7. Cấu trúc luận văn
2.4.3. Hình thức kiểm tra, đánh giá
Cách kiểm tra thể hiện qua công cụ kiểm tra là đề bài. Đối với các bài về nghĩa của từ ở lớp 6, song song với cách ra đề kiểm tra trắc nghiệm tự luận như truyền thống, giáo viên nên ra đề bài theo kiểu trắc nghiệm khách quan và các bài kiểm tra kỹ năng thực hành.
Để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập về nghĩa của từ của học sinh theo quan điểm giao tiếp, giáo viên nên sử dụng các hình thức kiểm tra sau đây:
- Kiểm tra vấn đáp: việc sử dụng hình thức kiểm tra này phải được sử dụng thường xuyên trong suốt quá trình dạy học nhằm thu được ngay lập tức những thông tin về mức độ và khả năng nắm vững kiến thức và kỹ năng sử dụng từ của học sinh thông qua các câu hỏi kiểm tra bài cũ, các câu hỏi đàm thoại khi phân tích ngữ liệu để hình thành các tri thức lý thuyết về nghĩa của từ v.v... Hình thức kiểm tra này góp phần quan trọng trong việc phát triển kỹ năng lời nói cho học sinh.
- Kiểm tra 15 phút: được sử dụng nhằm thu thập thông tin về sự nắm vững kiến thức, kỹ năng của học sinh sau khi học xong một bài hoặc các bài về nghĩa của từ. Ví dụ: sau khi học xong các bài về nghĩa của từ ở lớp 6, giáo viên có thể cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút sau đây:
Câu 1. Hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
1. Nhận xét nào là định nghĩa đầy đủ nhất về nghĩa của từ? A. Nghĩa của từ là khái niệm mà từ biểu thị.
B. Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị. C. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. D. Nghĩa của từ là tính chất mà từ biểu thị.
2. Cách nào sau đây không giúp giải được nghĩa cho các từ? A. Đọc nhiều lần từ cần giải nghĩa.
B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
C. Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải nghĩa. D. Miêu tả nội dung mà từ biểu thị.
3. Trong các từ sau, từ nào dùng đúng?
A. Bản tuyên ngôn. B. Bảng tuyên ngôn.
Câu 2. Phân biệt nghĩa của các từ “đề cử”, “đề bạt”, “đề đạt”, “đề nghị” và đặt câu với chúng.