Đánh giá chung về thực nghiệm sƣ phạm

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm mô phỏng hỗ trợ dạy và học kiến thức về hạt nhân nguyên tử vật lý 12 nâng cao theo hướng phát huy tích cực nhận thức của học sinh (Trang 108 - 111)

IX. Cấu trúc luận văn

3.6.3. Đánh giá chung về thực nghiệm sƣ phạm

Qua việc tổ chức, theo dõi và phân tích diễn biến các giờ TNSP, kết hợp với sự trao đổi trực tiếp với GV cộng tác, cùng với các em HS, việc xử lý các số liệu, sự phân tích, tính toán thống kê từ các bài kiểm tra của HS cho phép tác giả nhận định:

- Mức độ tích cực, tự lực trong hoạt động nhận thức của HS nhóm TN

luôn cao hơn nhóm ĐC.

- HS ở nhóm TN đã dần dần hình thành đƣợc thói quen hoạt động nhận

thức trong học tập trong các giờ học vật lí có sử dụng phần mềm mô phỏng. Càng ở bài sau, sự tập trung chú ý, tính tích cực tự lực của HS càng cao.

- Các tham số thống kê: Phƣơng sai (S2), độ lệch chuẩn (δ), hệ số biến thiên của nhóm TN luôn nhỏ hơn nhóm ĐC. Nghĩa là độ phân tán về điểm số xung quanh giá trị trung bình của nhóm ĐC là nhỏ.

- Hệ số student theo tính toán luôn có giá trị lớn hơn các giá trị t(n,) tra trong bảng phân phối Student. Điều này khẳng định điểm số thực nghiệm của nhóm TN là hoàn toàn có nghĩa chứ không phải ngẫu nhiên.

- Chất lƣợng học tập của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC đƣợc thể hiện:

+ Điểm TB của HS nhóm TN (6,925) cao hơn nhóm ĐC (6,2)

+ Điểm khá, giỏi của nhóm TN luôn cao hơn nhóm ĐC. Điểm của nhóm TN đa số tập trung ở điểm 7, 8 nhóm ĐC chủ yếu tập trung ở 5, 6.

- Đƣờng biểu diễn sự phân phối tần suất trong bài kiểm tra của nhóm TN đều nằm về bên phải và dịch chuyển về chiều tăng của điểm số X so với nhóm ĐC, chứng tỏ chất lƣợng học tập của nhóm TN tốt hơn nhóm ĐC.

KẾT LUẬN CHƢƠNG III

Việc tổ chức, hƣớng dẫn theo dõi và phân tích diễn biến qua các giờ TN, kết hợp với sự trao đổi của chúng tôi với GV cộng tác, với các em HS sau giờ học. Đặc biệt là việc phân tích xử lý kết quả bài kiểm tra TNSP theo phƣơng pháp thống kê toán học tác giả đi đến nhận định:

- Tiến trình của các bài soạn thảo tƣơng đối phù hợp với thực tế của HS. Qua việc tổ chức các tình huống học tập và đƣa ra các câu hỏi cùng với sự định hƣớng hoạt động học tập của giáo viên nhằm tạo cơ hội để HS tham gia vào quá trình tìm tòi, giải quyết vấn đề, tạo động cơ thúc đẩy hoạt động nhận thức tích cực, tự lực của HS dẫn đến chất lƣợng lắm vững kiến thức của HS đƣợc nâng lên.

- Qua các bài giảng TN với sự chỉ dẫn của GV, HS đã mạnh dạn đề xuất nhiều ý kiến có giá trị mới mẻ, độc đáo và có khả năng nêu dự đoán, đề xuất các phƣơng án thí nghiệm, kiểm tra dự đoán đƣợc hình thành và nâng dần sau các bài TNSP

- Trong quá trình học tập HS đƣợc tham gia xây dựng dự đoán, đề xuất phƣơng án thí nghiệm kiểm tra dự đoán, trực tiếp làm thí nghiệm, phân tích kết quả thí nghiệm, rút ra kết luận, đƣợc trao đổi, tranh luận, đƣợc diễn đạt suy nghĩ của mình thông qua phiếu học tập, thông qua việc trả lời câu hỏi trƣớc giáo viên và bạn bè. Từ đó tạo hứng thú, kích thích tính tích cực tự lực nhận thức của HS. Đồng thời nhờ đó mà giáo viên kiểm soát đƣợc hoạt động nhận thức của HS, kịp thời uốn nắn, khắc phục khó khăn và sai lầm của HS.

Qua thực nghiệm sƣ phạm chúng tôi thấy rằng để thật sự phát huy thế mạnh của phần mềm mô phỏng trong giảng dạy vật lý, ngƣời giáo viên cần xác định rõ ràng mục tiêu bài học, tiến trình đƣa ra các mô phỏng và phải biết sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Muốn vậy yêu cầu GV phải soạn giáo án một cách công phu, cần phải sƣu tầm, kiểm tra các phần mềm mô

phỏng… trƣớc khi lên lớp giảng dạy và lắp đặt hệ thống thiết bị, trình chiếu thử file bài giảng. Trong giờ học phải định hƣớng HS quan sát, tham gia quá trình tìm tòi tri thức một cách tích cực, từ đó nâng cao hiệu quả bài dạy.

KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm mô phỏng hỗ trợ dạy và học kiến thức về hạt nhân nguyên tử vật lý 12 nâng cao theo hướng phát huy tích cực nhận thức của học sinh (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)