9. Cấu trúc luận văn
3.3. Phƣơng pháp TNSP
Để chuẩn bị cho quá trình TNSP, chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp trao đổi, phỏng vấn với các cán bộ quản lí và GV trong trƣờng Cao đẳng Sơn La. Dùng phiếu trắc nghiệm, thăm quan cơ sở vật chất của nhà trƣờng, tìm hiểu tình hình SV…Trên cơ sở đó, lựa chọn nhóm TN và nhóm ĐC phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Dựa vào kết quả khảo sát, chúng tôi chọn thực nghiệm tại Trƣờng Cao đẳng Sơn La. Vì điều kiện trong học kì II chỉ có 2 lớp cao đẳng học vật lí đại cƣơng đó là CĐ Sƣ phạm Công nghệ K50, CĐ Công nghệ thông tin K50 nhƣng số lƣợng SV cũng lớn nên trong quá trình TNSP tôi chia mỗi lớp ra làm 2 tổ trong đó chọn 1 tổ làm nhóm TN và tổ còn lại làm nhóm ĐC. Mặc dù chƣa khảo sát chặt chẽ nhƣng qua thực tế đánh giá kết quả thi đầu vào, chúng tôi nhận thấy các nhóm thuộc lớp đƣợc chọn có điều kiện tổ chức dạy học tƣơng đối đồng nhất và chất lƣợng học tập môn vật lí là đồng đều nhau. Nhƣ vậy kích thƣớc và chất lƣợng của mẫu đã thỏa mãn yêu cầu của TNSP.
Số SV đƣợc khảo sát trong quá trình TNSP bao gồm 156 SV, trong đó có 02 tổ thuộc nhóm TN và 02 tổ thuộc nhóm ĐC.
Bảng 3.1: Số liệu SV được chọn làm mẫu TNSP
Trường Nhóm TN Nhóm ĐC Cao đẳng Sơn La CĐ Sƣ phạm Công nghệ K50 tổ I (43SV) CĐ Sƣ phạm Công nghệ K50 tổ II (44SV) CĐ Công nghệ thông tin
K50 tổ I (34SV)
CĐ Công nghệ thông tin K50 tổ II (35SV)
- Sử dụng phƣơng pháp thu thập thông tin làm căn cứ cho việc đánh giá các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
+ Quan sát giờ học: Các tiết dạy ở các nhóm thực nghiệm và đối chứng đều đƣợc chúng tôi dự giờ, ghi chép đầy đủ các hoạt động của GV và SV để so sánh SV ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng về những tiêu chí cơ bản sau:
Sự chủ động, tích cực, tự lực của SV trong quá trình học tập. Sự phát triển tƣ duy, các kĩ năng Vật lí trong quá trình học tập.
Sự thay đổi, phát triển những hiểu biết, quan niệm của SV trong quá trình học tập.
+ Tổ chức kiểm tra đánh giá chất lƣợng nắm vững kiến thức và mức độ bền vững của những kiến thức mà SV đã nắm đƣợc thông qua các bài kiểm tra sau mỗi giờ học. Các đề kiểm tra đƣợc soạn thảo theo định hƣớng đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ GD&ĐT. Việc kiểm tra này đƣợc tiến hành ở cả nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trong cùng một thời gian.
- Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để phân tích đánh giá kết quả thu đƣợc trong quá trình thực nghiệm sƣ phạm.