Phƣơng pháp đàm thoại

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm mô phỏng hỗ trợ dạy và học kiến thức về hạt nhân nguyên tử vật lý 12 nâng cao theo hướng phát huy tích cực nhận thức của học sinh (Trang 38 - 40)

IX. Cấu trúc luận văn

1.3.2.2.Phƣơng pháp đàm thoại

PP đàm thoại là PP trong đó GV đặt ra một hệ thống câu hỏi, HS trả lời hay trao đổi với GV hoặc tranh luận với các thành viên trong lớp, qua đó HS sẽ củng cố, ôn tập kiến thức cũ, tiếp thu đƣợc kiến thức mới. Trong hệ thống câu hỏi, ngoài các câu hỏi chính còn có những câu hỏi phụ để gợi ý khi HS gặp khó khăn. Ngƣời ta thƣờng chia ra hai dạng đàm thoại chính là:

+ Đàm thoại tái hiện: các câu hỏi, vấn đề do GV đặt ra đòi hỏi HS nhớ, tái hiện lại kiến thức, kinh nghiệm đã có thì có thể giải quyết đƣợc. Loại này chủ yếu dùng để ôn tập, củng cố kiến thức.

+ Đàm thoại gợi mở hay vấn đáp tìm tòi: Trong vấn đáp tìm tòi GV luôn đóng vai trò chỉ đạo, điều khiển hoạt động của HS. Hệ thống câu hỏi của GV giữ vai trò chỉ đạo, định hƣớng hoạt động nhận thức của HS. Trật tự lôgic của câu hỏi góp phần hƣớng dẫn HS từng bƣớc phát hiện ra bản chất của sự vật, qui luật của hiện tƣợng, của các quá trình Vật lí.

Muốn nâng cao hiệu quả của PP vấn đáp tìm tòi, GV cần đầu tƣ nâng cao chất lƣợng của các câu hỏi. Giảm bớt các câu hỏi có yêu cầu thấp về mặt nhận thức (chỉ đòi hỏi tái hiện kiến thức), tăng dần số câu hỏi có yêu cầu cao về mặt nhận thức (câu hỏi có sự thông hiểu và sáng tạo trong vận dụng kiến

thức để trả lời, cũng nhƣ đòi hỏi cả sự phân tích, hệ thống hoá, khái quát hoá…kiến thức).

Loại câu hỏi thứ hai có tác dụng kích thích tƣ duy tích cực của HS. Tuy nhiên, cũng không nên xem thƣờng loại câu hỏi thứ nhất, vì không tích luỹ kiến thức đến một mức độ nhất định nào đó thì khó mà tƣ duy sáng tạo.

Dƣới đây là một số kĩ năng đặt câu hỏi theo các mức độ nhận thức tăng dần của Bloom.

1) Câu hỏi Biết: Ứng với mức độ lĩnh hội 1 “nhận biết”

Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra trí nhớ của HS về các dữ liệu, số liệu, các định nghĩa, tên tuổi, địa điểm,...

2) Câu hỏi Hiểu: Ứng với mức độ lĩnh hội 2 “thông hiểu”

Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra cách HS liên hệ, kết nối các dữ liệu, số liệu, tên tuổi, địa điểm, các định nghĩa…

3) Câu hỏi Vận dụng: Ứng với mức độ lĩnh hội “vận dụng”

Mục tiêu của loại câu hỏi là để kiểm tra khả năng áp dụng các dữ liệu, các khái niệm, các quy luật, các phƣơng pháp… vào hoàn cảnh và điều kiện mới.

4) Câu hỏi Phân tích: Ứng với mức độ lĩnh hội “phân tích”

Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó đi đến kết luận, tìm ra mối quan hệ hoặc chứng minh một luận điểm.

5) Câu hỏi Tổng hợp: Ứng với mức độ lĩnh hội “tổng hợp”

Mục tiêu của câu hỏi loại này là để kiểm tra xem HS có thể đƣa ra những dự đoán, giải quyết vấn đề, đƣa ra câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.

6) Câu hỏi Đánh giá: Ứng với mức độ lĩnh hội “đánh giá”

Mục tiêu của loại câu hỏi này là kiểm tra xem HS có thể đóng góp ý kiến và đánh giá các ý tƣởng, giải pháp,… dựa vào những tiêu chuẩn đã đề ra. Kết luận: hiệu quả kích thích tƣ duy HS khi đặt câu hỏi ở mức độ nhận thức thấp hay cao sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của HS. Sẽ hoàn toàn

vô tác dụng nếu GV đặt câu hỏi khó để HS không có khả năng trả lời đƣợc. Và mặt khác, thật không có nghĩa nếu đặt câu hỏi quá dễ đối với khả năng của HS. GV cần có nhận xét, động viên ngay những câu hỏi, trả lời đúng cũng nhƣ câu hỏi trả lời chƣa đúng. Nếu tất cả HS đều trả lời sai thì GV cần đặt câu hỏi đơn giản hơn để HS có thể trả lời đƣợc vì HS chỉ có hứng thú học khi họ thành công trong học tập.

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm mô phỏng hỗ trợ dạy và học kiến thức về hạt nhân nguyên tử vật lý 12 nâng cao theo hướng phát huy tích cực nhận thức của học sinh (Trang 38 - 40)