Vai trò của vi khuẩn Clostridium perfringens gây ô nhiễm thịt

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự ô nhiễm của thịt lợn tươi bởi một số chỉ tiêu vi khuẩn trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 32 - 35)

- Exfoliatine: là các enzim phá hủy lớp thượng bì Men này gây tổn thương da tạo các bọng nước Ví dụ điển hình là hội chứng Lyell do tụ cầu.

1.6.6.Vai trò của vi khuẩn Clostridium perfringens gây ô nhiễm thịt

Clostridium perfringens là vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm. Ở Anh và Mỹ

Cl. perfringens chúng được coi là một trong ba vi khuẩn có hại nguy hiểm nhất. Vi khuẩn này chủ yếu gây bệnh thông qua con đường tiêu hóa gây tiêu chảy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thậm chí có thể gây tử vong ở người. Cl. perfringens dễ dàng bám dính và xâm

nhập vào thực phẩm, chúng thích ứng nhanh và sản sinh độc tố mạnh có khả năng kháng kháng thể của người nên khả năng gây bệnh càng nguy hiểm.

1.6.6.1. Hình thái và tính chất bắt màu

Clostridium perfringens là trực khuẩn yếm khí, hình gậy hai đầu tròn, Gram dương, kích thước 0,6-0,8 x 2-4 µm, không di động do không có lông. Ít khi tạo nha bào, nếu có thì nha bào hình oval, dùi trống hay vợt. Nha bào lớn hơn thân nên làm biến dạng vi khuẩn. Vi khuẩn thường sinh sản giáp mô trong cơ thể vật chủ [41].

1.6.6.2. Tính chất nuôi cấy

Cl. perfringens là yếm khí triệt để, nhiệt độ thích hợp 370C, pH= 7,2-7,4.

- Môi trường nước gan yếm khí: Vi khuẩn Cl. perfringens phát triển làm đục môi trường, sinh hơi mạnh.

- Môi trường thạch máu: Cl. perfringens tạo khuẩn lạc dạng S, trơn, sáng bong, màu xám nhạt, kích thước 2-3cm, thường gây dung huyết đôi kiểu “bia bắn hai vòng” rất đặc trưng: vòng trong dung huyết hoàn toàn bởi độc tố theta (θ-toxygengenn); vòng ngoài dung huyết không hoàn toàn bởi alpha (α- toxygengenn).

- Môi trường litmus milk: Dịch bệnh phẩm (nếu kiểm tra Cl. perfringens

nguồn nước phải xử lý 800

C/10-15 phút để kiểm tra tạp khuẩn) nuôi cấy trong 5 ngày liên tục ở 370C, 24h kiểm tra 1 lần. Kết quả dương tính: Sinh hơi mạnh, sản sinh axit lactic do lên men đường glucoza, lactoza gây đông tụ casein sữa, môi trường chuyển tỷ lệ màu xanh (màu của chỉ thị litmus) sang màu hồng.

- Đặc tính sinh hóa: Chuyển hóa đường: Cl. perfringens lên men axit đường glucoza, lactoza, saccaroza, maltoza.

Các phản ứng khác: Có lecithinaza (photpholipaza- enzyme phá hủy màng tế bào có cấu tạo bởi photpholipt như màng hồng cầu), Indole âm tính, không di

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

động, đông tụ casein sữa, làm mất màu chất chỉ thị litmus khi phát triển trong môi trường litmus milk.

1.6.6.3. Sức đề kháng

Vi khuẩn Cl. perfringens có sức đề kháng yếu với nhiệt độ, nước đun sôi

1000C/5 phút sẽ diệt được vi khuẩn này nhưng nha bào có sức kháng nhiệt tốt.

Khi đun sôi 1000

C trong 1-2h hoặc hấp ướt 1210C/1atm/15 phút mới vô hoạt được nha bào. Một số chất sát trùng như formol 3% sau 24h vô hoạt nha bào vi khuẩn Cl. perfringens; axit phenic 15% mất 5h; ánh sáng mặt trời chiếu trực xạ 1 tháng mới vô hoạt được nha bào. Nếu phơi khô nha bào trên gỗ, sau 11 năm nha bào vẫn sống; nếu ở trong bóng tối nha bào Cl. perfringens có thể tồn tại được 10 năm.

1.6.6.4. Tính gây bệnh

Cl. perfringens sản sinh ngoại độc tố dung huyết, gây chết, hoại tử tổ chức, viêm ruột, gây độc thần kinh. Bao gồm các độc tố chủ yếu (alpha, beta, epsilon, iota) và độc tố thứ yếu (theta-haemolysin, kappa-collagenaza, mv- hyluronidaza, nv-ADNaza).

- Độc tố alpha (α-toxygengenn) được sản sinh ra bởi tất cả các type

Cl. perfringens, độc tố enzyme bản chất lecithinaza nên phá hủy (các tế bào có bản chất lecithin-photpholipit) hồng cầu, các tổ chức phần mềm, tạo vòng dung huyết không hoàn toàn trên môi trường thạch máu.

- Độc tố beta (β-toxygengenn) được sinh ra bởi Cl. perfringens type B, C độc tố gây chết và hoại tử, mẫn cảm với trypsin (proteaza). Gia súc non mẫn cảm mạnh hơn gia súc trưởng thành do sữa đầu đã vô hoạt trypsin của dịch tụy dẫn đến không vô hiệu được độc tố beta sản sinh trong đường ruột.

- Độc tố epsilon (ε-toxygengenn) được sản sinh bởi Cl. perfringens type B, D, độc tố có tác dụng gây đầu độc hệ thần kinh, gây phù não (độc tố thần kinh); gây viêm ruột (độc tố đường ruột). Khi được tiết ra, ngoại đốc tố có dạng tiền độc tố (protogengenn), được hoạt hóa ở ruột non nhờ trypsin. Do vậy, gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

súc trưởng thành thường mẫn cảm mạnh hơn so với gia súc non. Nguyên nhân là sữa đầu khi gia súc non bú chứa anti-trypsin đã vô hoạt trypsin của dich tụy dẫn đến không còn trypsin để hoạt hóa protogengenn trở thành epsilon-toxygengenn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Độc tố iota (ι-toxygengenn) được sản sinh dưới dạng tiền độc tố bởi

Clostridium perfringens type E, cũng có thể Clostridium difficile hoặc

Clostridium spiroforme.

Phân loại nhóm vi khuẩn gây bệnh theo tính chất sinh học

(Nguồn: Quinn P.J et al, 1994) [50]) Vi khuẩn trên môi trường thạch máu

Gram (+) Gram (-)

Hình gậy Hình cầu Macconkey agar (+) Macconkey agar (-)

(phát triển) (không phát triển)

Dài Ngắn Catalase(+) Catalase(-) Oxydase(+) Oxydase(-) Oxydase(+) Oxydase(-)

Corynebacterium Pasteurella

Erysipelothrix Pseudomonas Moraxella

Listeria E. coli (Haemophilus)

Staphylococcus Salmonella (Brucella)

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự ô nhiễm của thịt lợn tươi bởi một số chỉ tiêu vi khuẩn trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 32 - 35)