9. Cấu trúc luận văn
2.3.1. xuất quy trình soạn thảo tiến trình dạy học phần “Cơ học” Vật
đại cƣơng học theo hƣớng phát huy tính tích cực nhận thức cho sinh viên với sự hỗ trợ của bản đồ tƣ duy
Theo hƣớng nghiên cứu của đề tài,tiến trình dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực nhận thức cho sinh viên với sự hỗ trợ của bản đồ tƣ duy có thể theo tiến trình sau [22].
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài học
- Đọc kĩ SGK, SGV, sách tham khảo, sách bài tập
- Xác định kiến thức cơ bản, kiến thức bổ sung, kiến thức nâng cao của bài học và kiến thức cần có của HS trƣớc khi học bài này.
- Lựa chọn chủ đề. Chủ đề của BĐTD phải có mối liên kết rõ ràng với nội dung bài học đƣợc xác định. Trong phần giới thiệu, GV cần mô tả chủ đề một cách ngắn gọn, dễ hiểu để HS có thể dễ dàng tham gia vào việc học tập với BĐTD.
Bước 2: Xác định mục tiêu của bài học
GV xác định đƣợc các mục tiêu của bài học cần phải đạt đƣợc khi có sự hỗ trợ của BĐTD. Các mục tiêu này phải bám sát mục tiêu bài học theo chƣơng trình đảm bảo theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
Khi soạn bài, ngƣời GV phải suy nghĩ trả lời các câu hỏi : - Cần cho SV lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, thái độ gì?
- Con đƣờng dẫn đến sự chiếm lĩnh đƣợc kiến thức, kĩ năng, thái độ đó nhƣ thế nào? Phải hƣớng dẫn SV nhƣ thế nào để đảm bảo cho các em chiếm lĩnh đƣợc kiến thức, kĩ năng, thái độ đó?
- Kết quả sau khi học mà SV cần thể hiện đƣợc là gì?
GV hiểu rõ logic khoa học, yêu cầu của chƣơng trình, cấu trúc của nội dung kiến thức trong tài liệu giáo khoa, điều kiện vật chất và thời gian cụ thể dành cho việc dạy học, trình độ phát triển và đặc điểm cụ thể của SV lớp học là cơ sở cần thiết để xác định phƣơng án tổ chức, hƣớng dẫn hoạt động học tập của SV trong mỗi tiết học cụ thể. Trên cơ sở đó, GV suy nghĩ thiết kế tiến trình hoạt động dạy học sao cho phát huy đƣợc tính tích cực nhận thức của SV trong quá trình học tập.
Bước 3: Lựa chọn phƣơng pháp và hình thức tổ chức
Sau khi đã xác định đƣợc mục tiêu của bài học, GV cần phải lựa chọn phƣơng pháp và hình thức tổ chức sao cho phù hợp với điều kiện và đối tƣợng SV để sử dụng BĐTD có hiệu quả khi giảng dạy.
GV luôn phải tự đặt ra câu hỏi:
- Có thể nghiên cứu nội dung bài học bằng phƣơng pháp vấn đáp, nêu vấn đề, hợp tác trong nhóm nhỏ không? Hay còn phải phối hợp với các PPDH nào khác?
- Làm thế nào để phối hợp các phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học vào từng bài dạy cụ thể một cách thích hợp, hiệu quả nhất?
Khi trả lời đúng các câu hỏi trên sẽ giúp GV xác định đƣợc đúng phƣơng pháp chính cho bài dạy. Tuy nhiên, trong một bài học không chỉ có một mà là nhiều đơn vị kiến thức, với mỗi đơn vị kiến thức lại thích hợp với một PPDH riêng. Do vậy để giải quyết một bài học, việc phối hợp các phƣơng pháp, PTDH là điều cần thiết đối với mỗi GV, đó cũng chính là nghệ thuật sƣ phạm ở mỗi ngƣời.
Bước 4: Thiết kế tổ chức các hoạt động cho SV và hoạt động tƣơng ứng của GV.
Thiết kế các hoạt động của GV và SV có thể căn cứ vào mục tiêu cụ thể của từng nội dung, việc này đòi hỏi sự đầu tƣ suy nghĩ của GV nhằm tìm ra giải pháp tổ chức hoạt động tốt nhất để phát huy đƣợc tính tích cực nhận thức của SV, giúp SV dễ dàng chiếm lĩnh tri thức.
- Tùy theo các tiết học là tiết học nghiên cứu lý thuyết mới, tiết bài tập hay tiết thảo luận, củng cố kiến thức mà có thể thực hiện một số hoạt động dạy học trên lớp với BĐTD nhƣ sau:
+ Hoạt động 1: SV lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của GV + Hoạt động 2: SV hoặc đại diện của các nhóm SV lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập.
+ Hoạt động 3: SV thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài học đó. GV sẽ là ngƣời cố vấn, là trọng tài giúp SV hoàn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
+ Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một BĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn hoặc một BĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho SV lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.
Lưu ý: BĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm SV có chung một kiểu BĐTD, GV chỉ nên chỉnh sửa cho SV về mặt kiến thức, góp ý thêm về đƣờng nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần).
Bước 5: Trình bày giáo án
Một giáo án có thể đƣợc trình bày nhƣ sau: I. Mục tiêu - Mục tiêu kiến thức - Mục tiêu kĩ năng - Mục tiêu thái độ II. Chuẩn bị - Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Những kiến thức mà HS cần chuẩn bị trƣớc để tự lực giải quyết vấn đề - Dự kiến nội dung viết bảng.
III. Phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học - Về phƣơng pháp dạy học
- Về hình thức tổ chức dạy học IV. Kiến thức trọng tâm
V. Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của HS Trợ giúp của GV - Hoạt động 1 - Hoạt động 2 - Hoạt động 3 ……….. - Trợ giúp 1 - Trợ giúp 2 - Trợ giúp 3 ……… VI. Hoạt động củng cố
VII. Hoạt động chuẩn bị cho bài học sau