IX. Cấu trúc luận văn
3.4.3. Khống chế các tác động ảnh hƣởng đến kết quả TNSP
Trong quá trình thực nghiệm việc khống chế tác động không thực nghiệm là rất quan trọng, nó giúp cho quá trình thực nghiệm đạt đƣợc mục đích, kết quả thực nghiệm đƣợc chính xác. Tuy vậy, việc khống chế các tác động không TNSP là khâu khó khăn nhất về biện pháp và kỹ thuật. Vì vậy, trong quá trình thực nghiệm, tác giả đã cố gắng khống chế các tác động ảnh hƣớng tới quá trình thực nghiệm một cách tối đa, trong đó điều kiện chủ quan của đối tƣợng thực nghiệm (HS, GV, lớp học, tiết học) là những nhân tố cần đƣợc giữ ổn định. Để cân bằng những tác động vào TNSP, tác giả đã thực hiện những điều kiện sau đây:
+ Lựa chọn các lớp có số HS tƣơng đƣơng về sĩ số và học lực từ đó lựa chọn ra nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng tƣơng đồng nhất (cụ thể xin xem bảng 3.1 và bảng 3.2).
Bảng 3.1: Chất lƣợng học tập của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng năm học trƣớc.
Lớp Tổng
số
Kết quả học môn Vật lí lớp 11 (%)
Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém
Lớp thực nghiệm
(12A7) 48 03 29 16 0
Lớp đối chứng
(12A8) 48 01 34 13 0
Bảng 3.2: Chất lƣợng học tập của HS nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng năm học trƣớc.
Nhóm Tổng
số
Kết quả học môn Vật lí lớp 11 (%)
Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém
Nhóm thực nghiệm
(12A7) 40 01 36 03 0
Nhóm đối chứng
(12A8) 40 01 36 03 0
+ Chọn GV phổ thông dạy hai lớp đối chứng và thực nghiệm có trình độ ngang nhau.
+ Cả hai lớp đều làm bài kiểm tra với cùng một đề và trong cùng một thời gian, ở cùng điều kiện, chấm bài theo đúng đáp án đã đƣợc thống nhất.
+ Cả hai lớp đều đƣợc tiến hành thực nghiệm trong điều kiện cơ sở vật chất nhƣ nhau (lớp học, bàn ghế, chiếu sáng…).