Phƣơng tiện dạy học

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực nhận thức cho sinh viên trường Cao đẳng Sơn La qua dạy phần cơ học vật lý đại cương với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy (Trang 30 - 32)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.4.Phƣơng tiện dạy học

Phƣơng tiện dạy học (PTDH) là tập hợp những đối tƣợng vật chất đƣợc giáo viên sử dụng với tƣ cách là những phƣơng tiện tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của HS, và đối với HS, đó là phƣơng tiện để tiến hành hoạt động nhận thức của mình, thông qua đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy học.

1.2.4.1. Các loại PTDH sử dụng trong dạy học Vật lí.

Vật lí là môn khoa học thực nghiệm và sự cần thiết cho HS thấy đƣợc các hiện tƣợng vật lí thực trong đời sống và kỹ thuật. Vì vậy, các PTHD sử dụng trong dạy học Vật lí rất đa dạng và phong phú. Trong số đó, các thiết bị thí nghiệm dùng cho thí nghiệm của GV và thí nghiệm của HS có vai trò quan trọng hàng đầu và không thể thiếu đƣợc.Có thể chia PTDH sử dụng trong dạy học Vật lí thành hai loại. Đó là: Các PTDH truyền thống và Các PTDH hiện đại.

* Các PTDH truyền thống [19].

Trong dạy học Vật lí, các phƣơng tiện dạy học sau đây thƣờng đƣợc xem là các PTDH truyền thống.

- Các vật thật trong đời sống và kĩ thuật.

- Các thiết bị thí nghiệm dùng để tiến hành các thí nghiệm của GV và các thí nghiệm của HS.

- Các mô hình vật chất

- Bảng, tranh ảnh và các bản vẽ sẵn

- Các tài liệu in: Sách giáo khoa, sách bài tập, sách hƣớng dẫn thí nghiệm và các tài liệu tham khảo khác.

* Các PTDH hiện đại.

Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các PTDH cũng đƣợc hiện đại hóa để nâng cao hiệu quả và chất lƣợng dạy học, hỗ trợ hoạt động dạy học của GV. Trong thực tế dạy học Vật lí hiện nay có các PTDH nghe - nhìn sau đang đƣợc sử dụng tƣơng đối rộng rãi [25]:

- Phim học tập: Phim đèn chiếu, phim chiếu bóng, phim học tập trên truyền hình, phim video.

- Các phần mềm máy vi tính mô phỏng, minh họa các hiện tƣợng, quá trình vật lí; luyện tập cho HS giải bài tập và giải quyết các vấn đề học tập trên máy vi tính; tiến hành các thí nghiệm với các thiết bị thí nghiệm hiện đại, trong đó máy vi tính nhƣ là máy đo, xử lí các kết quả thí nghiệm. Các thiết bị nghe- nhìn thƣờng đƣợc trang bị là: Đèn chiếu, máy chiếu phim, máy thu hình, máy chiếu LCD đa năng, máy vi tính…

1.2.4.2. Vấn đề sử dụng PTDH trong qúa trình dạy học.

PTDH có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ quá trình dạy học,GV sử dụng nó nhƣ thế nào vào cách nghiên cứu, chế biến tài liệu dạy học mà họ sẽ tiến hành để đem lại kết quả cao nhất trong quá trình dạy học.

Tiết học với việc sử dụng những phƣơng tiện kỹ thuật dạy học là một kiểu tiết học mới mà trong đó bắt buộc ngƣời GV phải sử dụng PPDH phù hợp với chúng. Những PTDH, đặc biệt là những phƣơng tiện kỹ thuật dạy học làm thay đổi cấu trúc và cả nhịp điệu tiết học, kết quả là dẫn tới làm thay đổi vị trí ngƣời GV trong tiết học. Điều đó đòi hỏi năng lực, trình độ của ngƣời GV. Hiệu quả sử dụng những PTDH càng lớn khi họ có trình độ nghiệp vụ càng cao [17].

Khi sử dụng những PTDH, đặc biệt là phƣơng tiện kỹ thuật dạy học trong một tiết học, ngƣời GV cần chú ý các yêu cầu sau [23].

- Nghiên cứu tài liệu để phân chia chúng và xác định chính xác những phƣơng tiện dạy học nào cần thiết phải sử dụng, mục tiêu sƣ phạm sử dụng từng PTDH đó, kết quả cần đạt đƣợc.

- Biết tính năng của từng phƣơng tiện và qua đó phối hợp các PTDH khác nhau để đạt hiệu quả sƣ phạm cao.

- Xác định vị trí của phƣơng tiện đó trong tiết học, nghĩa là chọn thời điểm của tiết học để sử dụng phƣơng tiện đó đạt hiệu quả cao nhất.

- Xác định độ dài thời gian sử dụng phƣơng tiện đó.

- Suy nghĩ kĩ về sự phù hợp giữa những PTDH đã lựa chọn với những PTDH khác.

- Suy nghĩ cẩn thận những biện pháp, cách thức chuẩn bị cho HS tri giác tài liệu học tập cũng nhƣ việc nghiên cứu tài liệu sau khi đã quan sát hoặc nghe đầy đủ.

- Xây dựng kế hoạch và tiến hành tổ chức tiết học với việc sử dụng phối hợp những PTDH một cách thích hợp, nhằm phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của HS trong việc lĩnh hội tài liệu học tập.

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực nhận thức cho sinh viên trường Cao đẳng Sơn La qua dạy phần cơ học vật lý đại cương với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy (Trang 30 - 32)