Phân tích tình hình cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty Cổ phần Xây

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP (Trang 46 - 57)

Công nghiệp

2.2.2.1 Phân tích tình hình cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp

Trong tình hình sản xuất kinh doanh chung của Công ty thì kết cấu tài sản có sự biến đổi qua các năm. Sự biến đổi này có thể là tăng hoặc giảm nguồn tài sản của Công ty. Đánh giá được tình hình tài sản của Công ty có thể cho thấy được hiệu quả sử dụng tài sản, hao mòn tài sản,… hoặc cũng có thể đánh giá được sơ lược quy mô hoạt động của Công ty.

Biểu đồ 2.1. Tình hình tài sản của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: Đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010 - 2012)

Qua bảng và hình trên cho thấy được rằng tình hình tài sản có sự tăng giảm qua các năm. Để hiểu rõ nguyên nhân tăng giảm này cần tìm hiểu từng khoản mục cụ thể về tài sản và việc sử dụng chúng thông qua bảng cân đối kế toán phần tài sản của ba năm 2010, 2011 và 2012. 192.399.536.797 427.586.584.981 847.474.159.167 75.842.317.068 65.516.856.764 67.007.864.152 0 200.000.000.000 400.000.000.000 600.000.000.000 800.000.000.000 1.000.000.000.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

Bảng 2.2. Tình hình tài sản của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp năm 2010 - 2012

Đơn vị tính : Đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 2012-2011 Tuyệt đối Tƣơng

đối (%) Tuyệt đối

Tƣơng đối (%) A. Tài sản ngắn hạn 192.399.536.797 427.586.584.981 847.474.159.167 235.187.048.184 122,24 419.887.574.186 98,2 I. Tiền và các khoản tương

đương với tiền

9.646.537.620 19.387.849.030 16.464.008.560 9.741.311.410 100,98 (2.923.840.470) (15,08)

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 952.946.510 959.868.400 - 6.921.890 0,73 (959.868.400) (100) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 112.542.803.340 98.579.404.927 112.538.420.777 (13.963.398.413) (12,41) 13.959.015.850 14,16 1. Phải thu khách hàng 81.200.141.616 65.115.038.678 62.827.079.861 (16.085.102.938) (19,81) (2.287.958.817) (3,51) 2. Trả trước cho người bán 15.623.599.456 11.096.922.373 8.196.319.688 (4.526.677.083) (28,97) (2.900.602.685) (26,14)

3. Phải thu nội bộ

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 2012-2011 Tuyệt đối Tƣơng

đối (%) Tuyệt đối

Tƣơng đối (%) 4. Các khoản phải thu khác 22.278.322.246 29.631.169.418 48.835.663.961 7.352.847.172 33 19.204.494.543 64,81 5. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (6.559.259.978) (7.263.725.542) (7.320.642.733) (704.465.564) 10,74 (56.917.191) 0,78 IV. Hàng tồn kho 64.027.330.142 297.203.758.082 693.281.202.776 233.176.427.940 364,18 396.077.444.694 133,27 V. Tài sản ngắn hạn khác 5.229.919.185 11.455.704.542 25.190.527.054 6.225.785.357 119,04 13.734.822.512 119,9 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 2.897.739.580 287.508.806 3.141.356.860 (2.610.230.774) (90,08) 2.853.848.054 992,61 2. Thuế GTGT được khấu trừ 718.637.525 9.869.526.730 20.692.862.586 9.150.889.205 1273,37 10.823.335.856 109,66 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 25.950.236 4.117.452 11.407.320 (21.832.784) (84,13) 7.289.868 177,05 4. Tài sản ngắn hạn khác 1.587.591.844 1.294.551.554 1.344.900.288 (293.040.290) (18,46) 50.348.734 3,89 B. Tài sản dài hạn 75.842.317.068 63.516.856.764 67.007.864.152 (12.325.460.304) (16,25) 3.491.007.388 5,5 I. Các khoản phải thu dài hạn - - - - - - -

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 2012-2011 Tuyệt đối Tƣơng

đối (%) Tuyệt đối

Tƣơng đối (%)

II. Tài sản cố định 65.670.672.917 61.587.005.178 58.600.410.076 (4.083.667.739) (6,22) (2.986.595.102) (4,85)

III. Bất động sản

đầu tư - - - - - - -

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

102.370.000 102.370.000 41.075.800 0 0 (61.294.200) (59,88)

V. Tài sản dài hạn

khác 10.069.274.151 1.827.481.586 8.366.378.276 (8.241.792.565) (81,85) 6.538.896.690 357,81

TỔNG TÀI SẢN 268.241.853.865 491.103.441.745 914.482.023.319 222.861.587.880 83,08 423.378.581.574 86,21

Thông qua bảng cân đối kế toán phần tài sản có thể thấy rõ được tình hình biến động tài sản của Công ty trong các năm 2010, 2011, 2012. Nhìn chung, tổng tài sản của Công ty tăng đều qua các năm. Điều này được thể hiện rõ khi so sánh chênh lệch tổng tài sản giữa năm 2011 và 2010, 2012 và 2011. Tổng tài sản trong năm 2011 đã tăng lên 222.861.587.880 đồng so với năm 2010, tức là tăng lên 83,08%. Đồng thời, tổng tài sản của Công ty trong năm 2012 cũng tăng thêm 86,21% so với năm 2011. Đây là một tín hiệu khả quan cho thấy rằng tình hình công việc kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng.

Tài sản ngắn hạn: Vào thời điểm năm 2012 tài sản ngắn hạn của Công ty chiếm giá trị là 847.474.159.167 đồng, năm 2011 là 427.586.584.981 đồng và năm 2010 là 192.399.536.797 đồng. Vậy tài sản ngắn hạn của Công ty đã tăng lên qua các năm, năm 2011 tăng 122,24% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 98,2% so với năm 2011 . Điều này là do ảnh hưởng của các nguyên nhân sau:

-Tiền và các khoản tương đương tiền là một phần giá trị tài sản ngắn hạn, bao

gồm tiền mặt tại Công ty, tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền nhằm chi trả kịp thời cho các hoạt động thanh toán. Lượng tiền này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty là cao đồng thời cũng phản ánh được tính chủ động trong các tình huống xảy ra. Tuy nhiên, giá trị vốn lưu động bằng tiền không nên có số dư quá cao mà nó cần được đưa vào sản xuất kinh doanh để tăng vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn hay dùng để chi trả nợ nhằm giảm chi phí sử dụng vốn. Tiền và các khoản tương đương tiền ở năm 2011 tăng 9.741.311.410 đồng, tương đương tăng 100,98%. Nguyên nhân của sự gia tăng đột biến của vốn bằng tiền này là do trong năm 2011 Công ty đã chú ý đến việc gia tăng vốn băng tiền hơn. Đây là một biểu hiện tốt cho Công ty trong việc tăng khả năng thanh toán nhưng bù lại đó thì việc để quá nhiều tiền trong tài khoản cũng làm cho hiệu quả sản xuất kém đi, đánh mất các cơ hội đầu tư sinh lời. Vì vậy, Công ty cần có những chính sách hợp lí để đảm bảo khả năng thanh toán và không đánh mất các cơ hội đầu tư. Nhưng sang năm 2012, tiền và các khoản tương đương tiền lại giảm xuống 2.923.840.470 đồng vì Công ty không còn giữ nhiều tiền mặt nữa mà đã đem đi đầu tư để sinh lời và chi trả tiền mặt cho một số hoạt động cần thiết cho Công ty như mua sắm tài sản,…

-Các khoản đầu tư ngắn hạn của năm 2011 tăng 6.921.890 đồng, tương đương

với tăng 0,73%. Điều này cho thấy ở năm 2011 Công ty vẫn tiếp tục đầu tư vào các khoản mục giống như năm 2010 nhưng có mở rộng đầu tư thêm ở 1 số hạng mục khác nhằm tăng khả năng sinh lời cho Công ty. Cụ thể là năm 2011, Công ty đầu tư thêm tiền vào một số loại nguyên vật liệu và máy móc mới để phục vụ cho các công trình xây dựng. Tuy nhiên, sang năm 2012 Công ty CP Xây dựng Công nghiệp cũng gặp phải những khó khăn như các công ty và doanh nghiệp khác trên địa bàn cả nước do

tình hình suy thoái kinh tế. Vì vậy, Công ty không còn đầu tư ngắn hạn cho bất kì khoản mục nào.

-Các khoản phải thu ngắn hạn ở năm 2011 giảm 13.963.398.413 đồng, tương

ứng với 12,41%, nhưng đến năm 2012 thì lại tăng lên 13.959.015.850 đồng so với năm 2011. Từ đó có thể thấy được số tiền trả chậm từ phía đối tác năm 2012 cao hơn so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do một số công trình đã hoàn thành đúng thời hạn đề ra nhưng chưa được chủ đầu tư thanh toán, hoặc mới chỉ thanh toán một phần vì chủ thầu gặp khó khăn về tài chính. Nguyên nhân khác nữa là do chủ thầu nhận thấy một số sai sót trong công trình, không đúng với yêu cầu đề ra ban đầu nên chưa đồng ý thanh toán với Công ty. Ngoài ra, một số công trình Nhà nước khác do Công ty nhận thầu cũng chưa được thanh toán. Một khía cạnh khác nữa là do đặc điểm kinh doanh của Công ty, thu tiền khi khách hàng chấp nhận thanh toán hợp đồng sau thời gian chạy thử các thiết bị do Công ty cung cấp và lắp đặt nên dẫn đến khoản phải thu tăng lên này. Như vậy, Công ty cần phải giám sát chặt chẽ hơn quá trình thi công công trình, thực hiện theo đúng yêu cầu mà chủ thầu đề ra ban đầu. Đồng thời, Công ty cần rút kinh nghiệm thực hiện tốt công tác thu hồi công nợ, giảm ứ đọng vốn để tăng khả năng sử dụng vốn.

-Hàng tồn kho năm 2010 là 64.027.330.142 đồng, sang năm 2011 khoản mục

này là 297.203.758.082 đồng và năm 2012 lên tới con số 693.281.202.776 đồng. Điều này cho thấy số lượng hàng tồn kho tăng lên qua các năm. Qua số liệu này thấy được rằng số lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho xây dựng trong kho đang dư thừa rất nhiều. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do trong năm tiếp theo, Công ty còn nhiều công trình cần phải tiếp tục thi công nên cần dự trữ sẵn nguyên vật liệu để phục vụ cho việc xây dựng và tránh trường hợp giá cả vật liệu tăng đột ngột làm ảnh hưởng đến chi phí xây dựng. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho nhiều cũng sẽ làm tăng giá trị lưu kho và làm giảm khả năng thanh toán cũng như làm giảm tốc độ quay vòng vốn của Công ty.

-Tài sản ngắn hạn khác của Công ty qua các năm có sự gia tăng, chênh lệch của

năm 2011-2010 là 6.225.785.357 đồng và chênh lệch năm 2012-2011 là 13.734.822.512 đồng. Có sự thay đổi nhiều như vậy là vì thuế giá trị gia tăng được khấu trừ tăng.

Tài sản ngắn hạn của Công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty, trong tài sản ngắn hạn này thì các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho lại chiếm tỉ trọng lớn chính vì vậy Công ty cần cải thiện lại vốn bị chiếm dụng để nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Tài sản dài hạn: Sang năm 2011, tài sản dài hạn của Công ty đã giảm xuống, từ 75.842.317.068 đồng ở năm 2010 xuống còn 63.516.856.764 đồng ở năm 2011. Như

vậy tài sản dài hạn giảm 12.325.460.304 đồng, tương ứng với 16,25%. Nhưng đến năm 2012, tài sản dài hạn của Công ty lại có sự gia tăng nhẹ, cụ thể là tăng 5,5% so với năm 2011. Điều này là do ảnh hưởng của các nguyên nhân sau:

-Tài sản cố định của Công ty giảm dần qua các năm, cụ thể là năm 2011 giảm

6,22% so với năm 2010 và năm 2012 giảm 4,85% so với năm 2011. Điều này cho thấy trong năm 2011 và 2012, Công ty hạn chế mua thêm máy móc thiết bị phục vụ xây dựng. Nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm trên là do hao mòn của tài sản cố định vô hình và hữu hình. Đồng thời, một phần cũng là do Công ty bán đi một số máy móc thiết bị cũ do không còn dùng đến nữa.

-Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của năm 2010 và 2011 đều không có sự thay

đổi, Công ty vẫn tiếp tục đầu tư vào những công trình riêng và đang cố gắng hoàn thành đúng thời hạn để đưa vào sử dụng và thu hồi lại vốn. Tuy nhiên đến năm 2012, lại có sự giảm mạnh với tỉ lệ 59,88% so với năm 2011 do phát sinh dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn. Nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm này là do Công ty dự phòng phần giá bị tổn thất do giảm giá các loại cổ phiếu mà Công ty đang nắm giữ xảy ra.

-Tài sản dài hạn khác của năm 2011 giảm 81,85% so với năm 2010 tức là giảm

8.241.792.565 đồng do năm 2011 Công ty gặp khó khăn về mặt tài chính nên hạn chế việc đầu tư kinh doanh bất động sản, đầu tư góp vốn liên doanh. Nhưng sang năm 2012, Công ty lại bắt đầu gia tăng các khoản đầu tư dài hạn như đầu tư trái phiếu và đầu tư cổ phiếu.

Qua việc phân tích tài sản ngắn hạn và dài hạn của Công ty CP Xây dựng Công nghiệp đã giúp ta có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình hoạt động, quy mô sản xuất kinh doanh. Xét về mặt tỷ trọng, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản và đang có xu hướng tăng cao. Điều này gây ra tình trạng ứ đọng vốn, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Công ty và giảm tốc độ luân chuyển của tài sản. Vì vậy, Công ty cần cố gắng khắc phục một số điểm yếu để đạt được hiệu quả sản xuất và lợi nhuận cao nhất bằng cách giảm bớt chi phí hàng tồn kho, tăng cường biện pháp để thu hồi công nợ,… Trong tương lai, nếu quy mô hoạt động của Công ty ngày càng mở rộng thì cần phải đầu tư thêm vào tài sản cố định đặc biệt là các máy móc với công nghệ tiên tiến, hiện đại để tạo năng suất cao khi làm việc, đảm bảo lợi nhuận lâu dài và uy tín cho Công ty.

2.2.2.2 Phân tích tình hình cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp

Nguồn vốn trước hết được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, sau đó được hình thành từ nguồn vốn vay và nợ, cuối cùng là được hình thành từ các nguồn khác như đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Để đánh giá khả năng bảo đảm nguồn vốn kinh doanh của Công ty, ta xem xét tỷ suất tự tài trợ nguồn vốn của Công ty.

Bảng 2.3. Tình hình nguồn vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp năm 2010 - 2012

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 2012-2011 Tuyệt đối Tƣơng đối

(%) Tuyệt đối Tƣơng đối

(%) A. Nợ phải trả 200.975.132.263 420.250.498.955 837.820.901.998 219.275.366.692 109,11 417.570.403.043 99,36 I. Nợ ngắn hạn 188.820.800.497 260.060.228.180 497.715.620.917 71.239.427.683 37,73 237.655.392.737 91,38 1. Vay và nợ ngắn hạn 30.583.048.196 13.785.183.741 49.304.413.702 (16.797.864.455) (54,93) 35.519.229.961 257,66 2. Phải trả cho người bán 77.056.734.454 120.559.794.636 180.542.302.826 43.503.060.182 56,46 59.982.508.190 49,75 3. Người mua trả tiền trước 11.805.228.802 2.409.086.443 1.991.971.967 (9.396.142.359) (79,59) (417.114.476) (17,31) 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 7.894.851.345 15.491.555.447 141.585.454.816 7.596.704.102 96,22 126.093.899.369 813,95 5. Phải trả người lao động 11.979.746.181 18.190.503.971 26.164.569.373 6.210.757.790 51,84 7.974.065.402 43,84 6. Chi phí phải trả 15.921.488.981 7.670.956.357 9.417.517.697 (8.250.532.624) (51,82) 1.746.561.340 22,77 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 28.575.444.954 77.331.610.180 83.262.502.663 48.756.165.226 170,62 5.930.892.483 7,67

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 2012-2011 Tuyệt đối Tƣơng đối

(%) Tuyệt đối Tƣơng đối

(%) 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 388.573.932 - - - - 11. Quỹ khen thưởng phúc lợi 4.615.683.652 4.621.537.405 5.446.888.773 5.853.753 0,13 825.351.368 17,86 II. Nợ dài hạn 12.154.331.766 160.190.270.775 340.105.281.081 148.035.939.009 1217,97 179.915.010.306 112,31 B. Vốn chủ sở hữu 67.266.721.602 70.852.942.790 76.661.121.321 3.586.221.188 5,33 5.808.178.531 8,2 I. Vốn chủ sở hữu 67.266.721.602 70.852.942.790 76.661.121.321 3.586.221.188 5,33 5.808.178.531 8,2

II. Nguồn kinh

phí và quỹ khác - - - - - - -

TỔNG

NGUỒN VỐN 268.241.853.865 491.103.441.745 914.482.023.319 222.861.587.880 83,08 423.378.581.574 86,21

Biểu đồ 2.2. Tình hình nguồn vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp năm 2010-2012

Đơn vị tính: Đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010 - 2012)

Nợ phải trả: Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 219.275.366.692 đồng tương ứng với 109,11% và năm 2012 tăng so với năm 2011 là 417.570.403.043 đồng tương ứng với 99,36%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của Công ty đều tăng lên rõ rệt.

-Nợ ngắn hạn của năm 2011 tăng 71.239.427.683 đồng so với năm 2010, tương

đương với tăng 37,73%. Nợ ngắn hạn của năm 2012 so với 2011 tăng 237.655.329.737 đồng tương đương tăng 91,38%. Nguyên nhân là do có sự gia tăng trong các khoản mục phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động, các khoản phải trả phải nộp khác. Đây đều là các khoản vốn chiếm dụng, công ty không mất chi phí lãi vay nhưng có thể ảnh hưởng tới uy tín của Công ty. Cụ thể là trong năm 2011 và 2012 khoản phải trả người bán tăng lên đáng kể, năm 2011 tăng 56,46% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 49,75%. Do Công ty có nhiều công trình cần phải gấp rút hoàn thành đúng thời hạn nên buộc phải nhập thêm nhiều nguyên vật liệu. Tuy nhiên, số lượng vật liệu thì lớn mà Công ty lại chưa được ứng trước tiền từ các nhà đầu tư nên bắt buộc phải mua chịu của người bán. Mặt khác, là một Công ty lớn trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh máy móc, nguyên vật liệu xây dựng, Công ty CP Xây dựng Công nghiệp có rất nhiều nhà cung cấp, nên không thể thanh toán hết tất cả các khoản đầu vào của mình cùng một lúc. Điều này đòi hỏi Công ty phải có

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)