500C, tối ưu 35

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự ô nhiễm của thịt lợn tươi bởi một số chỉ tiêu vi khuẩn trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 27 - 32)

C - 400C. pH= 4,5-9,3, thích hợp nhất pH=7-7,2.

- Trên môi trường thạch thường: Sau 24 h tạo khuẩn lạc dạng R, nhăn nheo, xù xì.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Trên môi trường thạch máu tạo dung huyết rộng.

- Trên môi trường thạch Mannitol Egg Yolk Polymixin: Khuẩn lạc dạng R chung quanh có vùng sáng.

- Trên môi trường thạch Mossel: Khuẩn lạc dạng R chung quanh có vùng sáng.

- Trên môi trường canh nước thịt dinh dưỡng Nuitrient Broth (NB): Đục tạo váng, sau cặn lợn cợn

* Tính chất sinh hóa:

- Trên môi trường đường: Lên men glucose trong điều kiện hiếu khí và kị khí, không lên men mannitol.

- Khử nitrat thành nitrit.

- Phân giải Tyroxin, Catalase (+), Citrate (+), VP (+).

1.6.4.3. Sức đề kháng

Bào tử của B. cereus có khả năng bám vào các tế bào Caco-2 (trên các tế bào biểu mô của người). Sau khi bám vào, các bào tử này nảy mầm một cách nhanh chóng (trong vòng 1h), hình thành tế bào B. cereus sinh dưỡng trên đỉnh của các tế bào biểu mô, tiếp đó là sản sinh ra độc tố, nếu độc tố này xuất hiện trong đường ruột, độc tố đường ruột sẽ tập trung khoanh vùng ở vùng ngoại biên của ống ruột sẽ tăng cao hơn trong lumen và vì vậy gây nên mối nguy lớn hơn và gây bệnh một cách trầm trọng.

B. cereus type 1 bền với nhiệt 450C/30phút; type 2 bền với nhiệt 1200C/90phút. Trong đó, type 1 chịu được pH = 4-11; type 2 pH = 2-11. Cả 2 loại này đều nhạy cảm với enzyme protease và trypsin.

1.6.4.4. Tính gây bệnh

Vi khuẩn B. cereus phân bố nhiều trong tự nhiên, nhiễm vào các loại thức ăn qua đêm hay trữ lạnh lâu, thường gây NĐTP.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Độc tố gây tiêu chảy (Type 1): Diarrhoed toxin. Vi khuẩn sản sinh độc tố trên thịt , rau quả, gia vị. Bản chất là một loại protein gây hủy hoại biểu bì và niêm mạc ruột gây tiêu chảy có thể nguy hiểm đến tính mạng.

- Độc tố gây nôn mửa (Type 2): Emetic toxin. Vi khuẩn nhiễm trong gạo, cơm nguội, đậu các loại. Bản chất độc tố là phospholipit có tính ổn định cao không bị phân hủy ở nhiệt độ cao và dịch dạ dày.

Ngoài ra vi khuẩn còn có enzyme hemolyzin là một protein gây độc mạnh có thể gây chết người. Độc tố này có thể trung hòa bởi cholesterol trong huyết thanh nhưng nó đó góp phần cho sự phát triển của vi khuẩn.

Triệu chứng trúng độc: Thức ăn chứa mật độ vi khuẩn: 105 vi khuẩn/g thực phẩm đủ gây độc. Biểu hiện đau bụng, buồn nôn và nôn sau 1-5h ăn phải thực phẩm nhiễm vi khuẩn. Triệu chứng này có thể kéo dài 24 h. Trường hợp nhiễm type 1 có triệu chứng đau bụng tiêu chảy nhưng không sốt. Bắt đầu sau 4- 16h sau khi ăn thực phẩm nhiễm khuẩn và kéo dài 12-24h.

1.6.5. Vai trò của vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ô nhiễm thịt

Tụ cầu khuẩn là những vi khuẩn hình cầu, tụ lại tỷ lệng đám giống như

chùm nho. Hội nghị Quốc tế về phân loại Micrococcus (Warsaw, 1975) thì giống

bao gồm 3 loài (species): Staphylococcus aureus (Staph. aureus),

Staphylococcus epidermidis (Staph. epidermidis)Staphylococcus saprophyticus (Staph. saprophyticus).

- Staph. aureus là loài gây bệnh hay gặp, chủ yếu cho người và vật nuôi.

Khoảng 30% người khoẻ mang Staph. aureus trên da và niêm mạc, tỷ lệ này ở

gia súc chăn nuôi công nghiệp còn lớn hơn nhiều. Do vậy, khi có tổn thương ở da và niêm mạc hoặc những rối loạn về chức năng thì nhiễm trùng kế phát do

Staph. aureus dễ dàng xuất hiện.

Staph. aureus cũng gây nên các nhiễm trùng ở gia súc, nhất là trong các cơ sở chăn nuôi tập trung có mật độ đàn lớn gây nhiều thiệt hại về kính tế chăn nuôi (thí dụ bệnh viêm vú bò sữa do Staph. aureus). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhiễm trùng do Staph. aureus có thể gây nên nhiều biểu hiện khác nhau, như các nhiễm trùng da, tổ chức dưới da hoặc trong các cơ quan nội tạng, gây mưng mủ, một số trường hợp chuyển sang nhiễm trùng huyết, bại huyết (do nhiễm độc huyết). Staph. aureus còn hình thành độc tố trong thực phẩm, gây nên chứng NĐTP và viêm ruột cấp tính.

- Staph. epidermidis cư trú chủ yếu trên da và niêm mạc của người, có khả năng gây nhiễm trùng khi cơ thể người và động vật suy yếu, giảm sức đề kháng.

- Staph. saprophyticus được phân lập ở hầu hết trong các nhiễm trùng đường tiết niệu (có vai trò trong các nhiễm trùng đường tiết niệu).

Việc phân biệt giữa Staph. aureus với Staph. epidermidis

Staph. saprophyticus có thể dựa vào phản ứng coagulaza (phản ứng đông huyết

tương người và thỏ) và phản ứng lên men đường mannit. Staph. aureus có khả

năng lên men đường mannit và gây đông vón huyết tương (phản ứng dương tính) còn Staph. epidermidisStaph. saprophyticus thì không có khả năng này (phản ứng âm tính).

1.6.5.1. Hình thái và tính chất bắt màu

Tế bào tụ cầu khuẩn Staph. aureus hình tròn, đường kính 0,5-1m, không di động, không sinh nha bào, không có vỏ capsule (giáp mô), không có lông, bắt màu Gram dương [37]. Trong bệnh phẩm tụ cầu thường tụ tập thành đám nhỏ như những chùm nho. Trong môi trường canh khuẩn xếp thành những đám lớn.

1.6.5.2. Tính chất nuôi cấy

Tụ cầu Staph. aureus sống hiếu khí hoặc yếm khí tuỳ tiện, dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường, nhiệt độ = 30-37o

C, pH từ 7,2-7,6 [28].

- Môi trường nước thịt: Sau 5-6h nuôi cấy ở điều kiện 37oC vi khuẩn phát triển làm đục môi trường, sau 24h độ đục tăng, lắng cặn nhiều, không tạo màng trên mặt môi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hình thành những khuẩn lạc dạng S, màu trắng, vàng thẫm hoặc vàng chanh.

- Môi trường thạch máu: Vi khuẩn mọc tốt, sau 24h/37o

C hình thành những khuẩn lạc dạng S, màu trắng, có thể gây dung huyết.

- Môi trường thạch Chapman Stone: Chapman Stone agar là môi trường chọn lọc để phân lập vi khuẩn tụ cầu. Sau 24h/30oC, tụ cầu khuẩn Staph. aureus

lên men đường mannit (mannitol) làm giảm pH môi trường (từ pH= 7,2 giảm xuống pH =6,8), tạo thành những khuẩn lạc dạng S, màu vàng.

- Chuyển hoá đường: Tụ cầu khuẩn có khả năng lên men đường glucoza, lactoza, levuloza, mannoza, mannit, saccaroza, không lên men đường galactoza.

- Phản ứng Catalase: dương tính.

1.6.5.3. Sức đề kháng

Tụ cầu Staph. aureus có sức đề kháng kém với nhiệt độ và hoá chất; ở điều kiện thường, nhiệt độ 70oC chết trong 1h; 80oC chết trong 10-30 phút; 100oC chết trong vài phút.

Axit phenic 3-5%, diệt vi khuẩn trong vài phút; formol 1% diệt vi khuẩn trong 1h. Nơi khô, lạnh vi khuẩn có sức đề kháng tốt. Trong điều kiện thường, vi khuẩn sống được trên 200 ngày.

Ngoại độc tố do tụ cầu sản sinh có sức đề kháng mạnh với nhiệt độ.

1.6.5.4. Tính gây bệnh

Tụ cầu Staph. aureus thường ký sinh trên da, niêm mạc của người và gia

súc. Khi sức đề kháng giảm sút, tổ chức bị tổn thương vi khuẩn sẽ xâm nhập và

gây bệnh. Vi khuẩn Staph. aureus có thể gây ra những ổ mủ ở ngoài da và niêm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mạc. Một số trường hợp xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, huyết nhiễm mủ.

Ngoài coagulase và yếu tố kết cụm, tụ cầu còn sản xuất một số enzim quan trọng góp phần tạo nên độc lực mạnh mẽ của chủng vi khuẩn này.

- Hyaluronidase: Enzim này có khả năng phá hủy chất cơ bản của tổ chức,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hemolysine và leukocidine: phá hủy hồng cầu (tan máu) và gây chết các

tế bào hạt cũng như đại thực bào.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự ô nhiễm của thịt lợn tươi bởi một số chỉ tiêu vi khuẩn trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 27 - 32)