7. Cấu trúc luận văn
3.1. Mục đích của thực nghiệm
Tất cả các công trình nghiên cứu khoa học đều phải được thực nghiệm để kiểm chứng hiệu quả của nó. Trong nghiên cứu về phương pháp giảng dạy cũng vậy, mọi lý thuyết sẽ mãi chỉ là những lý thuyết suông nếu không được thử nghiệm trong quá trình giảng dạy. Chính vì vậy, khi nghiên cứu đề tài, chúng tôi xác định rằng: thực nghiệm sư phạm là một công việc vô cùng quan trọng. Chúng tôi tổ chức thực nghiệm nhằm các mục đích sau:
- Kiểm tra, đánh giá tính khả thi của việc dạy học các bài về nghĩa của từ cho học sinh lớp 6 theo quan điểm giao tiếp. Trên cơ sở đó sửa chữa, bổ sung để hoàn thiện tiến trình hướng dẫn việc tổ chức các hoạt động dạy học đã tiến hành thực nghiệm.
- Sơ bộ đánh giá hiệu quả của việc dạy học theo quan điểm giao tiếp đối với các bài về nghĩa của từ ở lớp 6 nói riêng và phần Tiếng Việt trong môn Ngữ văn nói chung.
- Tìm ra được những khó khăn và thuận lợi, những ưu điểm cần phát huy, và những tồn tại, hạn chế cần khắc phục khi dạy học theo quan điểm giao tiếp. Từ đó có thể bổ sung, hoàn thiện phương pháp dạy học cho phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Việt trong nhà trường phổ thông.
3.2. ĐỐI TƢỢNG VÀ ĐỊA BÀN THỰC NGHIỆM
Việc thực nghiệm nếu được thực hiện rộng rãi trên nhiều địa bàn, nhiều đối tượng thì kết quả thu được sẽ chính xác, khách quan và toàn diện hơn. Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian nên chúng tôi chỉ có thể tiến hành thực nghiệm tại 3 trường THCS thuộc hai địa phương khác nhau, đó là: trường
trường THCS Lê Quý Đôn, thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang và trường THCS Quang Trung, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Trường THCS Minh Tiến và trường THCS Lê Quý Đôn chúng tôi chọn mỗi trường 2 lớp 6 (1 lớp thực nghiệm, 1 lớp đối chứng), trường THCS Quang Trung chọn 3 lớp 6 (2 lớp thực nghiệm, 1 lớp đối chứng) và các giáo viên dạy tại các lớp đó. Cụ thể như sau:
Trường THCS Minh Tiến:
- Lớp 6A: dạy giáo án đối chứng do giáo viên soạn. Sĩ số lớp: 42, giáo viên dạy: Chu Thị Thực.
- Lớp 6B: dạy giáo án thực nghiệm 1. Sĩ số lớp: 40, giáo viên dạy: Nguyễn Tuấn Anh.
Trường THCS Lê Quý Đôn:
- Lớp 6A1: dạy giáo án thực nghiệm 1. Sĩ số lớp: 38, giáo viên dạy: Nguyễn Thị Hoà.
- Lớp 6A2: dạy giáo án đối chứng do giáo viên soạn. Sĩ số lớp: 36, giáo viên dạy: Phạm Thị Nhung.
Trường THCS Quang Trung:
- Lớp 6A1: dạy giáo án đối chứng do giáo viên soạn. Sĩ số lớp: 40, giáo viên dạy: Trần Thị Ngoan.
- Lớp 6A2: dạy giáo án thực nghiệm 1. Sĩ số lớp: 41, giáo viên dạy: Hoàng Hải Yến. Giáo viên tổ chức giảng dạy bằng giáo án do chúng tôi xây dựng theo phương pháp đã đề xuất trong luận văn.
- Lớp 6A3: dạy giáo án thực nghiệm 2. Sĩ số lớp: 40, giáo viên dạy: Đào Thu Thuỷ. Giáo viên tổ chức dạy học bằng giáo án do chúng tôi xây dựng và có ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ dạy.
Nhận xét chung:
- Ba trường chúng tôi chọn thực nghiệm là điển hình cho hai địa phương với các đặc thù về điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội khác nhau. Trường THCS Minh Tiến nằm trên địa bàn thôn 8 Minh Tiến, xã Minh Hương, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang là một trường vùng sâu, vùng xa của huyện. Học sinh của nhà trường đa số là con em đồng bào các dân tộc thiểu số, đời sống của đại bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, sự quan tâm của các bậc cha mẹ học sinh đến việc học tập của con em mình còn chưa được thường xuyên và đúng mức, vì vậy chất lượng giáo dục của học sinh nhà trường nhìn chung còn thấp.
Nếu như trường THCS Minh Tiến là điển hình cho các trường vùng sâu, vùng xa của khu vực miền núi thì trường THCS Lê Quý Đôn và trường THCS Quang Trung là điển hình cho các trường ở thành phố, thị xã thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc, với các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tốt hơn, hai trường đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia, đặc biệt việc học tập của học sinh luôn được sự quan tâm, phối hợp tốt của các bậc cha mẹ học sinh. Vì vậy trình độ nhận thức và chất lượng học tập của học sinh trường THCS Lê Quý Đôn và trường THCS Quang Trung cao hơn so với trường THCS Minh Tiến.
Trong quá trình khảo sát, kết quả nhận thức của học sinh được chúng tôi đánh giá theo 4 loại: Giỏi (từ 9 đến 10 điểm); Khá (từ 7 đến 8 điểm); Trung bình (từ 5 đến 6 điểm); Yếu (từ 3 đến 4 điểm) và Kém (dưới 3 điểm).
- Về phía giáo viên: các giáo viên tham gia thực nghiệm đều là những người có trình độ chuyên môn từ Cao đẳng sư phạm trở lên, có năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm, tận tuỵ, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ.
3.3. PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
Việc thực nghiệm sư phạm được chúng tôi tiến hành như sau:
- Soạn thảo các giáo án phục vụ cho hoạt động dạy học hai bài về nghĩa của từ nhằm minh hoạ cho việc dạy học theo quan điểm giao tiếp.
- Chọn lớp và giáo viên dạy đối chứng cũng như dạy thực nghiệm. Trình bày cho họ hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa, nội dung và cách thức thực nghiệm trong từng bài, phân tích sự khác nhau giữa dạy học theo quan điểm giao tiếp với các cách dạy học truyền thống trước đây, chỉ rõ phương pháp cần thực hiện. Đồng thời đưa ra những dự kiến trước những khó khăn và nêu cách giải quyết.
- Trao giáo án thực nghiệm cho các giáo viên nghiên cứu trước để giáo viên có thể nêu những thắc mắc và những ý kiến bổ sung để cùng hoàn chỉnh giáo án. Đồng thời, cùng với giáo án, chúng tôi giao phiếu điều tra thực nghiệm cho các giáo viên dạy thực nghiệm và giáo viên dạy đối chứng để tổ chức điều tra kết quả thực nghiệm ở tất cả các lớp ngay sau các giờ dạy.
- Dự các tiết dạy của giáo viên, quan sát quá trình tổ chức hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh trên lớp để thấy rõ hơn khả năng thực hiện giáo án, hiệu quả phương pháp dạy học của giáo viên cũng như thái độ, hứng thú và kết quả hoạt động học tập của học sinh.
- Để đảm bảo tính khách quan của kết quả điều tra, chúng tôi theo dõi việc phát phiếu điều tra thực nghiệm của giáo viên và hoạt động thực hiện các yêu cầu trong phiếu điều tra của học sinh. Sau đó thu lại phiếu điều tra để tổng hợp, đánh giá kết quả thực nghiệm.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm với các giáo viên về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện bài giảng theo mục đích và yêu cầu
thực nghiệm. Gặp gỡ và trao đổi với học sinh sau mỗi tiết học để tìm hiểu mức độ hiểu, năng lực vận dụng kiến thức của học sinh.
3.4. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM
Do điều kiện thời gian không nhiều, cho nên chúng tôi chỉ có thể xây dựng được hai giáo án thực nghiệm các bài về nghĩa của từ được dạy trong SGK Ngữ văn 6. Đó là:
- Giáo án 1: Bài “ Nghĩa của từ”, (SGK Ngữ văn 6, tập 1).
- Giáo án 2: Bài “Chữa lỗi dùng từ” (tiếp theo), (SGK Ngữ văn 6, tập 1) Giáo án thực nghiệm được xây dựng với mục đích cao nhất là hình thành cho học sinh năng lực hiểu đúng nghĩa của từ, kỹ năng giải nghĩa từ, nhận diện và sửa chữa được các lỗi dùng từ không đúng nghĩa, từ đó giúp các em có ý thức dùng từ đúng nghĩa trong thực tế nói, viết. Để đạt được mục tiêu đó, giáo án thực nghiệm phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
- Giáo án thực nghiệm phải được xây dựng nhằm phát huy khả năng, năng lực và hình kỹ năng sử dụng từ tiếng Việt cho học sinh, phải thể hiện rõ quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt.
- Giáo án thực nghiệm phải tuân thủ theo các bước sau:
+ Bước 1: Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh làm quen và tự chiếm lĩnh tri thức mới của bài học.
+ Bước 2: Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh củng cố tri thức bằng hoạt động thực hành, luyện tập, tạo lập các sản phẩm ngôn ngữ của riêng mình trên cơ sở những kiến thức lý thuyết vừa lĩnh hội (có thể thực hiện sau khi học sinh chiếm lĩnh từng nội dung cụ thể hoặc sau khi chiếm lĩnh nội dung của cả tiết học).
+ Bước 3: Củng cố bài học bằng những bài tập có tính chất tổng hợp nội dung tri thức của bài học hoặc bằng những bài tập sáng tạo của giáo viên. Kết thúc bài học giáo viên giao bài tập về nhà và dặn dò học sinh học ở nhà.
Dựa vào những yêu cầu trên, chúng tôi xây dựng các giáo án thực nghiệm. Cụ thể như sau:
Giáo án 1
NGHĨA CỦA TỪ
(Thời gian: 1 tiết)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: giúp học sinh nắm được khái niệm nghĩa của từ, một số cách giải thích nghĩa của từ.
2. Kỹ năng: rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải thích nghĩa của từ. 3. Thái độ: học sinh nhận thức được vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của việc nắm được ý nghĩa của từ trong hoạt động giao tiếp, từ đó nâng cao ý thức giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: bài soạn, SGK, SGV, các bài tập sáng tạo của giáo viên. 2. Học sinh: SGK, xem trước bài học trước khi đến lớp.
III. Phƣơng pháp dạy học
- Giáo viên sử dụng các câu hỏi đàm thoại theo quy trình quy nạp để phân tích ngữ liệu, trên cơ sở đó học sinh hình thành và nắm được các tri thức lý thuyết về nghĩa của từ và các cách giải nghĩa từ. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức.
- Tổ chức luyện tập, thông qua các bài tập thực hành để rèn luyện kỹ năng giải nghĩa từ cho học sinh, thông qua đó giúp các em củng cố các tri thức lý thuyết vừa học.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ mượn? lấy 3 ví dụ và giải thích?
Giới thiệu bài mới: Ở tiết trước, các em đã được học về từ mượn. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một vấn đề quan trọng của từ, đó là nghĩa của từ. Với bài học này, các em sẽ hiểu được thế nào là nghĩa của từ, và các cách giải nghĩa từ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm nghĩa của từ.
- Giáo viên gọi HS đọc 3 chú thích “tập quán”, “lẫm liệt”, “nao núng” trong các bài văn mà các em đã học. - GV: Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào? - GV: Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ?
- GV: Nghĩa của 3 từ trên ứng với phần nào trong mô hình dưới đây?
GV lưu ý thêm cho học sinh:
+ Nội dung là cái chứa đựng trong hình thức của từ.
+ Nội dung là cái vốn có trong từ. Vì vậy, chúng ta phải hiểu được nghĩa của từ để sử dụng từ cho chính xác khi nói, viết.
I. Nghĩa của từ.
1. Ví dụ: (SGK trang 35)
2. Nhận xét.
- Mỗi chú thích trên gồm 2 bộ phận: từ và ý nghĩa của từ.
- Bộ phận đứng sau dấu hai chấm ( : ) nêu lên nghĩa của từ.
- Nghĩa của các từ ứng với phần nội dung.
Hình thức Nội dung
- Qua việc phân tích, tìm hiểu các ví dụ trên, em hiểu thế nào là nghĩa của từ?
- HS trả lời và GV rút ra phần Ghi nhớ trong SGK.
- Gọi 2 HS đọc to, rõ ràng phần Ghi nhớ ở mục I trong SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các cách giải thích nghĩa của từ.
- GV gọi 1 HS đọc lại phần giải nghĩa từ “tập quán” trong SGK. - GV: Trong 2 câu sau đây, 2 từ “tập quán” và “thói quen” có thể thay thế cho nhau được hay không? Tại sao?
a) Người Việt có tập quán ăn trầu. b) Bạn Nam có thói quen ăn quà. GV hướng dẫn, gợi ý để HS thảo luận, trả lời:
Câu a có thể dùng cả hai từ. Câu b chỉ dùng được từ “thói quen” không dùng được từ “tập quán”, vì:
- Từ “tập quán” có ý nghĩa rộng, thường gắn với chủ thể là số đông. - Từ “thói quen” có ý nghĩa hẹp, thường gắn với chủ thể là một cá
* Ghi nhớ: SGK trang 35.
GV: Vậy nghĩa của từ “tập quán” đã được giải thích bằng cách nào? - GV gọi 1 HS đọc lại phần giải nghĩa từ “lẫm liệt” trong SGK.
(GV treo bảng phụ có các ví dụ)
- Trong ba câu sau đây, 3 từ “lẫm liệt”, “hùng dũng”, “oai nghiêm” có thể thay thế cho nhau được không? Tại sao?
- Tư thế lẫm liệt của người anh hùng.
- Tư thế hùng dũng của người anh
hùng.
- Tư thế oai nghiêm của người anh
hùng.
GV hướng dẫn, gợi ý để HS thảo luận, trả lời:
Ba từ trên có thể thay thế được cho nhau, vì chúng không làm cho nội dung thông báo và sắc thái ý nghĩa của câu thay đổi.
- GV: Ba từ trên có nghĩa giống nhau và có thể thay thế được cho nhau, gọi là ba từ gì?
- HS: Ba từ đồng nghĩa.
- GV: Vậy, nghĩa của từ “lẫm liệt” đã được giải thích bằng cách nào?
- Nghĩa của từ “tập quán” được giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Nghĩa của từ “lẫm liệt” đã được giải thích bằng cách đưa ra những từ đồng nghĩa với nó.
- GV: Em có nhận xét gì về cách giải thích nghĩa của từ “nao núng”? - GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu: nhóm 1 tìm các từ trái nghĩa với từ “cao thượng”, nhóm 2 với từ
“sáng sủa”, và nhóm 3 với từ “nhẵn
nhụi”.
- Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng qua bảng phụ.
- GV: Các từ “cao thượng”, “nhẵn nhụi”, “sáng sủa” đã được giải thích nghĩa bằng cách nào?
GV: Qua việc phân tích các ví dụ trên, theo em có mấy cách giải thích nghĩa của từ? đó là những cách nào? - HS trả lời và GV rút ra phần ghi nhớ trong SGK.
- Gọi 2 HS đọc to, rõ ràng phần Ghi nhớ ở mục II trong SGK.
- Nhằmlàm sáng rõ lý thuyết, củng cố và khắc sâu các kiến thức lý thuyết GV yêu cầu học sinh thực hiện bài tập nhanh sau: Hãy giải thích các từ: “trung thực”, “dũng cảm” và cho ví dụ?
- Từ “nao núng” được giải thích nghĩa bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa.
- Các từ “cao thượng”, “nhẵn nhụi”, “sáng sủa” đã được giải thích nghĩa bằng cách đưa ra những từ trái nghĩa với nó.
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Gọi HS đọc bài tập 1 và xác định yêu cầu của bài tập.
- HS giải quyết yêu cầu của bài tập. - Gọi HS trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét, bổ sung; sau đó GV nhận xét, đánh giá.
(Mỗi học sinh chọn từ 3 đến 5 chú thích trong các văn bản đã học, sau đó GV hướng dẫn để các em nhớ lại các cách giải nghĩa từ, trên cơ sở đó học sinh sẽ nhận diện được chú thích đó đã được giải nghĩa theo cách nào).
Bài tập 2 và bài tập 3 yêu cầu HS