Phân tích tình hình doanh thu và chi phí của Công ty Cổ phần Xây

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP (Trang 39 - 46)

Công nghiệp

2.2.1 Phân tích tình hình doanh thu và chi phí của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp Công nghiệp

Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng vì doanh thu chính là cơ sở để xác định số thuế phải nộp cho ngân sách Nhà nước, là khoản để bù đắp vốn kinh doanh và chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng được xác định từ doanh thu . Chỉ tiêu doanh thu nói lên tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó định hướng sự phát triển kinh doanh trong tương lai. Ngoài ra, doanh thu là yếu tố khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thương trường. Do đó việc phân tích để tìm ra nguyên nhân của sự tăng, giảm doanh thu trong các kỳ kinh doanh là rất quan trọng.

Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp năm 2010 - 2012

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch 2011 - 2010 Chênh lệch 2012 - 2011 Tuyệt đối Tƣơng đối

(%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%)

1.Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ 249.243.482.938 213.534.739.033 258.320.235.968 (35.708.743.905) (14,33) 44.785.496.935 20,97

2. Các khoản giảm trừ

doanh thu

3. Doanh thu thuần 249.243.482.938 213.534.739.033 258.320.235.968 (35.708.743.905) (14,33) 44.785.496.935 20,97

4. Giá vốn hàng bán 223.669.513.466 186.596.821.062 231.485.204.824 (37.072.692.404) (16,57) 44.888.383.762 24,06

5. Lợi nhuận gộp 25.573.969.472 26.937.917.971 26.835.031.144 1.363.948.499 5,33 (102.886.827) (0,38)

6. Doanh thu hoạt động tài

chính 982.107.138 414.050.051 347.218.280 (568.057.087) (57,84) (66.831.771) (16,14)

7. Chi phí tài chính 230.036.575 73.167.638 97.339.603 (156.868.937) (68,19) 24.171.965 33,04

- Trong đó: Chi phí lãi vay 174.797.989 19.418.026 (155.379.963) (88,89) (19.418.026) (100,00)

8. Chi phí bán hàng 503.801.091 112.946.954 503.801.091 (390.854.137) (77,58)

9. Chi phí quản lý doanh

nghiệp 8.222.105.930 7.955.830.073 7.172.067.607 (266.275.857) (3,24) (783.762.466) (9,85)

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch 2011 - 2010 Chênh lệch 2012 - 2011 Tuyệt đối Tƣơng đối

(%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%)

11. Thu nhập khác 626.566.641 430.895.323 2.159.894.378 (195.671.318) (31,23) 1.728.999.055 401,26

12. Chi phí khác 27.622.680 56.150.291 1.486.439.381 28.527.611 103,28 1.430.289.090 2.547,25

13. Lợi nhuận khác 598.943.961 374.745.032 673.454.997 (224.198.929) (37,43) 298.709.965 79,71

14. Tổng lợi nhuận kế toán

trước thuế 18.702.878.066 19.193.914.252 20.473.350.257 491.036.186 2,63 1.279.436.005 6,67

15. Chi phí thuế TNDN

hiện hành 4.751.322.573 5.019.007.688 5.494.499.219 267.685.115 5,63 475.491.531 9,47

16. Chi phí thuế TNDN

hoãn lại

17. Lợi nhuận sau thuế 13.951.555.493 14.174.906.564 14.978.851.038 223.351.071 1,60 803.944.474 5,67

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 3.671 3.730 3.942 59 1,61 212 5,68

Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp có thể khái quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2010, 2011 và 2012; đồng thời nó phản ánh toàn bộ giá trị về sản phẩm, dịch vụ mà Công ty đã thực hiện được. Như bảng trên thì lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp năm 2011 tăng 223.351.071 đồng so với năm 2010, tương ứng với 1,60%. Và năm 2012, lợi nhuận sau thuế tiếp tục tăng thêm 803.944.474 đồng so với năm 2011, tức là tăng 5,67%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do:

-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phản ánh doanh thu của khối lượng

sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư đã bán; dịch vụ đã cung cấp được xác định là đã bán trong kỳ không phân biệt doanh thu đã thu tiền hay sẽ thu được tiền. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2011 giảm so với năm 2010, cụ thể là giảm 35.708.743.905 đồng, tương đương với giảm 14,33%. Điều này cho thấy, việc kinh doanh của Công ty có xu huớng xấu đi do vào năm 2011 Công ty chịu ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái. Khách hàng có xu hướng thắt chặt chi tiêu, nhu cầu về bất động sản hay xây nhà giảm sút dẫn đến số lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp của Công ty cũng bị giảm xuống. Tuy nhiên, trái ngược với năm 2011, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2012 tăng 44.785.496.935 đồng so với năm 2011, tức là tăng với tốc độ 20,97%. Từ số liệu này chỉ ra tốc độ gia tăng doanh số tuy không nhiều nhưng cũng cho thấy Công ty nỗ lực duy trì mức độ hoạt động ổn định trong thời kì kinh tế khủng hoảng. Nhờ việc kinh doanh máy móc thiết bị và nguyên vật liệu xây dựng, kí kết các hợp đồng công trình xây dựng,… đã giúp cho Công ty hoạt động hiệu quả hơn trong năm 2012. Đây cũng là một điều đáng mừng cho Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cũng nên đề ra các chiến lược hoạt động mới nhằm giúp cho Công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn nữa. Như vậy sẽ giúp Công ty có được tiếng vang và uy tín trên thị trường, sẽ được các chủ đầu tư ngày càng để ý tới và tin tưởng hơn.

-Các khoản giảm trừ doanh thu của Công ty đều bằng 0 trong ba năm 2010, 2011

và 2012. Điều đó cho thấy Công ty không có sản phẩm, hàng bán nào bị trả lại hay giảm giá. Đồng thời cũng chỉ ra rằng các công trình dân dụng do Công ty thi công đều được đảm bảo chất lượng và bàn giao đúng thời hạn đề ra trong hợp đồng nên Công ty không phải chịu bất kì khoản giảm trừ doanh thu nào từ chủ thầu công trình. Bên cạnh đó, các loại vật liệu và máy móc thiết bị do Công ty kinh doanh cũng đảm bảo chất lượng tốt, an toàn khi sử dụng. Như vậy, Công ty cần phát huy thế mạnh này của mình trên thị trường để ngày càng có uy tín hơn trên thị trường, tạo ra lợi thế kinh doanh cho doanh nghiệp.

-Giá vốn hàng bán của năm 2011 giảm 37.072.692.404 đồng so với năm 2010,

trước. Đây là lý do khiến cho Công ty bán được ít sản phẩm, dịch vụ hơn. Trong khi đó, giá vốn hàng bán của năm 2012 tăng 44.888.383.762 đồng so với năm 2011, tốc độ tăng là 24,06%. Việc tăng giá vốn hàng bán này là do trong năm 2012 Công ty kinh doanh tốt hơn ở hạng mục bán nguyên vật liệu và các máy móc, thiết bị xây dựng. Bên cạnh đó, một phần gia tăng là do các nguyên vật liệu và máy móc tăng giá đột ngột nên Công ty không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, đây cũng là một tín hiệu tốt cho Công ty trong việc kinh doanh các vật liệu, máy móc thiết bị. Do vậy, Công ty cần có những chính sách, giải pháp để tránh việc người bán tăng giá đột ngột những mặt hàng mà Công ty đang kinh doanh. Đồng thời, Công ty cũng cần phải tính toán kỹ về thời điểm, sản lượng đặt hàng, chi phí vận chuyển cho hợp lý để không làm chi phí này tăng cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.

-Doanh thu hoạt động tài chính là khoản thu nhập chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong

cơ cấu tổng doanh thu, tuy nhiên lại rất quan trọng bởi nó phản ánh kết quả kinh doanh tài chính của Công ty. Doanh thu hoạt động tài chính của Công ty được hình thành từ lãi tiền gửi, lãi do chênh lệch tỉ giá, doanh thu hoạt động tài chính khác… Có thể thấy doanh thu hoạt động tài chính của Công ty năm 2011 giảm 568.057.087 đồng tương đương với 57,84%. Và đến năm 2012, con số này tiếp tục giảm 66.831.771 đồng, tức là còn 347.218.280 đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do Công ty không có khả năng thanh toán nhanh để được hưởng chiết khấu thanh toán do tình hình khó khăn. Đồng thời, khoản tiền Công ty gửi ngân hàng cũng giảm sút vì phải đầu tư cho các công trình hoặc mua nguyên vật liệu, từ đó làm giảm lãi tiền gửi. Tuy nhiên, sự giảm sút của doanh thu hoạt động tài chính không ảnh hưởng nhiều tới tình hình kinh doanh của Công ty.

-Chi phí tài chính trong năm 2011 giảm 156.868.937 đồng so với năm 2010,

tương đương giảm 68,19%. Chi phí tài chính bao gồm lãi vay công trình, lãi vay kinh doanh, chênh lệch tỉ giá. Điều này cho thấy Công ty đã thu lại được tiền từ các công trình mà Công ty đấu thầu để thi công xây dựng và các công trình riêng của Công ty. Từ đó, đã giúp cho Công ty thanh toán được tương đối khoản tiền nợ ngân hàng nên chi phí lãi vay cũng giảm đáng kể. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho Công ty và nên phát huy điều này. Tuy nhiên, đến năm 2012, chi phí tài chính lại tăng 24.171.965 đồng, tức là tăng lên 33,04%. Trong đó, chi phí lãi vay đã giảm xuống đến con số 0, điều này cho thấy Công ty đã thanh toán hoàn toàn các khoản nợ ngân hàng. Công ty cần áp dụng nhiều biện pháp hơn nữa để tiết kiệm các khoản chi phí, hạn chế những phí tổn để giảm phần nào sự tăng lên của tổng chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận của Công ty.

-Chi phí bán hàng của năm 2011 là 503.801.091 đồng, năm 2010 là bằng 0 đồng.

Qua khoản mục này cho thấy việc kinh doanh bán hàng của Công ty năm 2011 rất hiệu quả nên dẫn tới phát sinh nhiều chi phí trong bán hàng đặc biệt là chi phí lưu kho và chi phí vận chuyển. Còn năm 2010 thì việc bán hàng không đáng kể vì chưa có chiến lược bán hàng tốt để thu hút khách hàng, các nhà đầu tư trên thị trường nên chi phí bằng 0 đồng. Đến năm 2012, chi phí bán hàng giảm xuống còn 112.946.954 đồng, tức là giảm 77,58% so với năm 2011. Điều này cho thấy Công ty đã tính toán kĩ càng mỗi lần nhập kho hay vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc, hạn chế không để xảy ra tình trạng dự trữ quá nhiều nguyên vật liệu trong kho nên đã giúp cho chi phí này giảm xuống. Như vậy, trong các năm tới, Công ty cần xem xét số lượng đặt hàng mỗi lần cũng như lượng hàng lưu kho sao cho đạt hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu chi phí này xuống mức tối đa.

-Chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2011 giảm 3,24% so với năm 2010,

tương đương với 266.275.857 đồng. Và đến năm 2012, con số này tiếp tục giảm xuống 783.762.466 đồng, tức là giảm 9,85% so với năm 2011. Tuy rằng chi phí quản lý của năm 2011 và 2012 giảm không nhiều nhưng cũng giúp Công ty tiết kiệm được 1 khoản đáng kể. Trong năm 2011 và 2012, Công ty đã cắt giảm bớt được chi phí thuê thêm người lao động, giảm thiểu các chi phí điện nước nhờ việc sử dụng tiết kiệm… Nhìn chung chi phi quản lý doanh nghiệp còn cao nên Công ty cần tổ chức lại bộ máy quản lý để tiết kiệm chi phí. Muốn thực hiện được điều này Công ty phải xem xét việc sử dụng chi phí ở từng bộ phận, tiêu biểu như chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, chi phí điện thoại... Công ty cũng cần có những chính sách quản lý doanh nghiệp và quản lý bán hàng tốt hơn để có thể tiết kiệm ngân sách hơn nữa từ chi phí bán hàng của Công ty. Đây cũng là một cách giúp cho Công ty hoạt động trở nên hiệu quả hơn trong tương lai.

-Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của năm 2011 tăng 715.235.115 đồng

so với năm 2010, tức là tương đương với 3,95%. Hơn thế nữa, năm 2012, con số này lại tiếp tục tăng lên 980.726.040 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các nhân tố sản lượng, giá bán, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý… Cụ thể là giá vốn hàng bán tăng lên, sản lượng tiêu thụ tăng lên và Công ty tiết kiệm được một khoản chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp nên làm lợi nhuận năm 2011 và năm 2012 tăng lên.

-Thu nhập khác của Công ty giảm từ 626.566.641 đồng năm 2010 xuống

430.895.323 đồng năm 2011, tức là giảm 195.671.318 đồng tương đương với 31,23%. Điều này cho thấy nguồn thu từ một số hoạt động khác của Công ty bị giảm sút, chẳng hạn như do khủng hoảng kinh tế nên một số ít khách hàng thuê mặt bằng, kho bãi của Công ty không còn hoạt động kinh doanh hiệu quả như trước thì xin hủy bỏ hợp đồng thuê mặt bằng năm 2011. Từ đó sẽ dẫn đến một khoản thu lợi nhuận cho Công ty bị

giảm sút. Sang năm 2012, thu nhập khác của Công ty có xu hướng tăng mạnh lên 2.159.894.378 đồng, tức là tăng 1.728.999.055 đồng so với năm 2011. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho Công ty và cần phải được duy trì phát huy hơn nữa. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do sang năm 2012, nhu cầu khách hàng cần thuê mặt bằng, kho bãi để kinh doanh tăng lên. Ngoài ra, thu nhập tăng lên còn do Công ty nhượng bán và thanh lý một số tài sản cố định và thu tiền phạt do khách hàng của Công ty vi phạm hợp đồng.

-Chi phí khác có xu hướng tăng trong ba năm qua, năm 2011 tăng 28.527.611

đồng so với năm 2010, tương đương với tăng 103,28%. Và đến năm 2012, chi phí khác tiếp tục tăng thêm 1.430.289.090 đồng. Các chi phí khác như tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, chi phí thanh lý và nhượng bán tài sản cố định… Như vậy, khoản mục này có xu hướng tăng dần, Công ty cũng cần quan tâm và thực hiện chính sách tiết kiệm để các chi phí này giảm xuống mức thấp nhất.

-Lợi nhuận khác của năm 2011 giảm do thu nhập khác giảm và chi phí khác

tăng. Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh, ta thấy được lợi nhuận khác của năm 2011 giảm xuống 37,43% tương đương với 224.198.929 đồng. Trong khi đó, chỉ tiêu này của năm 2012 lại có xu hướng tăng lên do cả thu nhập khác và chi phí khác tăng. Như vậy, trong các năm tới Công ty cần nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh và không ngừng mở rộng quy mô và phát triển nhằm giúp Công ty phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

-Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2011 là 14.174.906.564 đồng và năm 2010

là 13.951.555.493 đồng, tức là tăng 223.351.071 đồng. Chỉ tiêu này của năm 2012 là 14.978.851.038 đồng, tức là tăng 803.944.474 đồng so với năm 2011. Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ đi chi phí và phần thuế thu nhập doanh nghiệp mà Công ty phải nộp. Lợi nhuận này Công ty dùng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh hoặc trích lập quỹ cho hoạt động khác của Công ty sử dụng. Điều nay cho thấy Công ty hoạt động có lãi hơn so với năm trước. Đây là một điều đáng mừng cho Công ty vì đã nỗ lực hết mừng để vượt qua thời kì khủng hoảng, kinh doanh có lãi, giúp cho Công ty kinh doanh ổn định hơn. Trong những năm tiếp theo, Công ty vẫn phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa nhằm vượt qua mọi khó khăn trong ngành cũng như khó khăn về kinh tế để ngày một phát triển mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn, nhận được nhiều sự tín nghiệm từ khách hàng hơn nữa.

Nhận xét:

Nhìn chung, trong 3 năm qua Công ty đã cố gắng nỗ lực duy trì hoạt động kinh doanh để giúp Công ty có lãi. Tuy nhiên, Công ty cần có những chính sách mới để cải thiện tình hình kinh doanh của Công ty hơn nữa, giúp Công ty vượt qua những khó khăn trong thời kì khủng hoảng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)