Diễn biến quá trình thực nghiệm sƣ phạm

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm mô phỏng hỗ trợ dạy và học kiến thức về hạt nhân nguyên tử vật lý 12 nâng cao theo hướng phát huy tích cực nhận thức của học sinh (Trang 98 - 126)

IX. Cấu trúc luận văn

3.5.2.Diễn biến quá trình thực nghiệm sƣ phạm

Trên cơ sở quan sát, dự giờ thực tế, từ đó phân tích các diễn biến trên lớp và kết hợp với kết quả bài khảo sát thực nghiệm, luận văn sơ bộ đánh giá tác dụng của việc sử dụng phần mềm mô phỏng trong giờ dạy vật lí nhằm phát huy tính tích cực của HS qua từng bài học cụ thể nhƣ sau:

+ Bài 53: Phóng xạ.

* Ở lớp đối chứng: GV cộng tác soạn thảo giáo án và dạy theo đúng nội dung của SGK theo phƣơng pháp truyền thống.

Hoạt động 1: Đặt vấn đề: GV vào bài theo giáo án đã soạn sẵn, sơ bộ miêu tả cho học sinh về các nhà vật lí có công đầu trong việc tìm ra chất phóng xạ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tƣợng phóng xạ và các tia phóng xạ.

Giáo viên thông báo khái niệm hiện tƣợng phóng xạ, yêu cầu học sinh đọc phần các tia phóng xạ và tham gia trả lời các câu hỏi của GV

Hoạt động 3: Nghiên cứu định luật phóng xạ, độ phóng xạ.

Giáo viên thông báo về định luật phóng xạ, cho học sinh đọc định luật phóng xạ, đặt câu hỏi để đƣa ra biểu thức của định luật phóng xạ.

Giáo viên đƣa ra khái niệm độ phóng xạ, thông báo biểu thức của độ phóng xạ.

Hoạt động 4: Tìm hiểu đồng vị phóng xạ và các ứng dụng của chúng. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần này trong SGK và trả lời các câu hỏi của giáo viên

Trong bài này GV chủ yếu là thuyết trình, đôi lúc có cho HS đàm thoại mang tính gợi ý, không đƣa ra cho HS một thí mô phỏng minh họa về các hiện tƣợng. Vì vậy học sinh khó hình dung ra hiện tƣợng, bản chất vật lý. Dạy học theo cách này thƣờng làm cho học sinh dễ nhàm chán, không gây đƣợc hứng thú cho học sinh, từ đó hạn chế tính tích cực của học sinh. Do vậy HS sẽ không tham gia tích cực vào quá trình xây dựng kiến thực mới.

* Ở lớp thực nghiệm: Chúng tôi đã nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các giáo án có sử dụng phần mềm mô phỏng sao cho có thể giúp HS nâng cao tính tích cực, gây hứng thú học tập môn vật lí ở học sinh. Cụ thể tiến trình dạy học đƣợc sắp xếp nhƣ sau:

Hoạt động 1: Đặt vấn đề: Trong phần này GV cộng tác cho HS xem mô phỏng phóng xạ  kết hợp với việc kể chuyện lịch sử để gây sự tò mò cũng nhƣ hứng thú học tập của học sinh.

Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tƣợng phóng xạ và các tia phóng xạ.

GV cộng tác tiếp tục cho học sinh quan sát các hiện tƣợng phóng xạ thông qua mô phỏng, từ đó giúp học sinh có thể hình dung ra hiện tƣợng, giúp

nắm vững bản chất hiện tƣợng phóng xạ cũng nhƣ các loại tia phóng xạ, tính chất các tia phóng xạ.

Hoạt động 3: Nghiên cứu định luật phóng xạ, độ phóng xạ.

Bằng các mô phỏng định luật phóng xạ, học sinh dễ dàng thấy quy luật phóng xạ, từ đó có thể rút ra định luật phóng xạ.

Với việc mô phỏng định luật phóng xạ, học sinh còn thấy đƣợc số hạt còn lại cũng nhƣ số hạt mất đi của hiện tƣợng phóng xạ các chất khác nhau, thấy đƣợc số hạt bị phóng xạ trong một đơn vị thời gian phụ thuộc số hạt ban đầu.

Hoạt động 4: Tìm hiểu đồng vị phóng xạ và các ứng dụng.

Trong phần này, bằng việc quan sát mô phỏng các ứng dụng của đồng vị phóng xạ trong việc nghiên cứu tuổi các mẫu tƣợng cổ, các loại đất đá… giúp học sinh thêm hiểu về ứng dụng của các đồng vị phóng xạ trong thực tế, biết đƣợc nguyên tắc của việc ứng dụng các đồng vị phóng xạ.

Qua quá trình dạy bài học này, tác giả sơ bộ đánh giá nhƣ sau: Nhìn chung tiến trình soạn thảo tƣơng đối phù hợp với thực tế dạy ở trên lớp, các tình huống học tập, các mô phỏng đã lôi cuốn đƣợc sự chú ý của HS, gây hứng thú cho HS. Do đó các em tham gia hoạt động tích cực hơn, hăng hái phát biểu xây dựng bài nhiều hơn. Các mô phỏng đã giúp học sinh có cái nhìn chân thực hơn về các hiện tƣợng tƣởng chừng các em chỉ học thuộc lòng mà không đƣợc quan sát thực tế.

+ Bài 54: Phản ứng hạt nhân.

* Ở lớp đối chứng: GV cộng tác vẫn tiến hành theo phƣơng pháp truyền thống, lấy thuyết trình làm phƣơng pháp chủ đạo. Học sinh chỉ tiếp thu một cách thụ động, hoạt động tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức hạn chế.

* Ở lớp thực nghiệm: GV cộng tác đã tiến hành dạy học theo đúng tiến trình mà tác giả đã xây dựng. Trong quá trình giảng dạy, việc có mặt của các mô phỏng đã làm tăng hứng thú học tập của học sinh. Các em tích cực tham

gia xây dựng bài, hăng hái phát biểu. Kiến thức về phản ứng hạt nhân cũng nhƣ phân loại phản ứng hạt nhân đƣợc các em nắm vững. Mục tiêu bài học đƣợc giải quyết.

Nhƣ vậy trong bài này với việc sử dụng giáo án có sự hỗ trợ của phân mềm mô phỏng, HS đã tích cực tham gia xây dựng bài học. Giờ học đã phát huy đƣợc tính tích cực của HS trong hoạt động học tập.

+ Bài 56: Phản ứng phân hạch.

* Ở lớp thực nghiệm: GV cộng tác soạn thảo giáo án và dạy theo đúng nội dung của SGK. Cách dạy tuy có đổi mới nhƣng chƣa thấy có chuyển biến rõ rệt. GV chủ yếu là thuyết trình, thông báo, HS tập trung nắng nghe và ghi chép. Tuy HS có trả lời các câu hỏi GV đặt ra nhƣng chƣa thể hiện rõ tính hứng thú và tự giác.

* Ở lớp thực nghiệm: Trong bài này tác giả sử dụng phần mềm mô phỏng phản ứng phân hạch, phản ứng dây chuyền, mô phỏng lò phản ứng hạt nhân và nhà máy điện hạt nhân. Mô phỏng này đã giúp cho học sinh thấy đƣợc bản chất của phản ứng phân hạch, phản ứng dây chuyền, điều kiện để phản ứng dây chuyền xảy ra. Ngoài ra, mô phỏng còn cho học sinh thấy nguồn năng lƣợng to lớn đƣợc sinh ra từ các phản ứng phân hạch, lợi ích của phản ứng phân hạch trong việc tạo ra năng lƣợng cho loài ngƣời. Bên cạnh đó, mô phỏng cũng cho học sinh thấy tác hại của phản ứng phân hạch nếu sử dụng vào mục đích xấu là chế tạo vũ khí hạt nhân, tạo cho các em thái độ đúng đắn, yêu mến hoàn bình. Hoạt động học của GV và HS trong giờ học diễn ra thực sự chủ động và tích cực. Giờ học đã rút ngắn thời gian diễn giảng của GV và tăng cƣờng tính tích cực hoạt động của HS.

Nhƣ vậy hầu hết các TN trong SGK nếu không thể thực hiện đƣợc bằng TN thực thì đều đƣợc mô phỏng trực quan bằng phần mềm mô phỏng hoặc các videoclips đƣợc khai thác trên Internet. Việc sử dụng phần mềm mô

phỏng mô phỏng các hiện tƣợng trong phần kiến thức “Hạt nhân nguyên tử - Vật lí 12 nâng cao” giúp cho giáo viên không phải thuyết trình nhiều nhƣ phƣơng pháp truyền thống, dễ dàng truyền đạt những kiến thức tƣởng chừng nhƣ rất trừu tƣợng khó nói, diễn giải cho học sinh. Bên cạnh đó học sinh có hứng thú học tập, tăng cƣờng tính tích cực, lòng hăng say nghiên cứu, yêu thích môn vật lí.

Sau khi kết thúc giờ học tác giả trực tiếp trao đổi với HS và đƣợc biết các em rất mong muốn các thầy cô thƣờng xuyên sử dụng mô phỏng bằng các phần mềm mô phỏng trong giảng dạy các phần kiến thức mà khó có thể thực nghiệm bằng các thí nghiệm thật. Vì khi đó các em có cái nhìn trực quan về hiện tƣợng, không phải nhồi nhét, học bài một cách máy mọc, đồng thời cũng giúp các em bớt mệt mỏi, căng thẳng và khuyến khích sự tò mò, óc sáng tạo của các em cũng nhƣ giúp các em chiếm lĩnh kiến thức một cách khoa học hơn.

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm mô phỏng hỗ trợ dạy và học kiến thức về hạt nhân nguyên tử vật lý 12 nâng cao theo hướng phát huy tích cực nhận thức của học sinh (Trang 98 - 126)