0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP (Trang 57 -84 )

Xây dựng Công nghiệp

2.2.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng toàn bộ nguồn vốn tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp

Để đánh giá được cụ thể hơn các thành quả mà Công ty đã đạt được thì phải thông qua các chỉ tiêu tài chính cơ bản. Dưới đây là những chỉ tiêu đã được chọn lựa rất tổng hợp và tiêu biểu nhất.

- Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp

Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2010-2011 Chênh lệch 2011-2012 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 1,02 0,56 0,37 (0,46) (0,19)

(Nguồn: Tính toán dựa trên Báo cáo tài chính năm 2010-2012)

Nhận xét:

Hiệu quả sử dụng toàn bộ nguồn vốn được đo lường bởi doanh thu và tổng nguồn vốn khi tỷ số này càng cao thì chứng tỏ rằng tài sản của Công ty hoạt động hiệu quả. Các khoản tài sản được tận dụng tối đa không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cao là cơ sở để tạo ra được lợi nhuận cao.

Dựa vào bảng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trên ta thấy được hệ số này giảm dần qua từng năm. Cụ thể là năm 2010, một đồng vốn kinh doanh của Công ty tạo ra được 1,02 đồng doanh thu. Năm 2011, con số này giảm 0,46 đồng so với năm 2010, tức là một đồng vốn kinh doanh tạo ra được 0,56 đồng doanh thu. Và đến năm 2012, con số này tiếp tục giảm xuống còn 0,37 đồng so với năm 2011. Hệ số hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh mặc dù giảm dần từ năm 2010 đến năm 2012 nhưng chưa thể nói

rằng các năm qua Công ty kinh doanh không hiệu quả. Điều này do đặc điểm ngành nghề của Công ty là thi công các công trình có giá trị lớn, thời gian thi công kéo dài hàng năm, đây là vấn đề chung cho mọi doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải. Mặc dù vậy, hoạt động sản xuất thi công vẫn chưa phát huy hết tiềm lực của Công ty.

- Khả năng thanh toán

Bảng 2.5. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2010-2011 Chênh lệch 2011-2012 Hệ số thanh toán ngắn hạn 1,02 1,64 1,7 0,62 0,06 Hệ số thanh toán nhanh 0,68 0,5 0,31 (0,18) (0,19) Hệ số thanh toán tức thời 0,05 0,07 0,03 0,02 (0,04)

(Nguồn: Tính toán dựa trên Báo cáo tài chính năm 2010-2012)

Nhận xét:

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn thể hiện mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này của Công ty CP Xây dựng Công nghiệp ngày càng tăng dần qua các năm và đều lớn hơn 1, cụ thể là năm 2011 hệ số thanh toán ngắn hạn là 1,64 tăng 0,62 so với năm 2010. Và năm 2012, con số này tiếp tục tăng lên 1,7; tức là tăng lên 0,06 so với năm 2011. Điều này chứng tỏ tình hình thanh toán của Công ty ngày càng tốt hơn. Hơn thế nữa, tỷ lệ này biến động theo chiều tăng dần, đây là một thuận lợi cho Công ty trong hoạt động kinh doanh của mình.

Hệ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng về các loại tài sản có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số này càng gần 1 càng tốt nhưng nếu hệ số này quá lớn sẽ gây ra tình trạng mất cân đối của vốn lưu động. Hệ số này của Công ty giảm dần qua ba năm, càng nhỏ và ngày càng xa 1, điều này cho thấy khả năng ứng phó của Công ty với khoản nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần. Năm 2011, hệ số này giảm 0,18 còn 0,5 so với năm 2010 và đến năm 2012 hệ số này giảm tiếp xuống 0,31. Trong khi đó, tỷ lệ nợ phải trả của Công ty lại quá cao, tức là vốn hoạt động của Công ty chủ yếu là đi vay. Nếu Công ty không đánh giá, quản lý tốt hiệu quả sử dụng vốn này thì Công ty sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh.

Hệ số thanh toán tức thời phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền. Dựa vào bảng tình hình thanh toán của Công ty, ta có thể thấy hệ số này

tăng giảm thất thường qua các năm. Năm 2011, hệ số này là 0,07; tăng 0,02 so với năm 2010 và năm 2012 hệ số này lại giảm xuống còn 0,03. Ta có thể nhận thấy, hệ số này qua ba năm đều thấp hơn nhiều so với hệ sô 0,5 chứng tỏ Công ty đang gặp phải khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Công ty cần phải nhanh chóng có biện pháp để nhanh chóng thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn trong năm tới.

- Khả năng sinh lời của toàn bộ nguồn vốn

Bảng 2.6. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của toàn bộ nguồn vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp

Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2010-2011 Chênh lệch 2011-2012

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn

kinh doanh 5,69 3,73 2,13 (1,96) (1,6)

Tỷ suất lợi nhuận trên

doanh thu (ROS) 5,6 6,64 5,8 1,04 (0,84)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn

chủ sở hữu (ROE) 21,53 20,53 20,31 (1) (0,22)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng

tài sản (ROA) 5,2 2,89 1,64 (2,31) (1,25)

(Nguồn: Tính toán dựa trên Báo cáo tài chính năm 2010-2012)

Nhận xét:

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của Công ty có xu hướng giảm đều qua các năm. Tỷ suất này phản ánh một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ta có thể thấy được tỷ suất này năm 2010 là lớn nhất, con số 5,69% cho ta biết trong năm 2010 cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì tạo ra 5,69 đồng lợi nhuận. Năm 2011, 100 đồng vốn kinh doanh tạo ra 3,73 đồng lợi nhuận; giảm 1,96 đồng so với năm 2010. Đến năm 2012, hệ số này tiếp tục giảm xuống, 100 đồng vốn kinh doanh chỉ tạo ra 2,13 đồng lợi nhuận. Điều này thể hiện tình hình kinh doanh của Công ty trong ba năm qua vẫn chưa hiệu quả.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong ba năm 2010, 2011 và 2012 có sự biến động nhẹ. Năm 2010 và 2012 tỷ suất này duy trì ở con số 5,6% và 5,8% còn riêng năm 2011 tăng lên 1,04% so với năm 2010 tức là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 6,64%. Tỷ suất này phản ánh một đồng doanh thu của Công ty thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tức là ở năm 2010, 100 đồng doanh thu thì tạo ra 5,6 đồng lợi nhuận. Và năm 2011, cứ 100 đồng doanh thu lại có 6,64 đồng lợi nhuận. Nhưng đến năm 2012, 100 đồng doanh thu lại chỉ tạo ra 5,8 đồng lợi nhuận. Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty còn thấp, Công ty nên cố gắng đề ra những phương án kinh

doanh hiệu quả hơn nữa để thu về nhiều lợi nhuận hơn.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này càng cao càng chứng tỏ Công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là Công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong ba năm qua có xu hướng giảm dần. Năm 2010 là 21,53%; năm 2011 là 20,53%; năm 2012 là 20,31%. Điều này có nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu đem đầu từ mang lại 21,53 đồng lợi nhuận vào năm 2010 ; 20,53 đồng vào năm 2011 và 20,31 đồng lợi nhuận năm 2012. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty còn chưa tốt trong kinh doanh mặc dù vốn chủ sở hữu tăng lên qua các năm. Công ty cần quan tâm và phát huy tiềm lực kinh doanh của mình trong các năm tới để ngày một hoạt động hiệu quả hơn.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng vốn được sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty cũng có xu hướng giảm dần giống như tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Tỷ số này của năm 2010 là 5,2% có nghĩa là 100 đồng vốn được đầu tư thì công ty thu về được 5,2 đồng lợi nhuận. Đến năm 2011, tỷ số này giảm xuống còn 2,89% tức là 100 đồng vốn được đầu tư trong năm 2011 chỉ thu về được 2,89 đồng lợi nhuận. Và năm 2012, con số này tiếp tục giảm xuống còn 1,64% tức là đã bị giảm sút 1,25% so với năm 2011.Việc giảm khả năng sinh lời trên tổng tài sản cho thấy với số vốn công ty bỏ ra thì việc thu lại lợi nhuận là chưa cao, hiệu quả sử dụng giảm. Như vậy công ty hoạt động vẫn chưa hiệu quả, cần có chính sách sử dụng tài sản hợp lý nhất để nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn, tức là sử dụng tài sản hiệu quả hơn.

2.2.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định và hệ số đảm nhiệm vốn cố định

Bảng 2.7. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng và hệ số đảm nhiệm vốn cố định của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp

Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2010-2011 Chênh lệch 2011-2012 Hiệu suất sử dụng VCĐ 3,72 3,36 4,3 (0,36) 0,94 Hệ số đảm nhiệm VCĐ 0,27 0,3 0,23 0,03 (0,07)

Nhận xét:

Qua ba năm 2010 – 2012, hiệu suất sử dụng vốn cố định được cải thiện rõ rệt, tuy có sự giảm nhẹ từ năm 2010 là 3,72 đến năm 2011 còn 3,36 nhưng đã tăng lên đến 4,3 vào năm 2012. Điều này có nghĩa là năm 2012, một đồng vốn cố định của Công ty tạo ra được 4,3 đồng doanh thu. Như vậy, năm 2011 hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 0,36 lần so với năm 2010. Và năm 2012 chỉ số này tăng 0,94 lần so với năm 2011 trong đó doanh thu thuần tăng 1,21 lần, vốn cố định bình quân trong kỳ giảm 1,06 lần. Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty tăng lên vào năm 2012 là do lượng doanh thu thuần tăng lên và tài sản cố định giảm xuống. Điều này chứng tỏ vốn cố định của Công ty có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, phát huy hết công suất và mang lại lợi nhuận cao cho Công ty, tạo điều kiện tốt cho việc sử dụng có hiệu quả tài sản ngắn hạn.

Bên cạnh đó, ta thấy được chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn cố định của Công ty có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể là năm 2010, để tạo ra một đồng doanh thu, Công ty cần 0,27 đồng vốn cố định. Năm 2011, tỷ lệ này là một đồng doanh thu cần 0,3 đồng vốn cố định đóng góp, tăng 0,03 đồng so với năm 2010. Và năm 2012, để tạo ra một đồng doanh thu, Công ty cần sử dụng 0,23 đồng vốn cố định, giảm 0,07 đồng so với năm 2011 và giảm 0,04 lần so với năm 2010. Như vậy, hệ số đảm nhiệm vốn cố định của Công ty là hơi cao trong khi tài sản cố định lại chiếm một tỷ trọng quá thấp trong tổng tài sản. Tuy nhiên, với sự tăng dần về hiệu quả sử dụng vốn cố định và sự giảm dần về hệ số đảm nhiệm vốn cố định của Công ty trong năm 2012 cũng cho thấy Công ty đã cố gắng hơn trong việc sử dụng nguồn vốn cố định của mình. Lý do khiến cho hệ số đảm nhận vốn cố định có biến động nhẹ là do đầu năm 2012 dây chuyền công nghệ mới, máy móc thiết bị mới phục vụ việc thi công đã bắt đầu được đưa vào sản xuât, làm cho tiến độ thi công diễn ra đúng tiến độ và kĩ thuật, điều đó làm cho doanh thu thuần của Công ty tăng lên. Đồng thời, Công ty cũng đã thanh lý và nhượng bán những thiết bị không cần dùng, đã khấu hao hết hoặc lạc hậu không phục vụ được cho quá trình thi công công trình. Việc Công ty cố gắng sử dụng nguồn vốn cố định hiệu quả đang là một ưu thế của Công ty vì thế Công ty nên phát huy mạnh hơn mặt tích cực này.

- Năng lực quản lý tài sản cố định

Bảng 2.8. Chỉ tiêu đánh giá năng lực quản lý tài sản cố định của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2010-2011 Chênh lệch 2011-2012 Hệ số hao mòn TSCĐ Lần 0,37 0,43 0,47 0,06 0,04

Tỷ suất đầu tư

Nhận xét:

Qua số liệu trên ta thấy nguyên giá TSCĐ năm sau so với năm trước đều tăng lên, cụ thể là năm 2011 so với năm 2010 tăng lên 2.174.454.565 đồng và năm 2012 so với năm 2011 tăng lên 185.797.076 đồng. Như vậy, trong ba năm qua Công ty CP Xây dựng Công nghiệp đã đầu tư mua sắm thêm tài sản cố định, do đó đã nâng tổng giá trị TSCĐ lên. Việc đổi mới trang thiết bị mang lại cho Công ty những cơ hội kinh doanh lớn hơn, thi công công trình đúng thời hạn, đúng kỹ thuật yêu cầu và kịp thời cho nhu cầu của thị trường. Năng suất hoạt động của tài sản cố định dang dần được đổi mới, nâng cao hơn. Hệ số hao mòn tài sản cố định của Công ty qua các năm có xu hướng tăng dần, tức là có xu hướng tiến dần đến 1. Điều này cho thấy tài sản cố định của Công ty đang dần cũ đi vì vậy Công ty cần cố gắng trang bị thêm nhiều hơn nữa để hệ số này tiến gần đến 0.

Tỷ suất đầu tư tài sản cố định cho biết mức độ đầu tư vào tài sản cố định trong tổng tài sản của doanh nghiệp, tức là trong một đồng tài sản của Công ty có bao nhiêu đồng đầu tư vào tài sản cố định. Công ty luôn ý thức được việc đầu tư vào tài sản cố định mang lại hiệu quả trong thi công sản xuất cho Công ty, tăng doanh thu và lợi nhuận. Mặt khác, đặc điểm ngành nghề đòi hỏi cần tài sản cố định lớn để đảm bảo việc thi công, vì thế mà tài sản cố định thường phải chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản. Trong ba năm qua, tỷ suất này có xu hướng giảm dần vì tại năm 2010 Công ty đã trang bị khá đầy đủ các trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm tạo năng lực sản xuất và xu hướng phát triển kinh doanh lâu dài, tăng sức cạnh tranh. Chính vì thế, tại các năm 2011 và 2012, Công ty chỉ cần đầu tư bổ sung thêm một lượng tài sản cố định không đáng kể để ngày càng hoàn thiện hơn cho chất lượng tài sản cố định.

- Hệ số sinh lời của vốn cố định

Bảng 2.9. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của vốn cố định của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp

Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2010 - 2011 Chênh lệch 2011 - 2012 Hệ số sinh lời của VCĐ 0,21 0,22 0,25 0,01 0,03

(Nguồn: Tính toán dựa trên Báo cáo tài chính năm 2010-2012)

Nhận xét:

Ta thấy tỷ suất sinh lời của tài sản cố định của Công ty qua các năm đều có dấu hiệu tăng nhẹ. Năm 2010, cứ một đồng vốn cố định của Công ty tạo ra 0,21 đồng lợi nhuận. Đến năm 2011, tỉ lệ này tăng thêm 0,01 đồng, điều này có nghĩa là một đồng vốn cố định của Công ty tạo ra 0,22 đồng lợi nhuận. Và đến năm 2012, chỉ tiêu này là

0,25 đồng lợi nhuận, tăng 0,03 so với năm 2011. Như vậy, tỷ suất sinh lời của vốn cố định tăng dần trong ba năm liền cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty ngày một

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP (Trang 57 -84 )

×