Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp (Trang 89 - 104)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.Nội dung thực nghiệm

Do điều kiện thời gian không nhiều, cho nên chúng tôi chỉ có thể xây dựng được hai giáo án thực nghiệm các bài về nghĩa của từ được dạy trong SGK Ngữ văn 6. Đó là:

- Giáo án 1: Bài “ Nghĩa của từ”, (SGK Ngữ văn 6, tập 1).

- Giáo án 2: Bài “Chữa lỗi dùng từ” (tiếp theo), (SGK Ngữ văn 6, tập 1) Giáo án thực nghiệm được xây dựng với mục đích cao nhất là hình thành cho học sinh năng lực hiểu đúng nghĩa của từ, kỹ năng giải nghĩa từ, nhận diện và sửa chữa được các lỗi dùng từ không đúng nghĩa, từ đó giúp các em có ý thức dùng từ đúng nghĩa trong thực tế nói, viết. Để đạt được mục tiêu đó, giáo án thực nghiệm phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:

- Giáo án thực nghiệm phải được xây dựng nhằm phát huy khả năng, năng lực và hình kỹ năng sử dụng từ tiếng Việt cho học sinh, phải thể hiện rõ quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt.

- Giáo án thực nghiệm phải tuân thủ theo các bước sau:

+ Bước 1: Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh làm quen và tự chiếm lĩnh tri thức mới của bài học.

+ Bước 2: Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh củng cố tri thức bằng hoạt động thực hành, luyện tập, tạo lập các sản phẩm ngôn ngữ của riêng mình trên cơ sở những kiến thức lý thuyết vừa lĩnh hội (có thể thực hiện sau khi học sinh chiếm lĩnh từng nội dung cụ thể hoặc sau khi chiếm lĩnh nội dung của cả tiết học).

+ Bước 3: Củng cố bài học bằng những bài tập có tính chất tổng hợp nội dung tri thức của bài học hoặc bằng những bài tập sáng tạo của giáo viên. Kết thúc bài học giáo viên giao bài tập về nhà và dặn dò học sinh học ở nhà.

Dựa vào những yêu cầu trên, chúng tôi xây dựng các giáo án thực nghiệm. Cụ thể như sau:

Giáo án 1

NGHĨA CỦA TỪ

(Thời gian: 1 tiết)

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: giúp học sinh nắm được khái niệm nghĩa của từ, một số cách giải thích nghĩa của từ.

2. Kỹ năng: rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải thích nghĩa của từ. 3. Thái độ: học sinh nhận thức được vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của việc nắm được ý nghĩa của từ trong hoạt động giao tiếp, từ đó nâng cao ý thức giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên: bài soạn, SGK, SGV, các bài tập sáng tạo của giáo viên. 2. Học sinh: SGK, xem trước bài học trước khi đến lớp.

III. Phƣơng pháp dạy học

- Giáo viên sử dụng các câu hỏi đàm thoại theo quy trình quy nạp để phân tích ngữ liệu, trên cơ sở đó học sinh hình thành và nắm được các tri thức lý thuyết về nghĩa của từ và các cách giải nghĩa từ. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức.

- Tổ chức luyện tập, thông qua các bài tập thực hành để rèn luyện kỹ năng giải nghĩa từ cho học sinh, thông qua đó giúp các em củng cố các tri thức lý thuyết vừa học.

IV. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ mượn? lấy 3 ví dụ và giải thích?

Giới thiệu bài mới: Ở tiết trước, các em đã được học về từ mượn. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một vấn đề quan trọng của từ, đó là nghĩa của từ. Với bài học này, các em sẽ hiểu được thế nào là nghĩa của từ, và các cách giải nghĩa từ.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm nghĩa của từ.

- Giáo viên gọi HS đọc 3 chú thích “tập quán”, “lẫm liệt”, “nao núng” trong các bài văn mà các em đã học. - GV: Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào? - GV: Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ?

- GV: Nghĩa của 3 từ trên ứng với phần nào trong mô hình dưới đây?

GV lưu ý thêm cho học sinh:

+ Nội dung là cái chứa đựng trong hình thức của từ.

+ Nội dung là cái vốn có trong từ. Vì vậy, chúng ta phải hiểu được nghĩa của từ để sử dụng từ cho chính xác khi nói, viết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I. Nghĩa của từ.

1. Ví dụ: (SGK trang 35)

2. Nhận xét.

- Mỗi chú thích trên gồm 2 bộ phận: từ và ý nghĩa của từ.

- Bộ phận đứng sau dấu hai chấm ( : ) nêu lên nghĩa của từ.

- Nghĩa của các từ ứng với phần nội dung.

Hình thức Nội dung

- Qua việc phân tích, tìm hiểu các ví dụ trên, em hiểu thế nào là nghĩa của từ?

- HS trả lời và GV rút ra phần Ghi nhớ trong SGK.

- Gọi 2 HS đọc to, rõ ràng phần Ghi nhớ ở mục I trong SGK.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các cách giải thích nghĩa của từ.

- GV gọi 1 HS đọc lại phần giải nghĩa từ “tập quán” trong SGK. - GV: Trong 2 câu sau đây, 2 từ “tập quán” và “thói quen” có thể thay thế cho nhau được hay không? Tại sao?

a) Người Việt có tập quán ăn trầu. b) Bạn Nam có thói quen ăn quà. GV hướng dẫn, gợi ý để HS thảo luận, trả lời:

Câu a có thể dùng cả hai từ. Câu b chỉ dùng được từ “thói quen” không dùng được từ “tập quán”, vì:

- Từ “tập quán” có ý nghĩa rộng, thường gắn với chủ thể là số đông. - Từ “thói quen” có ý nghĩa hẹp, thường gắn với chủ thể là một cá

* Ghi nhớ: SGK trang 35.

GV: Vậy nghĩa của từ “tập quán” đã được giải thích bằng cách nào? - GV gọi 1 HS đọc lại phần giải nghĩa từ “lẫm liệt” trong SGK.

(GV treo bảng phụ có các ví dụ)

- Trong ba câu sau đây, 3 từ “lẫm liệt”, “hùng dũng”, “oai nghiêm” có thể thay thế cho nhau được không? Tại sao?

- Tư thế lẫm liệt của người anh hùng.

- Tư thế hùng dũng của người anh

hùng.

- Tư thế oai nghiêm của người anh

hùng.

GV hướng dẫn, gợi ý để HS thảo luận, trả lời:

Ba từ trên có thể thay thế được cho nhau, vì chúng không làm cho nội dung thông báo và sắc thái ý nghĩa của câu thay đổi.

- GV: Ba từ trên có nghĩa giống nhau và có thể thay thế được cho nhau, gọi là ba từ gì?

- HS: Ba từ đồng nghĩa.

- GV: Vậy, nghĩa của từ “lẫm liệt” đã được giải thích bằng cách nào?

- Nghĩa của từ “tập quán” được giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghĩa của từ “lẫm liệt” đã được giải thích bằng cách đưa ra những từ đồng nghĩa với nó.

- GV: Em có nhận xét gì về cách giải thích nghĩa của từ “nao núng”? - GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu: nhóm 1 tìm các từ trái nghĩa với từ “cao thượng”, nhóm 2 với từ

“sáng sủa”, và nhóm 3 với từ “nhẵn

nhụi”.

- Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng qua bảng phụ.

- GV: Các từ “cao thượng”, “nhẵn nhụi”, “sáng sủa” đã được giải thích nghĩa bằng cách nào?

GV: Qua việc phân tích các ví dụ trên, theo em có mấy cách giải thích nghĩa của từ? đó là những cách nào? - HS trả lời và GV rút ra phần ghi nhớ trong SGK.

- Gọi 2 HS đọc to, rõ ràng phần Ghi nhớ ở mục II trong SGK.

- Nhằmlàm sáng rõ lý thuyết, củng cố và khắc sâu các kiến thức lý thuyết GV yêu cầu học sinh thực hiện bài tập nhanh sau: Hãy giải thích các từ: “trung thực”, “dũng cảm” và cho ví dụ?

- Từ “nao núng” được giải thích nghĩa bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa.

- Các từ “cao thượng”, “nhẵn nhụi”, “sáng sủa” đã được giải thích nghĩa bằng cách đưa ra những từ trái nghĩa với nó.

Hoạt động 3: Luyện tập.

- Gọi HS đọc bài tập 1 và xác định yêu cầu của bài tập.

- HS giải quyết yêu cầu của bài tập. - Gọi HS trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét, bổ sung; sau đó GV nhận xét, đánh giá.

(Mỗi học sinh chọn từ 3 đến 5 chú thích trong các văn bản đã học, sau đó GV hướng dẫn để các em nhớ lại các cách giải nghĩa từ, trên cơ sở đó học sinh sẽ nhận diện được chú thích đó đã được giải nghĩa theo cách nào).

Bài tập 2 và bài tập 3 yêu cầu HS phải huy động các kiến thức để hiểu và dùng từ đúng nghĩa. Để tiết kiệm thời gian, giáo viên tổ chức chia lớp thành 4 nhóm và đưa ra yêu cầu sau: Nhóm 1 và nhóm 2: làm bài tập 2. Nhóm 3 và nhóm 4: làm bài tập 3. Các nhóm làm bài tập trong 4 phút. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả qua bảng phụ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Sau đó GV đánh giá, và đưa ra đáp án đúng. III. Luyện tập. Bài tập 1. (SGK tr.36) Bài tập 2. (SGK tr.36) Điền từ: - Câu 1: điền từ “học tập”. - Câu 2: điền từ “ học lỏm”. - Câu 3: điền từ “học hỏi”. - Câu 4: điền từ “học hành”.

Bài tập 3. (SGK tr. 36)

Điền từ:

- Câu 1: điền từ “trung bình”. - Câu 2: điền từ “trung gian”. - Câu 3: điền từ “trung niên”.

4. Củng cố bài học:

Giáo viên hệ thống lại nội dung bài học, nhấn mạnh các nội dung kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ.

5. Hƣớng dẫn học ở nhà:

- Học bài và làm bài tập 5 trong SGK.

- Đọc trước nội dung bài “Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ” (SGK trang 55, 56).

- Gọi HS đọc bài tập 4 và yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập. - HS giải quyết yêu cầu của bài tập. - Gọi HS trình bày kết quả.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung; sau đó GV đánh giá và đưa ra đáp án đúng.

Bài tập 4. (SGK tr.36)

Mỗi từ đều có thể được giải thích nghĩa bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng tiện lợi hơn cả là giải nghĩa các từ “giếng”, “rung rinh” bằng cách trình bày khái niệm, giải nghĩa từ “hèn nhát” bằng cách đưa ra từ trái nghĩa:

- giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng

đất để lấy nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- rung rinh: chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp.

Giáo án 2

CHỮA LỖI DÙNG TỪ(Tiếp theo)

(Thời gian: 1 tiết)

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: giúp học sinh nhận ra được những lỗi thông thường về nghĩa của từ, chữa được các lỗi dùng từ sai nghĩa.

2. Kỹ năng: rèn luyện cho học sinh kỹ năng nhận diện và chữa được lỗi dùng từ không đúng nghĩa.

3. Thái độ: nâng cao ý thức và khả năng dùng từ đúng nghĩa trong thực tế nói, viết, giữ gìn và phát triển sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên: bài soạn, SGK, SGV, máy chiếu, các bài tập sáng tạo. 2. Học sinh: SGK, vở bài tập, xem trước bài học trước khi đến lớp.

III. Phƣơng pháp dạy học

Đây là một tiết chủ yếu tiến hành hoạt động thực hành luyện tập, có tác dụng củng cố, khắc sâu các tri thức lý thuyết, đồng thời rèn luyện các kỹ năng sử dụng từ tiếng Việt cho học sinh, giúp cho các em có khả năng sử dụng từ đúng nghĩa, đạt hiệu quả giao tiếp cao. Đó cũng chính là vấn đề cốt lõi của dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học các bài về nghĩa của từ nói riêng. Do đó, giáo viên phải có sự hướng dẫn để tạo hứng thú học tập cho học sinh, tổ chức luyện tập được càng nhiều càng tốt. Giáo viên phải tạo ra những tình huống, môi trường thuận lợi làm cho các em phải suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện, phải nói, phải viết và có thể nói, viết một cái gì đó. Trong giờ học phải phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong việc giải quyết các bài tập. Vì vậy, với tiết học này giáo viên sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp sẽ phù hợp và đạt được hiệu quả.

IV. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ:

Chỉ ra và chữa lỗi dùng từ trong đoạn văn sau: (Giáo viên chiếu đoạn văn cho học sinh quan sát và làm bài):

Hôm nay, sân trường lá bàng rụng nhiều. Thấy lá bàng rụng, chúng em ra quét lá bàng, chẳng mấy chốc, sân trường đã sạch bóng lá bàng.

Đáp án: Lỗi lặp từ.

Chữa lại như sau:

Hôm nay, sân trường lá bàng rụng nhiều. Thấy lá bàng rụng, chúng em ra quét. Chẳng mấy chốc, sân trường đã sạch sẽ.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài mới: Lỗi dùng từ không chỉ là lỗi lặp từ hay lẫn lộn giữa

các từ gần âm mà còn là lỗi dùng từ không đúng nghĩa do người nói, viết không hiểu nghĩa hoặc hiểu sai nghĩa của từ. Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em nhận diện và chữa được các lỗi dùng từ không đúng nghĩa đó.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Phát hiện và chữa lỗi dùng từ không đúng nghĩa.

- Gọi HS đọc ngữ liệu của phần 1 SGK tr.75. Xác định yêu cầu của bài tập. - GV: Hãy chỉ ra các từ dùng sai trong các câu? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét, đánh giá. I. Dùng từ không đúng nghĩa. 1. Chỉ ra các lỗi dùng từ. Các từ dùng sai là: - Câu a: yếu điểm.

- Câu b: đề bạt.

(GV có thể giải thích nghĩa của các từ “yếu điểm”, “đề bạt”, “chứng thực” để cho HS thấy được việc dùng các từ này trong câu là sai). - GV: Các từ đó mắc lỗi gì về cách dùng từ?

- HS: lỗi dùng từ không đúng nghĩa.

- GV: Tại sao lại mắc lỗi như vậy? - HS: dùng sai vì không hiểu nghĩa của từ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV: Hãy thay các từ dùng sai bằng các từ khác cho đúng nghĩa?

GV: Theo em làm thế nào để dùng từ đúng nghĩa?

- HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét, và nhấn mạnh: khi không hiểu hoặc hiểu chưa rõ nghĩa thì chưa dùng; khi chưa hiểu nghĩa cần tra từ điển và rèn luyện thói quen giải nghĩa từ theo hai cách đã học.

Lỗi dùng từ không đúng nghĩa

2. Chữa lỗi dùng từ.

- Câu a: thay từ “yếu điểm” bằng từ “nhược điểm” hoặc “điểm yếu”.

- Câu b: thay từ “đề bạt” bằng từ “bầu”. - Câu c: thay từ chứng thực bằng từ “chứng kiến”.

Hoạt động 2: Luyện tập.

- Giáo viên chiếu nội dung bài tập trên máy chiếu, gọi HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.

- GV: Hãy chỉ ra các kết hợp từ đúng trong bài tập trên?

- HS trả lời, GV nhận xét, đánh giá. Và chiếu đáp án đúng.

GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 2 trong SGK.

Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu: Nhóm 1: làm câu a. Nhóm 2: làm câu b. Nhóm 3: làm câu c. - HS thực hiện hoạt động nhóm trong 4 phút.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả qua bảng phụ.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, và đưa ra đáp án đúng trên máy chiếu projecter:

II. Luyện tập.

Bài tập 1. (SGK trang 75).

Dùng sai Dùng đúng

bảng tuyên ngôn bản tuyên ngôn

tương lai sáng lạng tương lai xán lạn

buôn ba hải ngoại bôn ba hải ngoại

bức tranh thuỷ mạc bức tranh thuỷ mặc

Một phần của tài liệu dạy học về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp (Trang 89 - 104)