để làm “Bà đỡ” cho phát triển nghề đánh bắt xa bờ nói chung v à nghề cá ngừ nói riêng. Những năm qua, tỉnh Khánh Hòa đã ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng ở các cảng cá hiện đại, nhất là cảng Hòn Rớ, gắn với các dịch vụ hậu cần đảm bảo đủ năng lực làm “bà đỡ” cho nhu cầu phát triển nghề cá nói chung, nghề câu cá ngừ nói riêng. Cảng cá Hòn Rớ xây dựng khá hoàn thiện từ cầu cảng đến kho bãi, nhà xưởng,

nhà phân loại cá, khu hành chính, xe cần cẩu, xe chuyên chở hải sản… Trưởng ban cảng cá Hòn Rớ và chợ thủy sản Nam Trung bộ Đỗ Trung Hiệp cho biết: Cảng cá H òn Rớ đầu tư trên diện tích 16.000m2, hoàn toàn khu biệt với nhà dân ở xung quanh, được hoàn thành từ năm 2002. Chợ cá ở trong cảng với mặt b ằng 6.000m2 mới đưa vào sử dụng từ tháng 3/2007. Bước đầu chợ cá này chưa hoạt động hết chức năng, nhưng đã quản lý được các cơ sở thu mua, tổ chức được nhiều phiên đấu giá cá ngừ, nhằm chống tình trạng mua ép giá, ép phẩm cấp cá ngừ; quản lý an to àn vệ sinh thực phẩm hải sản…Chính vì thế, tỉnh đã thu hút được nhiều doanh nghiệp nhảy vào đầu tư nghề đánh bắt cá ngừ; và giúp ngư dân chuyên nghề cá ngừ có cách làm ăn lớn trên biển.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý có chức năng cũng cần phải có những biện pháp đ ể bảo vệ quyền lợi cho bà con ngư dân, hạn chế tình trạng ép giá, ép phẩm cấp cá, bán xăng dầu cho ngư dân cao hơn giá thị trường . . . của các doanh nghiệp, các chủ nậu ... gây thiệt hại cho ngư dân bằng cách xây dựng những chợ đấu giá cá ngừ để bảo vệ nguồn lợi cho ngư dân, tổ chức dịch vụ cho thuê kho lạnh để ngư dân bảo quản cá, niêm yết giá cá trên thế giới, kêu gọi các doanh nghiệp vào cảng thu mua cá… Hiệp hội nghề cá cần quản lý việc đấu giá cá ngừ. Nếu các t ư thương ép giá, thì ban quản lý hiệp hội nghề cá lập tức trực tiếp làm “trọng tài kinh tế” để can thiệp, đồng thời tư vấn cho ngư dân bán cá cho các cơ s ở khác… Nói tóm lại, các rủi ro trong ti êu thụ cá được hiệp hội nghề cá “bảo kê”, do đó hạn chế xảy ra việc tư thương ép giá, ép phẩm cấp.

* Tóm lại, định hướng phát triển nghề cá của Khánh H òa cho đến năm 2020 nhằm thực hiện những mục tiêu sau:

- Điều chỉnh cơ cấu khai thác vùng biển ven bờ một cách hợp lý nhằm khôi phục, bảo tồn nguồn lợi cá và hệ sinh thái ven bờ.

- Phát triển nghề cá xa bờ có hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch. - Nâng cao mức sống của cộng đồng ngư dân nghề khai thác cá biển tỉnh Khánh H òa.

* Để thực hiện các mục tiêu đó thì ngoài các chính sách, hành động đã đạt được thì các cơ quan nhà nước cần:

- Tăng cường hơn nữa việc thống kê, đánh giá thực trạng nghề cá gần bờ và xa bờ về các mặt: số lượng tàu thuyền, cơ cấu nghề nghiệp, cơ sở hạ tầng và các vấn đề kinh tế xã hội của cộng đồng ngư dân ven biển tỉnh Khánh Hòa.

- Triển khai tốt công tác đă ký, đăng kiểm tàu cá, thực hiện việc cấp, và thu hồi giấy phép khai thác thuỷ sản cho tàu thuyền đánh cá nhằm điều tiết cường lực khai thác hợp lý, quản lý được mật độ khai thác tàu thuyền tại ngư trường trong tỉnh.

- Đề xuất các cơ chế chính sách phù hợp trong quản lý nhằm sắp xếp lại cơ cấu nghề nghiệp và giảm cường lực khai thác vùng gần bờ, phát triển khai thác hải sản xa bờ trên cơ sở sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn lợi.

- Thiết lập các khu vực hạn chế đánh bắt, cấm đánh bắt; phát triển v à quản lý có hiệu quả các khu bảo tồn biển biển trong tỉnh.

- Triển khai các mô hình quản lý dựa vào cộng đồng và các biện pháp quản lý nghề cá phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nghề cá từng địa phương trong tỉnh góp phần quản lý tốt nghề cá, bảo vệ nguồn lợi, nâng cao đời sống ngư dân và giải quyết các vấn đề môi trường sinh thái.

- Phối hợp với các lực lượng Biên phòng, Hải quân, Cảnh sát biển trong việc triển khai tốt công tác cứu hộ, cứu nạn cho ng ư dân khi gặp tai nạn rủi ro trên biển, đồng thời ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm trái phép của tàu thuyền nước ngoài, bảo đảm chủ quyền, quyền chủ quyền của n ước ta

- Xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu nguồn lợi thuỷ sản

Một phần của tài liệu Điều tra hiện trạng thuyền viên, trang bị an toàn, cứu hỏa cho nghề câu cá ngừ đại dương của phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (Trang 27)