Lựa chọn hình thức tổ chức luyện tập về nghĩa của từ cho học

Một phần của tài liệu dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp (Trang 77 - 82)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2.2.Lựa chọn hình thức tổ chức luyện tập về nghĩa của từ cho học

học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp

Có nhiều hình thức tổ chức luyện tập về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp, trong đó phổ biến hơn cả là các hình thức sau:

a. Hình thức luyện tập trên lớp

Hình thức luyện tập trên lớp là hình thức luyện tập phổ biến nhất trong các nhà trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay. Với một tiết học tiếng Việt ở THCS được quy định là 45 phút, giáo viên thường dành cho phần luyện tập khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút. Đối với các bài về nghĩa của từ ở lớp 6, dung lượng bài tập trong phần luyện tập thường khá nhiều, vì vậy giáo viên nên tận dụng thời gian và tổ chức luyện tập một cách linh hoạt, sáng tạo để cố gắng giải quyết các bài tập càng nhiều càng tốt. Để thực hiện được mục tiêu đó, giáo viên có thể phân nhóm để mỗi nhóm thực hiện một phần của bài tập hoặc thực hiện các bài tập khác nhau, đồng thời giáo viên cần sử dụng các phương tiện dạy học thích hợp và hiệu quả nhằm tiết kiệm về mặt thời gian.

Hình thức luyện tập trên lớp có thể được thực hiện dưới hai hình thức:

- Dạy học thực hành đan xen với dạy học lý thuyết.

Sau mỗi một phạm vi kiến thức lý thuyết, giáo viên cho học sinh thực hiện một, hoặc một số khía cạnh của bài tập có liên quan đến nội dung lý thuyết vừa học.

Ví dụ: khi dạy phần II. Cách giải nghĩa của từ trong bài “Nghĩa của từ”, sau khi tổ chức cho học sinh nắm được các cách giải nghĩa từ, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện bài tập nhanh sau:

Hãy giải thích các từ: trung thực, dũng cảm và cho ví dụ?

Với những bài tập như trên có tác dụng bổ sung, làm sáng rõ lý thuyết, củng cố và khắc sâu các kiến thức lý thuyết.

- Dạy học thực hành khi kết thúc phần nội dung lý thuyết của bài học.

Đây là hình thức tổ chức thực hành luyện tập ở cuối tiết học. Hệ thống bài tập trong SGK giáo viên nên giữ nguyên hoặc có thể cải biến thành các dạng bài tập khác sao cho phù hợp với kiến thức của bài và tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt của mình.

Giáo viên cũng cần xây dựng thêm một số bài tập, phù hợp với trình độ của học sinh, có tính khái quát để phát huy tính tích cực học tập và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh.

Đặc biệt khi tổ chức luyện tập các bài về nghĩa của từ ở lớp 6, giáo viên có thể tổ chức các trò chơi học tập. Việc lồng ghép trò chơi đối với các bài về nghĩa của từ là khá phù hợp. Trò chơi cần gắn với các bài tập, hoặc các hình thức thực hành, luyện tập khác mà giáo viên nghĩ ra. Vận dụng tốt giải pháp này, giờ học các bài về nghĩa của từ nói riêng và các bài tiếng Việt nói chung sẽ không còn khô cứng, học sinh sẽ cảm thấy thoải mái, hứng thú, kích thích hoạt động tư duy của các em, quan trọng hơn là góp phần phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở học sinh. Qua trò chơi, tư duy và khả năng ngôn ngữ của các em sẽ được bộc lộ tự nhiên, giáo viên có thể phát hiện và uốn nắn kịp thời những mặt còn hạn chế.

Ví dụ: Để thực hiện bài tập 4 trong bài “Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ” với yêu cầu là: hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa dưới đây ba ví dụ minh hoạ:

- Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động. - Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị.

Giáo viên có thể chia lớp thành 4 nhóm lớn, mỗi nhóm sẽ chọn ra 3 em rồi thực hiện trò chơi tiếp sức bằng việc yêu cầu các nhóm luân phiên nhau tìm các ví dụ theo yêu cầu của đề bài.

b. Hình thức kết hợp luyện tập trên lớp với luyện tập ở nhà

Các bài về nghĩa của từ ở lớp 6 có số lượng bài tập tương đối nhiều, trong khi đó lại phải dành một nửa thời gian cho dạy học lý thuyết (trừ bài

“Chữa lỗi dùng từ” chỉ dạy thực hành luyện tập). Thời gian luyện tập ở mỗi

tiết học chỉ là từ 15 đến 20 phút cho nên rất khó để giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm hết tất cả các bài tập. Bài tập trắc nghiệm tự luận, bài tập tạo lập lời nói (kể cả những bài tập tạo lập lời nói theo mẫu) là loại bài tập khó đòi hỏi phải có thời gian để học sinh suy luận và tạo lập lời nói. Vì vậy cần phải kết hợp luyện tập trên lớp với luyện tập ở nhà. Với hình thức tổ chức luyện tập này thì học sinh phải hoàn thành các bài tập về nhà do giáo viên yêu cầu, đồng thời phải có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Kết hợp hai hình thức luyện tập này giúp giáo viên và học sinh giải quyết được hai vấn đề:

- Học sinh làm được hết các bài tập trong SGK và các bài tập do giáo viên sáng tạo ra và yêu cầu thực hiện.

- Học sinh phát huy được năng lực tự học, sáng tạo của mình.

Tuy nhiên, để hình thức luyện tập này đạt hiệu quả, giáo viên cần hướng dẫn để giúp học sinh nắm được các nguyên tắc học bài và làm bài ở nhà như sau:

- Nghiên cứu kỹ lý thuyết trước khi làm bài. Đọc bài tập từ một đến hai lượt và xác định rõ yêu cầu của bài tập.

- Với những bài tập có dạng tương tự như những bài đã chữa trên lớp cần xem hoặc nhớ lại các thao tác, cách thức làm bài đã được hướng dẫn để làm theo.

- Phải nghiêm túc, tự giác, tích cực, chủ động trong việc tự luyện tập thực hành. Đồng thời, phải rèn luyện kỹ năng tự học, phân phối thời gian hợp lý cho mỗi loại bài tập, biết lập kế hoạch tự học có khoa học, biết tổ chức thời gian tự học và thời gian nghỉ trong khi học tập ở nhà một cách hợp lý v.v...

c. Kết hợp giữa luyện tập cá nhân với luyện tập theo nhóm.

Trong quá trình tổ chức luyện tập về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp, bên cạnh việc cho học sinh luyện tập độc lập cá nhân, nhằm phát huy năng lực của từng học sinh, giáo viên cần chú trọng đến hình thức luyện tập theo nhóm.

“Hình thức học tập theo nhóm tại lớp là hình thức học tập có sự kết hợp tính tập thể và tính cá nhân, mà trong đó học sinh trong nhóm dưới sự chỉ đạo của giáo viên trao đổi những ý tưởng, nguồn kiến thức với nhau, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong việc lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Từng thành viên trong nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm tới việc học tập của các bạn khác trong nhóm” [3, tr.163-164].

Đối với các bài về nghĩa của từ ở lớp 6, hình thức học tập theo nhóm là thực sự cần thiết, bởi vì thời gian luyện tập trên lớp thường hạn chế trong khi đó số lượng bài tập lại nhiều. Muốn giải quyết được tình trạng này, giáo viên có thể chia lớp học thành từng nhóm, có thể là nhóm nhỏ (từ 2 đến 4 học sinh), nhóm lớn (từ 5 đến 8 học sinh). Quy mô nhóm tuỳ thuộc vào nhiệm vụ sẽ giao cần đến ít hay nhiều người. Nhóm thường hình thành bằng cách các em ngồi cạnh nhau quay mặt vào nhau hoặc là bàn trên quay xuống bàn dưới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiện một phần, một ý của một bài tập hoặc là mỗi nhóm sẽ giải quyết một bài tập cụ thể. Sau đó cả nhóm tập trung giải quyết vấn đề (nêu ý kiến, thảo luận, ghi chép...). Sau một thời gian nhất định (thường là 4 đến 5 phút) giáo viên sẽ gọi học sinh đại diện cho nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và cuối cùng là giáo viên nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án đúng.

Ví dụ: Ở bài “Nghĩa của từ”, để giải quyết bài tập 2 và bài tập 3 trong SGK, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu: nhóm 1 và nhóm 2 làm bài tập 2; nhóm 3 và nhóm 4 làm bài tập 3. Hoặc là, để giải quyết bài tập 2 trong bài “Chữa lỗi dùng từ” (SGK trang 76), GV có thể chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm giải quyết một ý trong bài tập.

Để hình thức luyện tập theo nhóm đạt mục tiêu đề ra, người GV có một vai trò quan trọng. GV phải có trách nhiệm hướng dẫn và quản lý HS làm việc theo nhóm. Trước đó, GV phải chuẩn bị rất kỹ phần thiết kế bài học, lựa chọn các yêu cầu cần làm việc theo nhóm, và có phương án dự kiến hình thức nhóm. Tại lớp, GV cần hướng dẫn kỹ cách thức tổ chức nhóm và định ra các vấn đề cần giải quyết. Trong quá trình HS làm việc, GV luôn theo sát từng bước hoạt động của HS, sẵn sàng hỗ trợ khi cần. Cuối cùng, GV cần có kết luận vấn đề, nhận xét, bổ sung nhằm giúp HS nhận được sự đánh giá đúng mức kết quả công việc của mình.

Tổ chức luyện tập theo nhóm là hình thức kết hợp thông minh và linh hoạt bởi nó phát huy được năng lực cá nhân trong tập thể, tạo điều kiện cho học sinh phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp xã hội. Nhóm là sự học tập hợp tác thể hiện tinh thần dạy học tích cực, góp phần đắc lực thực hiện quan điểm dạy học thông qua giao tiếp mà chúng ta đang hướng tới trong dạy học tiếng Việt nói chung.

Một phần của tài liệu dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp (Trang 77 - 82)