Kết luận chung về thực nghiệm

Một phần của tài liệu dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp (Trang 107 - 118)

7. Cấu trúc luận văn

3.6. Kết luận chung về thực nghiệm

Do việc thực nghiệm chỉ được thực hiện tại ba trường THCS với số lượng bài dạy và số lượng học sinh còn hạn chế, cho nên kết quả thực nghiệm này có thể chưa đủ để khẳng định sự thành công của đề tài mà chúng tôi giới thiệu trong luận văn. Song, với những kết quả bước đầu rất khả quan đã giúp chúng tôi có niềm tin vào khả năng ứng dụng của đề tài trong thực tế dạy học.

Sau khi tiến hành thực nghiệm và thống kê, tổng hợp kết quả thực nghiệm ở ba trường THCS Minh Tiến, THCS Lê Quý Đôn và trường THCS Quang Trung, chúng tôi có những nhận xét, đánh giá như sau:

- Các giờ dạy đã tuân thủ được tiến trình hoạt động dạy học nói chung và dạy học các bài về nghĩa của từ ở lớp 6 nói riêng như thiết kế bài giảng mà luận văn đề xuất. Do giáo viên đã xác định đúng mục đích và trọng tâm của bài dạy cho nên tất cả các tiết dạy đều hoàn thành kế hoạch bài giảng, truyền thụ được đầy đủ trọng tâm kiến thức và chú trọng rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho học sinh.

- Việc sử dụng, lựa chọn kết hợp các phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học trong các giờ thực nghiệm nhìn chung đã phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Đa số học sinh hiểu bài, sôi nổi hào hứng trong những hoạt động học tập nhằm chiếm lĩnh nội dung tri thức.

- Các giờ dạy thực nghiệm đã đảm bảo được những yêu cầu của một giờ học hình thành, cung cấp tri thức mới và rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho học sinh. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức còn HS tự giác, tích cực hoạt động để chiếm lĩnh tri thức và hình thành các kỹ năng.

Đặc biệt, qua hoạt động thực nghiệm chúng tôi nhận thấy việc sử dụng giáo án điện tử và các phương tiện dạy học hiện đại là cần thiết, sẽ giúp giáo viên thuận lợi hơn khi vận dụng phương pháp dạy học mới (linh hoạt, chủ động và tiết kiệm được thời gian) và tạo hứng thú, gây ấn tượng cho học sinh khi lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên, không nên lạm dụng mà chỉ coi công nghệ thông tin là phương tiện hỗ trợ cho quá trình dạy học.

- Các yếu tố như điều kiện sống, học tập của học sinh, sự quan tâm của các bậc cha mẹ học sinh đến việc học tập của con em, trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên, khả năng nhận thức của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các nhà trường v.v... là những yếu tố cơ bản chi phối và ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, nhất thiết phải quan tâm giải quyết và thực hiện đồng bộ các yếu tố trên.

- Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy vẫn còn có những tồn tại, hạn chế nhất định, đó là: việc vận dụng và thể hiện các phương pháp dạy học của một số GV còn chưa thực sự khoa học, chưa thực sự nhuần nhuyễn; một số GV, nhất là các GV đã lớn tuổi việc sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, chưa linh hoạt, chủ động và thực sự làm chủ các trang thiết bị dạy học hiện đại.

Từ kết quả của quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã có được những thành công bước đầu về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Các giờ dạy về nghĩa của từ ở lớp 6 theo quan điểm giao tiếp đã có được những hiệu quả nhất định và là cơ sở quan trọng để khẳng định tính thực thi của đề tài và có thể được vận dụng trong thực tế giảng dạy. Qua đó, chúng tôi càng khẳng định sự cần thiết của thực nghiệm sư phạm đối với bất kì đề tài nghiên cứu sư phạm nào. Chỉ có thực nghiệm và thông qua thực nghiệm, người nghiên cứu mới có thể nhận thức đúng đắn về tính khả thi của đề tài mà mình đang nghiên cứu.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Để giáo dục và đào tạo thực sự là quốc sách hàng đầu, đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và đào tạo “xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [51, tr.206] chúng ta nhất thiết phải giải quyết một cách đồng bộ nhiều yếu tố, nhưng trọng tâm và cấp thiết hơn cả đó chính là đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.

Vấn đề cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học chính là biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, phát huy tinh thần độc lập, sáng tạo của học sinh, đề cao năng lực tự học, thực hiện phương châm học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với đời sống xã hội. Đó chính là phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và tích cực đã và đang được thực hiện sâu rộng trong các nhà trường phổ thông ở nước ta hiện nay.

Là một bộ phận của môn Ngữ văn, dạy học tiếng Việt có mục tiêu cung cấp các tri thức tiếng Việt, nhưng quan trọng hơn cả là qua việc cung cấp tri thức phải hình thành, rèn luyện và phát triển các năng lực và kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh trên tất cả các phương diện nghe, nói, đọc, viết. Tức là phải giúp cho học sinh có năng lực giao tiếp tốt trong nhà trường và ngoài xã hội. Muốn đạt được mục tiêu đó, chúng ta phải có cách thức, phương pháp dạy học tiếng Việt theo hướng hiện đại, phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đó cũng chính là một trong những lý do để chúng tôi nghiên cứu đề tài “Dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo

quan điểm giao tiếp”.

Dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 nói riêng và dạy học tiếng Việt nói chung theo quan điểm giao tiếp có tác dụng giúp học sinh nâng cao

chất lượng đọc, nghe, nói, viết, tạo tiền đề để các em học tập, giao tiếp thuận lợi hơn ở các bậc học trên. Có thể nói, dạy và học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp là một trong những cách tạo điều kiện để học sinh trở thành những con người văn minh, lịch sự trong giao tiếp, hoà nhập tốt với cuộc sống hiện đại hôm nay.

2. Trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xác định luận văn bước đầu đã đạt được những kết quả như sau:

- Qua việc xác định cơ sở lý thuyết, thực tiễn của đề tài, chúng tôi có được những hiểu biết cơ bản, khoa học về quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt, những kiến thức cơ bản về nghĩa của từ tiếng Việt; những hiểu biết về thực trạng dạy học các bài về nghĩa của từ ở lớp 6 trong các nhà trường THCS. Từ cơ sở lý thuyết cũng như thực tiễn chúng tôi đề xuất quy trình Dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp.

Quy trình bao gồm hai phần: Quy trình dạy học lý thuyết và quy trình dạy học thực hành. Hai phần này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi phần lại được cụ thể hoá bằng các hoạt động, các thao tác của thầy và trò. Mỗi hoạt động và thao tác lại được tiến hành bằng các phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học tương ứng nhằm phát huy và rèn luyện kỹ năng sử dụng từ tiếng Việt cho học sinh nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao.

- Những đề xuất về dạy học nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp đã được kiểm chứng bằng một số giờ thực nghiệm ở ba trường THCS. Kết quả cho thấy chất lượng dạy học ở các lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin thực sự là cần thiết và có vai trò quan trọng đối với quá trình dạy học. Mặc dù mới tiến hành thực nghiệm trên địa bàn và quy mô nhỏ nhưng những kết quả ban đầu đó giúp chúng tôi tin tưởng vào tính khả thi của đề tài.

3. Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi đưa ra một số đề xuất trong dạy học các bài về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 nói riêng và dạy học tiếng Việt ở nhà trường phổ thông nói chung như sau:

- Quan điểm giao tiếp là một định hướng quan trọng trong dạy học Ngữ văn, đặc biệt là trong dạy học tiếng Việt. Vì vậy, đòi hỏi mỗi giáo viên phải nắm được bản chất của quan điểm dạy học này để có thể thực hiện hiệu quả trong quá trình dạy học. Thực hành với bài tập tiếng Việt là một khâu trọng yếu có ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành kỹ năng sử dụng tiếng Việt và ứng dụng tiếng Việt trong đời sống của học sinh. Vì vậy, việc thiết kế bài tập tiếng Việt phải đảm bảo phục vụ cho việc phát triển khả năng giao tiếp cho học sinh, phải đảm bảo những định hướng cụ thể dưới ánh sáng của lý thuyết hoạt động giao tiếp. Đồng thời người giáo viên phải định hướng, tổ chức luyện tập một cách linh hoạt, sáng tạo để các giờ dạy đạt được những mục tiêu đề ra.

- Trong quá trình dạy học, giáo viên cần đa dạng hóa các hình thức học tập. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực tự học, tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.

- Để đảm bảo nguyên tắc tích hợp trong chương trình và SGK Ngữ văn THCS, trong quá trình dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học về nghĩa của từ ở lớp 6 nói riêng chúng ta phải kết hợp dạy học về nghĩa của từ trong phần Tiếng Việt với phần Đọc- hiểu văn bản và phần Tập làm văn. Dạy học về nghĩa của từ trở thành phương tiện hữu hiệu và đắc lực để giải mã tác phẩm văn chương và lập mã mới cho Tập làm văn. Tuy nhiên do điều kiện không cho phép cho nên chúng tôi chưa thể đi sâu tìm hiểu vấn đề này.

- Để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học tiếng Việt thì việc nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên Ngữ văn là điều kiện tiên quyết. Công tác này phải được thực sự chú trọng và quan tâm thường xuyên

của các cấp quản lý giáo dục. Khích lệ sự quan tâm của giáo viên đối với việc đổi mới phương pháp dạy học thông qua nhiều hình thức phong phú, sinh động như: tổ chức các hội thảo chuyên đề về dạy học tiếng Việt, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp v.v... Đồng thời để đảm bảo tính chất đồng bộ trong đổi mới phương pháp dạy học, Nhà nước và các cấp quản lý giáo dục cần tiếp tục đầu tư tăng cường các trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại và tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng sử dụng thành thạo công nghệ thông tin để họ sử dụng một cách tích cực và hiệu quả trong quá trình giảng dạy.

Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là một đòi hỏi tất yếu của sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là một quá trình lâu dài, đòi hỏi công sức, trí tuệ của nhiều người. Trong khuôn khổ của một luận văn Thạc sĩ, tôi hy vọng rằng những vấn đề được đưa ra trong đề tài sẽ có những đóng góp thiết thực và nó sẽ trở thành một vấn đề nhận được sự quan tâm, đánh giá, trao đổi và vận dụng của các nhà phương pháp, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục học sinh hiện nay.

Để giáo dục và đào tạo nước nhà phát triển và thực sự trở thành “quốc sách hàng đầu”, phía trước còn nhiều việc phải làm, nhưng tôi tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, chỉ đạo của Nhà nước, sự đồng tâm hợp lực của các ngành, các cấp, các lực lượng trong toàn xã hội, sự chủ động, sáng tạo của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước, giáo dục và đào tạo nước nhà sẽ có những bước phát triển mới, đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế thế giới./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2001), Phương pháp dạy

học tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

2. Lê A (2000), “Dạy tiếng Việt là dạy một hoạt động và bằng hoạt động”, Tạp chí ngôn ngữ, số 4.

3. Nguyễn Ngọc Bảo (2005), Lý luận dạy học ở trường Trung học cơ sở, Nxb Đại học sư phạm.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Tìm hiểu Luật Giáo dục 2005, Nxb Giáo dục.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp

Trung học cơ sở, (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-

BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Nxb Giáo dục.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến

thức, kỹ năng môn Ngữ văn THCS, Nxb Giáo dục Việt Nam.

7. Nguyễn Huy Cẩn (2001), Từ hoạt động đến ngôn ngữ trẻ em, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội.

9. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 10. Đỗ Hữu Châu (2007), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học sư phạm. 11.Đỗ Hữu Châu (2009), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Nxb Giáo dục. 12. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2006), Cơ sở

ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

13. Phan Phương Dung, Đặng Kim Nga (2009), Hoạt động giao tiếp với

14. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan (1998), Cơ sở tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

15. Nguyễn Đăng Điệp, Đỗ Việt Hùng, Vũ Băng Tú (2006), Ngữ văn 6

nâng cao, Nxb Giáo dục.

16. Nguyễn Văn Đường, Hoàng Dân (2008), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6, tập1, Nxb Hà Nội.

17. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

18. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (1999), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.

19. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 20. Hoàng Văn Hành (1992), “Về nghĩa của các từ biểu thị sự nói năng

trong tiếng Việt”, Tạp chí ngôn ngữ, (1), tr.20 - 24.

21. Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang (1998),

Từ tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội.

22. Nguyễn Sinh Huy (1999), Một số vấn đề cơ bản về giáo dục Trung

học cơ sở, Nxb Giáo dục.

23. Bùi Thanh Hưng (2005), Tương tác hoạt động thầy-trò trên lớp học, Nxb Giáo dục.

24. Trần Kiều (chủ biên) (2003), Bước đầu đổi mới kiểm tra kết quả học

tập các môn học, Nxb Giáo dục.

25. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 26. Đinh Trọng Lạc (1999),99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt,

Nxb Giáo dục.

27. Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội.

28. Trần Thị Hiền Lương (1999), “Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học tiếng Việt”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 5 29. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong

nhà trường, Nxb Đại học sư phạm.

30. Nguyễn Quang Ninh (1992), “Về lý luận của việc dạy tiếng”, Tạp

chí nghiên cứu giáo dục, số 10.

Một phần của tài liệu dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp (Trang 107 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)