4. Kết cấu của luận văn
4.2.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách thực hiện công tác thu,
thuận tiện cho người lao động, tạo niềm tin tưởng của người lao động vào tổ chức BHXH của huyện; góp phần thu hút ngày càng đông các đối tượng khác nhau tham gia BHXH.
4.2.3. Giải pháp về nghiệp vụ thu, quản lý quỹ BHXH
Điều cần quan tâm là việc bồi dưỡng, tham gia các lớp tập huấn của cơ quan BHXH cấp trên mở để hướng dẫn thực triển khai các văn bản có liên quan đến nghiệp vụ thu, quản lý thu quỹ BHXH đến BHXH cấp huyện, yêu cầu cán bộ chuyên quản phải nắm chắc phương pháp, nội dung và biện pháp triển khai thực hiện. Như vậy, thường xuyên cập nhật những chế độ, chính sách, các quy định mới đối với các đối tượng tham gia BHXH, cán bộ công chức của cơ quan có nhiều khả năng thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.
Đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin, phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong toàn ngành, áp dụng phương pháp quản lý hiện đại sẽ chính xác hơn về nghiệp vụ thu, quản lý thu quỹ BHXH. Thường xuyên tuyên truyền tốt các chính sách về BHXH để người lao động và người sử dụng lao động thực hiện tốt quyền lợi và nghĩa vụ của mình về BHXH.
Việc quản lý quỹ BHXH ngoài việc phối hợp thường xuyên chặt chẽ với các đơn vị liên quan như kho bạc, ngân hàng. Cần có quy chế hướng dẫn liên ngành rõ ràng, cụ thể trong việc tổng hợp thu tiền BHXH, trích tiền từ tài khoản của các đơn vị còn nợ đọng tiền BHXH, chuyển tiền thu BHXH lên cấp trên kịp thời đúng quy định. Từ đó tránh được tình trạng chiếm dụng vốn trên tài khoản thu BHXH, chuyển tiền đi chậm, tiền đang trên đường đi mất một số ngày làm ảnh hưởng và thất thoát quỹ BHXH.
4.2.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách thực hiện công tác thu, quản lý quỹ BHXH BHXH
Thực tế cơ chế thu, quản lý thu BHXH theo ngành dọc có rất nhiều ưu điểm, là tăng số thu BHXH hàng năm, thúc đẩy sự nghiệp phát triển của hệ
thống BHXH xã hội nói chung và BHXH huyện Phổ Yên nói riêng. Tuy nhiên, hệ thống cơ chế quản lý thu BHXH hiện nay tại BHXH huyện Phổ Yên vẫn còn nhiều bất cập, vẫn còn mang tính chất tạm thời do các văn bản ban hành nhiều, có thay đổi thường xuyên nên mức độ hoàn chỉnh còn thấp, việc quản lý thu BHXH còn nặng nề về nhiều thủ tục hành chính dẫn tới năng lực làm việc của cán bộ công chức viên chức chưa được phát huy cao, còn bị hạn chế. Do vậy, để khắc phục tình trạng trên ngành BHXH nói chung và BHXH huyện nói riêng cần phải nỗ lực cố gắng, cần phải tham mưu, đề xuất có các đề tài nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung về công tác thu BHXH tiến tới hoàn thiện công tác thu và cơ chế quản lý thu quỹ BHXH. Đó là một vần đề hết sức quan trọng mang tính rộng lớn, chung cho toàn hệ thống BHXH.
Ngoài ra, cơ chế khuyến khích đối với các đơn vị tham gia đầy đủ việc nộp BHXH cho người lao động cần được tăng cường, kịp thời với nhiều hình thức khác nhau như: hình thức thi đua khen thưởng giấy khen, bằng khen kèm theo hiện vật... Làm tốt công tác này chính là phương pháp khuyến khích các đơn vị khác tham gia BHXH ngày càng lớn hơn, đồng thời các đơn vị sử dụng lao động thực hiện đúng quy định của BHXH. Vấn đề này cần phải có sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Ban, Ngành cấp trên cơ quan BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh Thái Nguyên. Mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị phối hợp trong công tác thu và quản lý quỹ BHXH với cấp ủy, chính quyền các cấp là một trong những nhân tố hết sức quan trọng, cần thiết tạo môi trường hoạt động của công tác BHXH trên địa bàn.
Thực hiện công tác thu BHXH cần phải có sự thống nhất từ phía cơ quan BHXH huyện Phổ Yên với từng đơn vị sử dụng lao động ngay từ đầu, không để hiện tượng thu thiếu, bỏ sót rồi tiến hành truy thu, tính toán lại... Trong công tác quản lý thu có quản lý hồ sơ, quản lý quỹ BHXH, cũng cần phải có những biện pháp rõ ràng sao cho tránh được thất thoát quỹ BHXH, hồ
sơ quản lý BHXH phải dễ sử dụng, xử lý khi cần giải quyết chế độ, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra trong việc quản lý và lưu giữ hồ sơ như thất lạc, mất mát...
4.2.4.1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác thu, quản lý quỹ BHXH
Công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác thu quỹ BHXH phải được tiến hành thường xuyên, nhằm tránh tình trạng cán bộ chuyên thu của ngành BHXH từ cấp Trung ương đến cấp địa phương, cơ sở “lơ là” trong công việc, coi công việc chuyên thu và đốc thu là công việc chung của mọi đồng nghiệp trong cơ quan sẽ làm giảm hiệu quả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu BHXH. Đặc biệt tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để tiến hành truy thu số tiền nợ đọng đối với những đơn vị có số nợ đọng lớn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc trích nộp BHXH của các đơn vị, doanh nghiệp nhằm phát hiện ra những đối tượng gian lận hay trốn đóng BHXH cho người lao động mà doanh nghiệp sử dụng. Để từ đó đưa ra hình thức xử phạt thích đáng đối với hành vi vi phạm pháp Luật về BHXH nhằm đem lại nguồn thu quỹ BHXH được tăng lên và đảm bảo công bằng trong việc thực hiện chính sách BHXH.
4.2.4.2.Giải pháp mở rộng đối tượng tham gia BHXH đến mọi người lao động
BHXH hiện nay mới chỉ phát triển chủ yếu cho số đối tượng thuộc diện bắt buộc còn đối tượng tự nguyện chưa được quan tâm nhiều. Với sự phát triển nhanh của kinh tế - xã hội, mọi người dân lao động đều có nhu cầu, bảo đảm cuộc sống của bản thân, xu thế về nhu cầu tham gia BHXH để hưởng chế độ BHXH là rất lớn với nhiều đối tượng khác nhau. Ngoài các đối tượng đã quy định theo Luật hiện hành, cần từng bước mở rộng đối tượng được tham gia BHXH. Cho đến nay thành phần lao động ở nước ta còn chiếm 80% là lao động làm nông nghiệp, cho nên cần mở rộng đối tượng tham gia BHXH tới
mọi người lao động trong bất cứ ngành nghề nào thuộc thành phần kinh tế như thợ thủ công, người buôn bán nhỏ… các đối tượng này chiếm đa số trong tổng số lao động nước ta mà vẫn chưa được tham gia BHXH. Vì vậy nếu họ đủ điều kiện để tham gia theo quy định thì họ sẽ có trách nhiệm trích nộp tiền đóng BHXH vào quỹ BHXH để đến khi đủ điều kiện sẽ được hưởng chế độ BHXH như bao người dân lao động khác. Từ đó sẽ làm cho quỹ BHXH thu được cao hơn, góp phần ổn định và tăng trưởng quỹ BHXH để có thể thực hiện chế độ chính sách BHXH ngày một tốt và có nhiều lợi ích đối với toàn dân lao động hơn.
4.2.4.3. Giải pháp mở rộng hình thức BHXH tự nguyện, các loại hình Bảo hiểm khác
Cần mở rộng hình thức BHXH tự nguyện đến toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện, số đối tượng này chiếm rất đông trong xã hội thường có thu nhập và việc làm không ổn định như: Người lao động tự do, người nội trợ, nông dân…Tuy nhiên việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là rất khó khăn vì những đối tượng này thường tập trung đông ở vùng nông thôn và là những người nông dân ít hiểu biết về các chính sách xã hội do đó cần phải tích cực tuyên truyền chính sách về BHXH tự nguyện đến toàn thể nhân dân, để họ hiểu rõ hơn về các chính sách BHXH tự nguyện lúc đó họ mới hiểu và tin tưởng chính sách BHXH tự nguyện để tham gia.
4.2.4.4. Giải pháp về quy định, chế tài đủ mạnh để xử lý các vi phạm về BHXH
Hiện nay, khi phát hiện có hành vi vi phạm về BHXH như nợ đọng, không tham gia BHXH cho người lao động..., cơ quan BHXH cũng chưa có biện pháp xử phạt kịp thời, mà nếu có thì cần phải làm rất nhiều thủ tục rồi mới có thể ra quyết định xử phạt. Do vậy trong hệ thống BHXH cần phải có quy định rõ ràng, chế tài xử phạt phải có sức mạnh, dễ ràng và thực hiện được ngay để xử lý các hành vi vi phạm về BHXH kịp thời, góp phần giảm đi những hành vi vi phạm của các đơn vị sử dụng lao động nói chung.
4.2.4.5. Giải pháp mở rộng các chế độ trợ cấp BHXH
Cơ quan BHXH đang thực hiện các chế độ như: Hưu trí, tử tuất, Bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp tàn tật…, đã đạt được kết quả nhất định. Vì vậy khi xã hội ngày càng phát triển hơn, sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề về chế độ chính sách, lúc này xã hội sẽ đòi hỏi nhiều hơn, thực tế hơn về chế độ chính sách BHXH. Vì vậy để đáp ứng được yêu cầu của xã hội về chính sách BHXH cho người lao động trong tương lai thì cơ quan BHXH cần xây dựng thêm các chế độ khác nữa để áp dụng thực tế hơn nữa vào đời sống và nhu cầu của người lao động và xã hội.
4.2.4.6. Đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động BHXH Ba nội dungchủ yếu như sau:
+ Về thể chế hành chính; tổ chức lại bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với mục đích là nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ đối tượng tham gia và hưởng BHXH ngày một tốt hơn. phát triển kinh tế xã hội và ổn định chính trị địa phương trong sự phát triển chung của đất nước .
+ BHXH Việt Nam cần phải xây dựng chính sách BHXH phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước, thực hiện tốt mục tiêu "Vì dân sinh hạnh phúc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh "
+ Mở rộng hơn nữa đối tượng tham gia BHXH đến mọi người lao động có thu nhập khác nhau, có khả năng trích nộp để hưởng các chế độ BHXH.
4.2.4.7. Đảm bảo tốt cân đối thu, chi trong hoạt động BHXH
Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với BHXH.
Quỹ BHXH dùng chi trả các chế độ BHXH, chi phí quản lý của hệ thống BHXH Việt Nam, chi đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư vào các dự án lớn, quan trọng, để bảo tồn, tăng trưởng quỹ BHXH sau khi có quyết định của thủ tướng chính phủ.
Phân tích tốt công tác thu, nhằm nâng cao công tác thu BHXH và quản lý quỹ BHXH của đề tài này đã khẳng định tầm quan trọng của cơ quan
BHXH là hết sức cần thiết và đúng đắn. Khẳng định vai trò của chính sách BHXH dựa trên nguyên tắc "có tham gia đóng BHXH mới có hưởng các quyền lợi của BHXH " .
4.2.4.8. Thực hiện thu BHXH theo phương pháp cấp sổ BHXH cho từng người lao động
Mục đích để quản lý chặt chẽ các đối tượng tham gia đóng BHXH, giúp cho người lao động có cơ sở pháp lý, để điều tra, giám sát kết quả tham gia đóng BHXH và việc thực hiện các chế độ BHXH của người sử dụng lao động, yêu cầu người sử dụng lao động đóng đầy đủ BHXH cho mình. Tạo điều kiện thuận lợi, niềm tin, bảo đảm quyền lợi, sự công bằng cho người lao động khi giải quyết chế độ BHXH, chuyển nơi công tác mới vẫn duy trì được quyền lợi của mình khi tham gia BHXH…
Sổ BHXH còn lại là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp, phát sinh giữa người lao động, người sử dụng lao động với cơ quan BHXH. Khi thực hiện theo phương pháp cấp sổ BHXH cho từng người lao động sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thực hiện công tác thu, ghi, theo dõi trên sổ số thu nộp BHXH quản lý thu quỹ BHXH tốt hơn cho các bên trong mối quan hệ về BHXH.
Từ thực tế tôi đề xuất sử dụng mẫu phôi sổ BHXH như sau: Mẫu sổ BHXH gồm tờ bìa và các tờ rời.
Trang bìa sổ Trang tờ rời sổ
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---
Cấp lần...
SỔ
BẢO HIỂM XÃ HỘI
Mã số: ……...
Họ và tên:
Ngày sinh: …../…../………. Giới tính: Chứng minh thư số:
Ngày cấp: ……… Nơi cấp: Hộ khẩu thường trú:
Tên đơn vị: Địa chỉ đơn vị:
Ngày … tháng … năm……
GIÁM ĐỐC BHXH
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú: dòng chữ “Cấp lần …” chỉ in khi cấp lại hoặc đổi sổ
BHXH..
ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
Họ và tên: Cấp lần … Ngày sinh: Mã số: Địa chỉ liên hệ:
Từ tháng năm Đến tháng năm Diễn giải Căn cứ đóng Tỷ lệ đóng (%) BHXH BHTN 1 2 3 4 5 6 - Cấp bậc, chức vụ; chức danh nghề, công việc; tên đơn vị.
- Nơi làm việc:
- Tổng tiền lương đóng (đồng)
+ Lương chính (hệ số hoặc đồng)
+ Phụ cấp chức vụ (hệ số) + Phụ cấp thâm niên vượt khung (%). + Phụ cấp thâm niên nghề (%). + Phụ cấp khu vực (hệ số). + Hệ số chênh lệch, bảo lưu (hệ số).
- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm…. là …tháng. - Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng năm … là …tháng. - Tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đến tháng .. năm .. là ... năm .. tháng.
- Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng đến tháng … năm … là ... năm … tháng
..., ngày … tháng … năm ……
GIÁM ĐỐC BHXH
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú: dòng chữ “Cấp lần …” chỉ in khi cấp lại hoặc đổi sổ bảo
Nội dung trên các trang ghi như sau:
Trên trang tờ bìa thể hiện các thông tin cá nhân về người lao động; Trên trang tờ rời thể hiện các thông tin tham gia BHXH như: Cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc, tên đơn vị, tổng tiền lương đóng BHXH…
Để làm tốt công tác cấp sổ BHXH cho người lao động cần thực hiện các bước như sau:
- Cán bộ chuyên quản lý thu của BHXH huyện phải có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra thực hiện việc cấp sổ BHXH cho đơn vị sử dụng lao động và đối tượng tham gia BHXH theo đúng văn bản quy định. Tiến hành duyệt hồ sơ của người lao động lập tờ khai cấp sổ BHXH, hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động kê khai đầy đủ, ghi chép và nhận xét duyệt đúng quy định…, tất cả các công việc này đều do cơ quan BHXH huyện Phổ Yên hướng dẫn cụ thể.
- Đơn vị sử dụng lao động trực tiếp quản lý sổ BHXH cho người lao động, lưu giữ bảo quản đúng quy định cho người lao động thuộc phạm vi quản lý trong suốt quá trình lao động. Người lao động chỉ được trực tiếp quản lý sổ BHXH khi di chuyển đơn vị làm việc khác, hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Khi ký kết hợp đồng lao động mới người lao động phải nộp sổ BHXH cho đơn vị sử dụng lao động mới để tiếp tục theo dõi, ghi chép, thực hiện việc thu nộp BHXH và giải quyết các chế độ BHXH.
- Khi làm các thủ tục giải quyết chế độ hưởng trợ cấp lương hưu trí hoặc trợ cấp một lần cho người lao động... Người sử dụng lao động phải nộp đầy đủ BHXH của những người lao động này cho cơ quan BHXH huyện nơi người lao động thường trú quản lý để giải quyết chế độ chính sách, lưu cùng với hồ sơ hưởng BHXH. Cơ quan BHXH huyện Phổ Yên theo phạm vi phân cấp của mình tổ chức quản lý theo danh sách người lao động ở từng đơn vị sử dụng lao động được cấp sổ BHXH.
- Định kỳ hàng tháng BHXH huyện Phổ Yên báo cáo danh sách những người lao động tăng, giảm khi cấp sổ BHXH thuộc địa bàn và phạm vi được phụ trách cho cơ quan BHXH tỉnh Thái Nguyên. Nếu sổ BHXH hư hỏng, bị