Phối hợp các phƣơng pháp dạy học

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm mô phỏng hỗ trợ dạy và học kiến thức về hạt nhân nguyên tử vật lý 12 nâng cao theo hướng phát huy tích cực nhận thức của học sinh (Trang 41 - 43)

IX. Cấu trúc luận văn

1.3.3.Phối hợp các phƣơng pháp dạy học

Khi sử dụng các phƣơng pháp dạy học, ngƣời giáo viên cần quan tâm đến việc thu hút học sinh tham gia tích cực vào tiến trình bài học. Việc áp dụng các phƣơng pháp dạy học vật lý thƣờng gắn liền với việc phát triển tƣ duy của học sinh, vì khi áp dụng một phƣơng pháp dạy học cụ thể, ngƣời giáo viên đồng thời đã dạy cho học sinh các thao tác tƣ duy logic nhất định và cũng gắn liền với việc giáo dục ở học sinh các phẩm chất nhƣ: chú ý, ý chí, hứng thú, yêu lao động…

Thực tế giảng dạy vật lý cho thấy, không một phƣơng pháp dạy học nào đƣợc áp dụng tách biệt hoàn toàn với các phƣơng pháp khác. Chẳng hạn các phƣơng pháp dùng lời thƣờng kết hợp với việc sử dụng các thí nghiệm biểu diễn và các phƣơng tiện trực quan. Việc giải các bài toán vật lý (phƣơng pháp thực hành) thƣờng kết hợp với việc giải thích, minh họa bằng đồ thị…

Chính vì những lý do trên mà trong một bài dạy vật lý, không bao giờ chỉ dùng một phƣơng pháp. Nhƣ vậy, vấn đề đặt ra là phối hợp các phƣơng pháp dạy học nhƣ thế nào cho đạt đƣợc mục tiêu dạy học? Vấn đề phối hợp các phƣơng pháp dạy học vật lý phải bắt đầu từ sự phân tích nội dung. Nội dung dạy học thì rất đa dạng, mà mỗi phƣơng pháp thƣờng chỉ giải quyết đƣợc một nội dung nhận thức nào đó. Tuy nhiên khi phối hợp các phƣơng pháp trong dạy học vật lý thì bao giờ cũng phải có một phƣơng pháp là chủ đạo, các phƣơng pháp khác chỉ là hỗ trợ cho phƣơng pháp chủ đạo này. Nếu không nhận thức đƣợc điều này thì hoạt động của giáo viên sẽ rối loạn khi lên lớp. Việc phối hợp các phƣơng pháp tùy thuộc vào mục đích, nội dung bài học và lứa tuổi, đặc điểm tâm lý học sinh. Ví dụ khi sử dụng phƣơng pháp trực quan ở các lớp dƣới khác với việc sử dụng nó ở các lớp cuối cấp, ở học sinh ở lứa tuổi lớn hơn, có tƣ duy tốt hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Để giải quyết tốt nhiệm vụ của đề tài, trên đây tác giả đã nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học nói chung và của việc sử dụng phần mềm mô phỏng nói riêng. Cụ thể là:

- Phân tích và làm sáng tỏ lí luận về tính tích cực tự lực hoạt động nhận thức của HS.

+ Khái niệm tính tích cực. + Các biểu hiện của tích cực. + Các mức độ tích cực.

+ Các biện pháp tăng cƣờng tính tích cực.

- Cơ sở lí luận về phần mềm mô phỏng trong dạy học vật lý. + Khái niệm phần mềm mô phỏng.

+ Các loại phần mềm mô phỏng trong dạy học vật lý. + Vai trò của phần mềm mô phỏng đối với dạy học vật lý. - Cơ sở lý luận dạy học vật lý.

+ Các phƣơng pháp dạy học vật lý ở trƣờng phổ thông. + Các phƣơng pháp dạy học tích cực.

+ Phối hợp các phƣơng pháp dạy học trong giảng dạy vật lý ở trƣờng phổ thông.

- Trên cơ sở lí luận, chúng tôi đề xuất một số phƣơng pháp sử dụng phần mềm mô phỏng trong giờ học vật lí nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS. Từ đó áp dụng vào việc soạn một số giáo án cho một số kiến thức chƣơng “Hạt nhân nguyên tử - VL 12 nâng cao”.

Chƣơng 2: SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG TRONG THIẾT KẾ MỘT SỐ GIÁO ÁN PHẦN “HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ - VL

12 NÂNG CAO”

2.1. Khái quát về kiến thức phần “Hạt nhân nguyên tử - VL 12 nâng cao”.

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm mô phỏng hỗ trợ dạy và học kiến thức về hạt nhân nguyên tử vật lý 12 nâng cao theo hướng phát huy tích cực nhận thức của học sinh (Trang 41 - 43)