Những đặc trƣng của PPDH theo hƣớng tích cực

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực nhận thức cho sinh viên trường Cao đẳng Sơn La qua dạy phần cơ học vật lý đại cương với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy (Trang 25 - 27)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.2Những đặc trƣng của PPDH theo hƣớng tích cực

D&HTC là một thuật ngữ rút gọn, đƣợc dùng ở nhiều nƣớc, để chỉ những PPDH theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học.

D&HTC là sự kết hợp linh hoạt nhiều PPDH phù hợp với nội dung, trình độ nhận thức của HS và điều kiện thực tế để đạt đƣợc mục tiêu của bài học. Phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực thể hiện bởi các đặc trƣng cơ bản sau:

* Dạy học hướng vào học sinh

Dạy học hƣớng vào học sinh là lối dạy học do ngƣời học chủ động điều khiển, cá nhân của ngƣời học vừa là mục đích vừa là chủ thể của quá trình học tập để cho tiềm năng của mỗi cá nhân đƣợc phát triển đầy đủ.

Phƣơng pháp dạy học tích cực đề cao vai trò chủ thể của ngƣời học, xem HS vừa là chủ thể, vừa là đối tƣợng của quá trình dạy học. Dĩ nhiên việc đề cao vai trò của chủ thể tích cực chủ động của ngƣời học không phủ nhận vai trò chủ đạo của ngƣời dạy [7]. .

* Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh

Theo lý thuyết hoạt động đƣợc Vƣgôtxki khởi xƣớng và A.N.Lêônchip phát triển: Bằng hoạt động và thông qua hoạt động, mỗi ngƣời tự sinh thành ra mình, tạo dựng và phát triển ý thức cũng nhƣ nhân cách cho bản thân.

Vận dụng vào dạy học, việc học tập của học sinh có bản chất hoạt động: Bằng hoạt động và thông qua hoạt động của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và phát triển năng lực trí tuệ cũng nhƣ quan điểm đạo đức, thái độ. Kết quả của việc học tập phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động học của học sinh.

Nhiệm vụ chính của GV là tổ chức, hƣớng dẫn hoạt động học của HS để thông qua hoạt động đó mà HS lĩnh hội đƣợc nền văn hoá xã hội, tạo ra sự phát triển những phẩm chất, tâm lý và hình thành nhân cách cho chính bản thân. Với môn Vật lí, muốn tổ chức, hƣớng dẫn tốt hoạt động học tập vật lí của HS mà thực chất là hoạt động nhận thức vật lí, ngƣời GV cần nắm vững quy luật chung nhất của quá trình nhận thức khoa học, lôgic hình thành các kiến thức vật lí,

những hành động thƣờng gặp trong quá trình nhận thức vật lí, những phƣơng pháp nhận thức vật lí phổ biến để hoạch định những hành động, thao tác cần thiết của HS trong quá trình chiếm lĩnh một kiến thức hay một kĩ năng xác định và cuối cùng là nắm đƣợc những biện pháp để động viên khuyến khích HS tích cực, tự lực thực hiện các hành động đó, đánh giá kết quả hành động [18].

* Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu

Muốn phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học thì cần xem việc rèn luyện phƣơng pháp học tập cho HS không chỉ là một phƣơng tiện nâng cao hiệu quả dạy học mà phải xem đó là một mục tiêu dạy học. Trong một xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh với sự bùng nổ thông tin, khoa học và công nghệ phát triển nhƣ vũ bão thì việc dạy học không thể hạn chế ở chức năng dạy kiến thức mà phải chuyển mạnh sang dạy cả phƣơng pháp học.

* Dạy học chú trọng đến việc trau dồi kiến thức và bồi dưỡng kĩ năng, kĩ xảo

Quá trình dạy học theo hƣớng tích cực hoá hoạt động nhận thức, học sinh phải tự nỗ lực, tích cực cao trong hoạt động nhận thức của bản thân. Tính tích cực thể hiện ở nhiều mức độ và dƣới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc bồi dƣỡng kĩ năng, kĩ xảo thể hiện rõ trong việc tích cực hoá hoạt động nhận thức, kĩ năng bao gồm các kĩ năng thu nhập và xử lí thông tin nhƣ: quan sát, thực nghiệm, lấy số liệu, tra cứu, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, rút ra kết luận, xây dựng các dự đoán, các giả thuyết khoa học... Các kĩ năng này sẽ đƣợc trau dồi thông qua hoạt động tích cực của bản thân trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Cũng thông qua hoạt động này ta đã rèn luyện cho HS tác phong làm việc khoa học, thể hiện tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, chính xác, trung thực và có kế hoạch cụ thể trong học tập cũng nhƣ trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học theo hƣớng tích cực hoá [18]. .

* Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác

Phƣơng pháp dạy học tích cực đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực của mỗi HS trong quá trình tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Vì vậy, phải chú ý đến vai trò của

từng cá nhân trong hoạt động dạy học. Tuy nhiên vai trò cá nhân chỉ phát huy tốt thông qua sự tƣơng tác giữa GV- HS, giữa HS- HS và tƣơng tác giữa các nhóm với nhau, đó chính là phƣơng pháp học tập hợp tác. Trong dạy học, công việc hợp tác đƣợc tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trƣờng. Sử dụng phổ biến nhất là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ, từ 4-6 ngƣời. Học tập nhóm, tổ tạo cho HS có nhiều cơ hội bộc lộ suy nghĩ, hiểu biết và thái độ của mình, cũng nhƣ biết cách bảo vệ ý kiến của mình. Đó là cách tốt nhất để hình thành cho HS tính tích cực, độc lập và sáng tạo trong suy nghĩ, cũng nhƣ hành động [19].

* Kết hợp đánh giá của GV và tự đánh giá của HS

Qúa trình dạy học bao gồm hai hoạt động dạy và học, với hai chủ thể là GV và HS. Trong quá trình này luôn có sự điều chỉnh và tự điều chỉnh. Vì vậy ngoài sự đánh giá của GV phải có sự tự đánh giá của HS. Trong phƣơng pháp dạy học tích cực, GV phải hƣớng dẫn HS phát triển kĩ năng tự đánh giá và tạo điều kiện để HS đƣợc tham gia đánh giá lẫn nhau, từ đó HS sẽ đƣa ra những nhận định về bản thân và tự điều chỉnh cách học của mình cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả học tập [19].

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực nhận thức cho sinh viên trường Cao đẳng Sơn La qua dạy phần cơ học vật lý đại cương với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy (Trang 25 - 27)