0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP (Trang 36 -39 )

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) 2.1.3.1 Đại hội đồng cổ đông

Đóng vai trò quan trọng trong việc thông qua định hướng phát triển của Công ty. Đồng thời đưa ra quyết định loại cổ phần, tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần.

Quyết định về việc bầu hay bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban kiểm soát. Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty và cổ đông Công ty.

Đưa ra các quyết định đầu tư hoặc bán tài sản, quyết định sửa đổi bổ sung điều lệ công ty, quyết định tổ chức lại hay giải thể Công ty.

2.1.3.2 Hội đồng quản trị

Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh Hội đồng quản trị Giám đốc công ty Phó giám đốc công ty Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng Kỹ thuật Phòng Dự án Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính Các xí nghiệp xây dựng (6 xí nghiệp)

Đội điện nước Đội thi công cơ giới

và xây dựng

Đội thi công nền móng và công trình ngầm Đại hội đồng cổ đông

hằng năm của Công ty. Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền theo quy định của luật này hay điều lệ Công ty.

Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại. Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc; quyết định mức lương và lợi ích khác của Giám đốc.

Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông.

2.1.3.3 Ban kiểm soát

Đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của Công ty.

2.1.3.4 Giám đốc Công ty

Là người có pháp nhân hợp pháp về pháp lý Nhà nước, là người lãnh đạo trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.

Có vai trò trong việc sắp xếp bổ nhiệm các thành viên vào các vị trí phù hợp theo nhu cầu sản xuất từng giai đoạn, công việc. Đồng thời, Giám đốc Công ty cũng phụ trách công tác tổ chức cán bộ trên cơ sở phương hướng chỉ đạo của Đảng Ủy Công ty.

Chịu trách nhiệm tài chính, hạch toán, thực hiện nghĩa vụ Nhà nước.

2.1.3.5 Phó giám đốc Công ty

Tham mưu cho Giám đốc để xây dựng các phương án xây dựng, sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm báo cáo tình hình Công ty.

Phó giám đốc Công ty cũng trực tiếp giải quyết các công việc trong thành phần được ủy quyền, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc về nhiệm vụ được giao. Đồng thời chỉ đạo các phòng ban và xí nghiệp thực hiện nhiệm vụ do Công ty đề ra.

2.1.3.6 Phòng kế hoạch tổng hợp

Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh từng giai đoạn như: kế hoạch chi tiêu mua sắm, sửa chữa, xây dựng giá thành, xây dựng các định mức khác phù hợp với các điều kiện của Công ty.

Bên cạnh đó, phòng kế hoạch tổng hợp còn tìm kiếm các đối tác để kí hợp đồng kinh tế, mua bán hàng hóa, mở rộng kinh doanh.

2.1.3.7 Phòng kỹ thuật

Là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của Công ty, có chức năng tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về công tác kỹ thuật, công nghệ, định mức và chất lượng sản phẩm.

Nghiên cứu hồ sơ thiết kế, tham mưu cho các đơn vị về các giải pháp kỹ thuật, biện pháp về an toàn lao động và đảm bảo thi công, công tác nghiệp vụ chuyên môn, kiểm tra và giám sát kỹ thuật, quản lý và khai thác dụng cụ.

2.1.3.8 Phòng dự án

Thẩm tra dự án đầu tư xây dựng, tư vấn đấu thầu và quản lý các dự án đấu thầu xây dựng cũng như thực hiện các công việc tư vấn khác theo yêu cầu của Công ty.

Thu hút vốn đầu tư cho từng dự án của Công ty, xây dựng kế hoạch khai thác, lập báo cáo tiến độ thi công của các dự án, đảm bảo đúng tiến độ.

2.1.3.9 Phòng tổ chức hành chính

Có nhiệm vụ tổ chức quản lý các công việc hành chính, tổ chức điều động nhân lực, thực hiện chế độ bảo hiểm, giải quyết chế độ chính sách với cán bộ, công nhân viên và tổ chức lao động, công tác thi đua.

Lập ra các phương án đề xuất việc sử dụng lao động hợp đồng dài hạn, ngắn hạn rồi trình lên Giám đốc Công ty để ký hợp đồng lao động. Định kỳ lập báo cáo về công tác tổ chức cán bộ theo quy định của cấp trên.

2.1.3.10 Phòng tài chính kế toán

Là bộ phận tham mưu cho Giám đốc tổ chức, thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán, thống kê thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế trong Công ty theo đúng quy định của Nhà nước.

Tập hợp số liệu liên quan đến hoạt động tài chính của Công ty, chịu trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp tài chính lên Giám đốc và cơ quan chức năng, đôn đốc các kế toán xí nghiệp chấp hành đúng quy định.

Phòng tài chính kế toán tham mưu cho lãnh đạo Công ty thực hiện quyền quản lý và sử dụng vốn qua hệ thống báo cáo kế toán và sổ sách kế toán.

Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn tại các công trường, đội thi công. Kiểm tra quá trình thanh toán chứng từ, ghi sổ sách đồng thời chỉ đạo các bộ phận trên sử dụng đúng mục đích mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.

2.1.3.11Các xí nghiệp xây dựng

Các xí nghiệp hoạt động tương đối độc lập với Công ty nên phải tự tìm các công trình riêng hoặc là do Công ty giao việc cho để có thể duy trì hoạt động. Đồng thời, các xí nghiệp cũng phải có trách nhiệm thường xuyên báo cáo về tình hình hoạt động của mình với Công ty.

2.1.3.12 Đội điện nước

Đây là đội thi công có vai trò khá quan trọng trong việc hoàn thiện các công trình. Nhiệm vụ của đội điện nước là hoàn tất các công việc về lắp đặt đường điện và cấp thoát nước.

2.1.3.13 Đội thi công cơ giới và xây dựng

Tiến hành công việc xây dựng các công trình, thực hiện đúng các công việc và yêu cầu được để ra trong bản dự án.

2.1.3.14 Đội thi công nền móng và công trình ngầm

Tiến hành làm nền móng cho các công trình.

Nhận xét:

Trong mô hình này, vai trò của từng vị trí được bố trí theo chức năng nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ chung. Đây là loại mô hình mà có khá nhiều Công ty CP ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng. Việc sử dụng mô hình này khiến Công ty có thể phát huy được các ưu điểm của mình như việc phân chia trách nhiệm rõ ràng, thông tin trực tiếp và nhanh, có sự thống nhất tập trung cao độ… Từ đó, ta thấy được trong Công ty có sự chuyên môn hóa sâu sắc hơn, cho phép các thành viên tập trung vào chuyên môn của họ hơn. Đồng thời, giúp các nhà lãnh đạo có thể quản lý công ty tốt hơn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP (Trang 36 -39 )

×