Khái niệm về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP (Trang 27 - 28)

Sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả là yêu cầu khách quan đối với cơ chế hạch toán kinh doanh, đó là kinh doanh tiết kiệm và có hiệu quả trên cơ sở tự chủ về tài chính.

hướng tới mục tiêu là thu được lợi nhuận (trừ một số doanh nghiệp nhà nước ngoài mục tiêu về lợi nhuận còn hướng đến các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phục vụ các lợi ích công cộng cho toàn xã hội). Bởi vì lợi nhuận là nguồn tích lũy cơ bản để doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng, đồng thời cũng là nguồn chủ yếu để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Nó là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt, việc có tạo ra lợi nhuận hay không quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì thế mà lợi nhuận được coi là đòn bẩy quan trọng và là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đạt được chỉ tiêu này đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được ổn định.

Chính vì vậy, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh là đạt được lợi nhuận cao nhất, và để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức và sử dụng vốn có hiệu quả. Ngoài ra, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp còn xuất phát từ một số lý do chủ yếu sau:

- Xuất phát từ tầm quan trọng của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dù ở bất kỳ quy mô nào, ngành nghề gì đều phải cần có một lượng vốn nhất định. Nhất là khi khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển với tốc độ cao để mở rộng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải đầu tư để đổi mới máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ sản xuất, vì thế nhu vầu vốn ngày càng tăng. Nếu vốn được huy động đầy đủ kịp thời sẽ không chỉ giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, hạn chế hiện tượng trì trệ, lãng phí, góp phần hạ chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh, tạo lợi thế trong cạnh tranh.

- Xuất phát từ mục đích đáp ứng yêu cầu của cơ chế hạch toán kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở tự do cạnh tranh, có sự điều tiết của Nhà nước. Ở đó, mỗi doanh nghiệp đều phải hoạt động độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, trực tiếp khai thác và sử dụng vốn kinh doanh, tiến hành hoạt động kinh doanh sao cho lợi nhuận thu về cao nhất. Lơi nhuận càng cao, khả năng về vốn càng dồi dào, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp càng lớn. Để làm được việc đó khi mà cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ngày càng khốc liệt thì doanh nghiệp nhất thiết phải sản xuất kinh doanh có hiệu quả không những bảo toàn mà còn làm cho đồng vốn của mình không ngừng lớn lên.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)