Kiến nghị với ngành xây dựng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP (Trang 81 - 84)

Cần có sự phối hợp với nhiều bộ ngành có liên quản như Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo duc, Bộ Tài chính… xây dựng một chính sách đào tạo hợp lý, cung cấp nguồn nhân lực cần thiết cho thị trường xây dựng.

- Bộ Xây dựng nên cùng với Bộ Tài chính có chính sách giúp bình ổn giá của vật liệu xây dựng

- Bộ Tài chính nên có chính sách hỗ trợ vốn vay, giảm lãi suất cho vay.

- Giá thép ngày càng tăng mạnh, nguyên liệu thép là một trong những vật liệu quan trọn trong việc thi công xây dựng, vì vậy cần có chiến lược phát triển ngành thép trong nước, bình ổn giá cả.

KẾT LUẬN

Trong môi trường hội nhập và cạnh tranh hiện nay có thể tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh của Công ty phải có hiệu quả hay nói cách khác phải có lợi nhuận. Lợi nhuận chính là mục tiêu hàng đầu mà các công ty, doanh nghiệp đặt ra cho mình và cố gắng để đạt được.

Qua thời gian thực tập cũng như phân tích về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp đã cho thấy được rằng Công ty đang hoạt động đạt được hiệu quả doanh thu thuần cũng như lợi nhuận có sự tăng trưởng, nhưng Công ty vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm như: nguồn vốn bị chiếm dụng còn lớn, chi phí còn cao,… Chính điều này làm cho khoản lợi nhuận sau thuế của Công ty bị giảm xuống. Song trong thời buổi kinh tế thị trường như ngày nay với nhiều đối thủ cạnh tranh lớn và sự cạnh tranh quyết liệt nhưng Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp đã đứng vững, ngày càng chiếm được nhiều lòng tin của khách hàng. Ngoài ra, một số chỉ tiêu tài chính Công ty chưa đạt được hiệu quả cao như khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán ngắn hạn,… Vì vậy, trong những năm tới Công ty cần khắc phục các hạn chế này để có thể đưa hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty tăng cao hơn.

Hiện tại, Công ty đang mở rộng quy mô cũng như phạm vi hoạt động, mua sắm thêm các thiết bị, vật tư, máy móc… nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh góp phần nâng cao lợi nhuận cho Công ty. Thêm vào đó việc mở rộng quy mô sản xuất đã thu hút được đội ngũ quản lý có trình độ, giải quyết công ăn việc làm cho những người thất nghiệp, đồng thời cũng đã đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy nâng cao và phát triển kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa.

Tuy rằng, Công ty đang hoạt động tương đối hiệu quả nhưng do điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn hơn nhất là khi tình trạng lạm phát tăng cao, lãi suất ngày càng cao mà đặc thù của ngành xây dựng là vay nợ nên để có thể đứng vững và phát triển mở rộng quy mô thì Công ty cần có những chính sách và giải pháp cụ thể và toàn diện, liện hệ đến nhiều khía cạnh của vấn đề để đạt được hiệu quả cao và gắn liền với thực tiễn.

Trong thời gian được học tập tại trường và đi thực tập tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp, em đã phần nào hiểu được cơ sở lý thuyết và công việc thực tế. Tuy nhiên, do thời gian thực tập ngắn và kiến thức còn hạn chế nên khóa luận này của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tế trường Đại học Thăng Long và các cô chú trong công ty để khóa luận này được hoàn thiện hơn.

PHỤ LỤC

1.Bảng Cân đối kế toán năm 2010-2012.

2.Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010-2012.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bùi Anh Tuấn, Nguyễn Hoàng Nam (2006), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà

xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

2.Lê Thế Tường, Bạch Đức Hiển (9-1999), Giáo trình tài chính doanh nghiệp,

Trường Đại học Quản lý và kinh doanh Hà Nội.

3.Nguyễn Công Bình, Đặng Kim Cương (2009), Phân tích các báo cáo tài chính,

NXB Giao thông vận tải.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP (Trang 81 - 84)