Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đại á – chi nhánh tam hiệp (Trang 25 - 112)

Doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. Doanh nghiệp nên tận dụng và huy động tất cả các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có thể tận dụng được. Khi nào thiếu hụt, doanh nghiệp mới nên sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn của Ngân hàng. Sự thiếu hụt vốn ngắn hạn của doanh nghiệp có thể do sự chênh lệch về thời gian và doanh số giữa tiền thu bán hàng và tiền đầu tư tài sản lưu động đột biến theo thời vụ. Do vậy, nhu cầu tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp có thể chia thành: nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên và nhu cầu tài trợ ngặn hạn thời vụ.

2.1.4.1 Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thƣờng xuyên.

Xuất phát từ sự chênh lệch hoặc không ăn khớp nhau về thời gian và quy mô giữa tiền vào và tiền ra của doanh nghiệp. Nếu dòng tiển chi ra lớn hơn dòng tiền thu vào, doanh nghiệp cần bổ sung thiếu hụt. Khoản thiếu hụt này trước hết bổ sung từ vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả khác mà doanh nghiệp có thể huy động đươc. Phần còn lại doanh nghiệp sẽ sử dụng tài trợ ngắn hạn của Ngân hàng.

2.1.4.2 Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ.

Xuất phát từ đặc điểm thời vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh khiến cho nhu cầu vốn ngắn hạn tăng đột biến.

2.1.5 Cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp. [ 3 ]

Mục đích của cho vay trung và dài hạn có thể xem xét ở hai góc độ: khách hàng và Ngân hàng. Đứng trên góc độ khách hàng, các doanh nghiệp có nhu cầu vay trung và dài hạn nhằm để tài trợ vào tài sản cố định và đầu tư vào một phần tài sản lưu động thường xuyên. Đứng trên góc độ Ngân hàng, cho vay trung và dài hạn là một hình thức cấp tín dụng góp phần đem lại lợi nhuận cho hoạt động Ngân hàng. Ngân hàng cần nhìn nhận rõ rằng cho vay trung và dài hạn cũng là một loại “sản phẩm” có thể cung cấp cho khách hàng nhằm mục đích lợi nhuận

2.2 Tổng quan về Ngân hàng Thƣơng Mại cổ phần Đại Á.

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đại Á. [ 8 ]

2.2.1.1 Quá trình hình thành Ngân hàng TMCP Đại Á.

Tên tiếng anh: Great Asia Commercal Joint_Stock Bank.  Tên viết tắt: Great Asia Bank.

Trụ sở chính: 56-58 - CMT8 - P. Quyết Thắng - Biên Hòa - Đồng Nai.  Điện thoại: (061) – 3 846.831 – 3 943.467

Fax: (061) 3 842.926.

Email: info@daiabank.com.vn  Website: www.daiabank.com.vn  Vốn điều lệ: 3.100.000.000.000 đồng.

Mạng lƣới hoạt động : 63 Chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước.  Ngƣời đại diện theo pháp luật: Chủ tịch HĐQT - Ông: Quách Văn Đức.

Logo và slogan:

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Á (Gọi tắt là Ngân hàng Đại Á) được thành lập trên cơ sở các cổ đông tự nguyện góp vốn được phép hoạt động theo giấy phép thành lập và hoạt động số 0036 NH-GP ngày 23/06/1993, ban hành kèm theo quyết định số 119/QĐ-NH ngày 23/06/1993 của Thống đốc Ngân hàng do Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước cấp.

Đại Á Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 30/07/1993 và là Ngân hàng cổ phần đầu tiên hoạt động tại tỉnh Đồng Nai với Vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ VNĐ, đến nay Ngân hàng Đại Á đã trải qua 18 năm phát triển vượt bậc.

2.2.1.2 Quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Đại Á

- Năm 2001 sát nhập Quỹ tín dụng Quang Vinh vào Đại Á Ngân hàng, tăng vốn lưu động lên 8 tỷ VNĐ.

- Năm 2002 tăng vốn điều lệ lên 16 tỷ VNĐ, với mạng lưới hoạt động 01 Hội sở chính, 04 Chi nhánh tại TP.Biên Hòa và Thị xã Long Khánh.

- Năm 2003 tăng vốn điều lệ lên 25 tỷ VNĐ, thuộc sở hữu của 70 cổ đông trong đó có 02 cổ đông pháp nhân là Ngân hàng Đầu tư Phát triển Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai và Công ty Tín Nghĩa.

- Năm 2004 Ngân hàng Đầu tư Phát triển Chi nhánh Đồng Nai hợp đồng liên kết hỗ trợ Đại Á Ngân hàng trong lĩnh vực: phát triển dịch vụ, công nghệ thông tin, nâng cao nghiệp vụ, cấp tín dụng và tăng vốn điều lệ lên 42 tỷ VNĐ với số cổ đông sở hữu vốn.

- Tháng 10 năm 2005khai trương Chi nhánh Trảng Bom tại huyện Trảng Bom. - Ngày 31/12/2006 tăng vốn điều lệ là 500 tỷ đồng với mạng lưới hoạt động gồm Hội sở chính, 05 Chi nhánh và 01 phòng giao dịch.

- Năm 2007 Đại Á Ngân hàng thực hiện thành công công tác chuyển đổi mô hình hoạt động và chính thức được Ngân hàng Nhà nước cho phép chuyển đổi sang mô hình Ngân hàng TMCP đô thị tại Quyết định số 2402/QĐ-NHNN ngày 10/11/2007. Hệ thống mạng lưới hoạt động phát triển mạnh mẽ, phát triển thêm 4 PGD tại Đồng Nai.

- Năm 2008 Ngày 26/2/2008 Sở Giao dịch I TP. Hồ Chí Minh, đơn vị ngoại tỉnh đầu tiên sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình chính thức đi vào hoạt động.

- Ngày 13/4/2009 phát triển tiện ích “Gửi tiền bằng phong bì qua máy ATM” trên toàn hệ thống. Đến cuối năm 2009 mạng lưới hoạt động đã lên 35 điểm giao dịch trên cả nước.

- 12/2010, Tăng vốn điều lệ lên 3.100 tỷ VNĐ. Kết thúc năm 2011, DaiABank có tổng số 51 điểm giao dịch trên cả nước.

- Năm 2011 vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông nhiệm kỳ 2011 - 2015.Đồng thời DaiABank khai trương Chi nhánh Hàng Xanh , Hải Phòng tại TP. HCM và khu vực phía Bắc. Cuối năm 2011 vốn điều lệ đạt 3100 tỷ VNĐ.

Tính đến tháng 03/2012, DaiABank có 63 điểm giao dịch trên toàn quốc và đang tiến hành triển khai ISO 9001:2008 vào tháng 05/2012 nhằm thực hiện các quy trình sản phẩm dịch vụ chất lượng hơn để ngày càng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Daiabank vẫn đang tiếp tục định hướng phát triển dài hạn theo mô hình Ngân hàng hiện đại, đa năng, lấy phát triển và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ Ngân hàng thương mại phục vụ cho đông đảo đối tượng khách hàng làm cốt lõi, được quản trị theo mô hình tiên tiến hiện đại với những chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất phù hợp với luật pháp Việt Nam, phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại; phấn đấu đạt vị thế là Ngân hàng trong top 20 của Ngân hàng bán lẻ Việt Nam.

2.2.1.3 Nhiệm vụ hoạt động của Ngân hàng Đại Á

Kết thúc năm 2011, DaiABank đạt 502 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 301% so với năm 2010. Đây là năm DaiABank đặt lợi nhuận cao và kết quả đạt được trong thời điểm thị trường có nhiều biến động về chính sách và thị trường cạnh tranh khóc liệt chính nhờ sự cố gắng phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên.

Ngân hàng TMCP Đại Á đặt ra nhiệm vụ hoạt động chính là chuẩn hóa quy trình hoạt động, phối hợp cùng đối tác tư vấn triển khai quy trình quản lý chất lượng ISO 9001:2008 trên toàn hệ thống. Hoàn tất việc thành lập và đưa vào hoạt động công ty Dịch vụ Bảo vệ chuyên nghiệp trước 30/09/2012. Đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng và mở rộng thêm một số phòng giao dịch trên toàn quốc. Ngân hàng TMCP Đại Á với phương châm “chăm sóc và phục vụ khách hàng nhiệt tình, có uy tín” rất quan trọng cần phải phát huy.

2.2.2 Giới thiêu về Chi nhánh Tam Hiệp [ 8 ]

2.2.2.1 Khái quát Chi nhánh Tam Hiệp

Ngày 04/10/2006 Ngân hàng Thương Mại cổ phần Nông Thôn đã tổ chức khánh thành và đưa vào hoạt động trụ sở làm việc của Chi nhánh cấp I Tam Hiệp.

Khởi công từ tháng 11/2005 sau 10 tháng thi công đến cuối tháng 09/2006, công trình xây dựng trụ sở làm việc của chi nhánh cấp I Tam Hiệp đã hoàn thành. Kể từ khi thành lập cho đến nay, Chi nhánh đã không ngừng mở rộng và đến nay đã có 4 phòng giao dịch: Nhơn Trạch ,Long Thành,Tam Phước, Long Bình Tân .

- Ngƣời đại diện:PHẠM THỊ THANH THÖY

- Chức vụ: Giám đốc Chi nhánh.

- Địa chỉ: 151/2 Khu phố 4 Phường Tam Hiệp- Biên Hòa – Đồng Nai.

- Điện thoại: (84-61) 3812278 , 3811103. - Fax: (84-61) 3914110.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Á - Chi nhánh Tam Hiệp hiện tại đang toạ lạc ở địa chỉ 151/2

đường Phạm Văn Thuận, khu phố 4, Nguồn ( Tác giả thu thập) phườngTam Hiệp, thành phố Biên Hoà, tỉnh Hình 2.1 Daiabank –CN Tam Hiệp

Đồng Nai. Ở đây, khu đô thị tập trung dân cư rất đông đúc, nhiều Ngân hàng và nhiều khu công nghiệp lớn của tỉnh rất thuận thiện trọng việc hoạt động kinh doanh, đặc biệt hoạt động kinh doanh tài chính.

Mới đầu thành lập Daiabank - Chi nhánh Tam Hiệp còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc hoạt động kinh doanh. Càng về sau, Chi nhánh chặt chẽ trong việc quản lý và tận dụng những thuận lợi để phát triển kinh doanh, vượt qua khó khăn đem lại nhiều thành tựu và tạo dựng thương hiệu, chổ đứng vững chắc trên thị trường tài chính. Chi nhánh Tam Hiệp luôn cố gắng không ngừng để nâng cao chất lượng, dịch vụ, các sản phẩm nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

2.2.2.2 Sơ đồ tổ chức Ngân hàng TMCP Đại Á - Chi nhánh Tam Hiệp

( Nguồn từ: Phòng Hàng Chính và Nhân sự)

Sơ đồ 2.4 Sơ đồ tổ chức Ngân hàng TMCP Đại Á - Chi nhánh Tam Hiệp

PHÕNG QUAN HỆ KHÁCH HÀNG PHÕNG K TOÁN TÀI CH NH VÀ DỊCH V KHÁCH HÀNG B PHÂN NGÂN QU B PHẬN HÀNH CH NH NH N S CÁC PHÕNG GIAO DỊCH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP DỊCH V KHÁCH HÀNG K TOÁN TỔNG H P KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

2.2.2.3 Nhiệm vụ của từng bộ phận trong sơ đồ tổ chức tại Ngân hàng TMCP Đại Á – Chi nhánh Tam Hiệp Đại Á – Chi nhánh Tam Hiệp

 Xin vui lòng xem phụ lục 1

2.2.2.4 Nhiệm vụ của Ngân hàng Đại Á Chi nhánh Tam Hiệp

Nhằm cung ứng nhu cầu cho các khách hàng và thu hút khách hàng khác đến Ngân hàng Đại Á Chi nhánh Tam Hiệp ngày càng nhiều, Chi nhánh đề ra những phương hướng cho từng phòng ban và đưa ra những chiến lược kinh doanh cụ thể, rõ ràng để có thể cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác.

Ngoài ra, Chi nhánh luôn hướng tới chất lượng phục vụ khách hàng như phải luôn tận tâm, thái độ nhiệt tình, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm. Đồng thời, Chi nhánh còn hoàn thành sự mệnh đặt ra của cổ đông và đóng vài trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Hiện nay, Ngân hàng Đại Á Chi nhánh Tam Hiệp đang từng bước cải thiện và mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ như:

- Huy động vốn: ngoại tệ, VNĐ bằng hình thức nhận tiền gửi ( tiền gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt, lãi suất bậc thang…) của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

- Cho vay vốn: ngắn, trung và dài hạn nhằm hổ trợ sản xuất kinh doanh, đầu tư nhà xưởng máy móc; thiết bị, cho vay nông nghiệp, chăn nuôi. Cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà, xây và sửa chữa nhà ở, cho vay mua xe ô tô, cho vay du học, cho vay Bất Động Sản, cho vay thấu chi.

- Một số dịch vụ khác như: Dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước, dịch vụ quản lý tiền mặt ( thu và chi hộ tiền mặt, chi hộ lương), dịch vụ Ngân hàng điện tử, dịch vụ thanh toán qua thẻ ATM, dịch vụ bao thanh toán, dịch vụ thanh toán quốc tế,…

2.2.3 Một số phƣơng thức cho vay tại Daiabank [ 9 ]

2.2.3.1 Cho vay từng lần

Là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay lập một hợp đồng tín dụng riêng. Mỗi doanh nghiệp có thể vay nhiều lần nếu có đủ điều kiện, có hiệu quả và có khả năng trả nợ. Một tài sản có thể đảm bảo cho nhiều lần vay, nhiều nghĩa vụ trả nợ (nhiều hợp đồng tín dụng) nếu tài sản đó có đủ giá trị đảm bảo cho tổng các nghĩa vụ.

Áp dụng: cho vay bổ sung vốn lưu động, mua sắm các tài sản đơn chiếc; những chi phí sản xuất, mua sắm tính được từng lần, từng vụ, từng chu kỳ.

2.2.3.2 Cho vay theo hạn mức

Là phương pháp cho vay mà khách hàng và Ngân hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời gian nhất định. Quy mô của hạn mức tín dụng được xác định căn cứ vào dự tính nhu cầu vốn lớn nhất của doanh nghiệp.

Áp dụng: cho vay các khách hàng có nhu cầu vay thường xuyên, có uy tín với Ngân hàng, có đặc tính sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn.

2.2.3.3 Cho vay dự án đầu tƣ

Là phương thức cho vay mà doanh nghiệp là chủ đầu tư thực hiện một chương trình phát triển kinh tế hay một dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Dự án phải do cấp thẩm quyền phê duyệt, có điều kiện khả thi và có hiệu quả kinh tế xã hội không ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. Một dự án, một chương trình ... thường mang tính toàn diện. Có dự án ảnh hưởng đến một vùng, một địa phương, một tỉnh, một doanh nghiệp.

Áp dụng: Khi có nhu cầu vay vốn để thực hiện một dự án nhất định đã có sự nghiên cứu tính toán đầu tư. Hoặc có thể một dự án xây dựng mới hoặc một dự án mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, thiết bị, công nghệ.

2.2.3.4 Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, tín phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác. khác.

Hồ sơ vay vốn gồm: hợp đồng tín dụng kiêm giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của Daiabank kèm theo sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, tín phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác.TSĐB là các giấy chứng nhận trên có thể là VNĐ, ngoại tệ, vàng SJC.

2.2.3.5 Cho vay trả góp:

Là phương thức cho vay giữa Daiabank và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi phải trả cộng với gốc chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

Áp dụng: cho vay các món nhỏ đối với những người có thu nhập ổn định hàng tháng, như cán bộ nhân viên Nhà nước, những người buôn bán nhỏ. Tuy nhiên, đối với những đối tượng khác, tùy theo khả năng của mỗi người cũng có thể xem xét được

2.2.4 Các sản phẩm cho vay dành cho khách hàng doanh nghiệp. [ 9 ]

2.2.4.1 Cho vay tái cấu trúc tài chính.

Là hình thức cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động.

Đối tượng khách hàng: là các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, lĩnh vực đề nghị tài trợ thuộc ngành

nghề kinh doanh chính, thời gian hoạt động thực tế của lĩnh vực liên tục từ 3 năm trở lên và đang kinh doanh ổn định

Đặc điểm.

- Tỷ lệ vay : Tối đa lên tới 80% giá trị tài sản đảm bảo. - Loại tiền cho vay và thu nợ: VNĐ

- Phương thức cho vay: Cho vay từng lần, trả gốc linh hoạt.

- Thời hạn cho vay: từ 3 đến 5 năm. Nguồn ( Tác giả thu thập) - Tài sản đảm bảo: Theo quy định hiện hành của Hình 2.2 Tái cấu trúc tài chính Daiabank.

2.2.4.2 Cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh.

Là hình thức cho vay sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn thường xuyên phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng với thủ tục đơn giản, nhanh gọn.

Đặc tính sản phẩm.

- Mức vay: Tối đa 70% nhu cầu của phương án, dự án

- Thời hạn cho vay: Ngắn hoặc trung hạn

Nguồn ( Tác giả thu thập) - Lãi suất vay: Theo quy định của Ngân hàng tại

Một phần của tài liệu Luận văn tài chính ngân hàng những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đại á – chi nhánh tam hiệp (Trang 25 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)