Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP (Trang 73 - 76)

Xây dựng Công nghiệp

3.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp Công nghiệp

Xuất phát từ tình hình thực tế của Công ty, những vấn đề phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty đó là:

- Công ty cần chủ động trong công tác huy động và sử dụng vốn kinh doanh

Như chúng ta đã biết, bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều muốn có nguồn vốn chủ động để sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả mà không cần phải lo lắng đến việc trả nợ. Một doanh nghiệp đang và sẽ đứng vững trong tương lai là một doanh nghiệp có cơ cấu và nguồn vốn hợp lý. Xuất phát từ điều này mà việc huy động vốn và sử dụng vốn một cách chủ động, linh hoạt góp phần tạo ra cơ cấu vốn và nguồn vốn hợp lý là vô cùng quan trọng, từ đó mà nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp.

Thực tế công tác huy động và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty trong năm vừa qua là không tốt vì cơ cấu vốn và nguồn vốn của Công ty chưa hợp lý. Cụ thể là trong ba năm 2010, 2011 và 2012, vốn cố định chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh, trong khi vốn lưu động lại chiếm tỷ trọng cao. Trong tổng số vốn lưu động, giá trị của hàng tồn kho lại chiếm tỷ trọng lớn. Đây là một bộ phận vốn không tham gia luân chuyển trong kỳ nên được coi là bộ phận vốn bị ứ đọng của Công ty, chính vì vậy Công ty không thể sử dụng khoản vốn này trong kỳ.

Về cơ cấu nguồn vốn: Trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty thì nguồn vốn mà Công ty có thể chủ động sử dụng lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong khi nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn. Điều này nói lên trong kỳ Công ty vẫn chưa chủ động trong công tác huy động nguồn vốn để sử dụng vào các hoạt động kinh doanh trong kỳ mà còn lệ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài. Điều này sẽ rất nguy hiểm cho tình hình tài chính của Công ty mỗi khi gặp rủi ro, vì vậy Công ty nên có một cơ cấu vốn hợp lý. Để làm được điều này Công ty cần chú ý đến các vấn đề sau:

+ Xác định chính xác nhu cầu vốn thường xuyên cần thiết tối thiểu cho hoạt động sản xuất kinh doanh để từ đó có biện pháp tổ chức, huy động vốn hợp lý.

+ Xây dựng kế hoạch huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ phù hợp.

+ Khi có nguồn tài trợ Công ty cần chủ động lập kế hoạch về phân phối và sử dụng hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt cần chú ý tới việc đầu tư vào TSCĐ để nâng cao chất lượng thi công các công trình, đồng thời nâng cao dần tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn kinh doanh, dần tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý hơn.

- Công ty cần đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, giải phóng lƣợng hàng tồn kho và thanh toán các khoản nợ của Công ty

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các doanh nghiệp thường tồn tại một khoản vốn lớn trong khâu thanh toán, đó là các khoản phải thu và các khoản phải trả. Hiện tượng chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp đang diễn ra khá phổ biến hiện nay, các khoản này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong ba năm qua, tổng số vốn của Công ty bị chiếm dụng có xu hướng tăng giảm thất thường nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao,

trong đó số vốn bị khách hàng chiếm dụng là chủ yếu. Đây là bộ phận trong kỳ của Công ty không luân chuyển, bị ứ đọng nên gây ra tình trạng thiếu vốn lưu động đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong kỳ của Công ty. Do vậy, việc thu hồi nợ để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tới là nhu cầu cần thiết của Công ty. Việc thu hồi các khoản nợ này không những giúp Công ty có thêm một khoản vốn để hoạt động mà còn góp phần giải phóng một lượng lớn vốn tồn đọng trong khâu thanh toán, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty trong kỳ tới. Vì vậy, Công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:

+ Khi kí hợp đồng với chủ đầu tư, Công ty cần đề nghị chủ đầu tư phải ứng trước một phần giá trị công trình với một tỷ lệ nhất định trên giá trị khối lượng xây lắp. Việc này sẽ giúp Công ty hạn chế được công trình đã hoàn thành nhưng không có chủ đến nhận và thanh toán cho Công ty.

+ Đồng thời Công ty cũng cần tăng cường áp dụng các biện pháp để khuyến khích khách hàng thanh toán bằng việc sử dụng chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng thanh toán sớm tiền hàng, có nghĩa là thanh toán trước thời hạn công trình hoàn thành và bàn giao. Điều này sẽ góp phần hạn chế đáng kể tình trạng thanh toán chậm như hiện nay.

+ Đối với những khách hàng Công ty xét thấy có đủ khả năng thanh toán nợ cho Công ty nhưng vẫn cố tình không thanh toán khi khoản nợ đã hết hạn thì Công ty cần nhờ tới sự can thiệp của pháp luật để thu hồi lại vốn đầu tư, tránh mất vốn.

Đi đôi với việc thu hồi các khoản nợ, Công ty cũng cần chú trọng tới các công tác giải phóng lượng hàng tồn kho trong kỳ vì bộ phận này cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số vốn lưu động của Công ty. Vì lượng hàng tồn kho trong kỳ chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nên giải pháp tốt nhất để Công ty giải phóng nhanh lượng hàng tồn kho này là trong kỳ Công ty cần phải đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đang dở dang để nhanh chóng hoàn thành bàn giao và thu hồi lại vốn, góp phần tăng vòng quay của vốn kinh doanh.

- Công ty cần tiếp tục đổi mới tài sản cố định

Với đặc điểm kinh doanh của Công ty, máy móc thiết bị phục vụ quá trình thi công để tạo ra sản phẩm cuối cùng chiếm vị trí quan trọng.

Trong năm tới Công ty ngoài việc duy trì việc khai thác toàn bộ số tài sản cố định đã có thì cần phải có sự đầu tư vào máy móc thiết bị một cách hợp lý sao cho tương xứng với quy mô hoạt động của Công ty trong thời gian tới. Để đạt được điều này thì Công ty cần nâng cao tỷ lệ đầu tư vào máy móc thiết bị để tạo ra máy móc hiện đại hơn dần thay thế những máy móc thiết bị đã hao mòn lớn, tăng dần năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng và hiệu quả của toàn bộ vốn kinh doanh nói chung.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)