4. Kết cấu của luận văn
1.1.5. Quỹ BHXH
1.1.5.1. Khái niệm về quỹ BHXH
Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà nước. Quỹ này được dùng để chi trả trợ cấp cho các đối tượng hưởng BHXH và chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH ở các cấp, các ngành.
Như vậy, quỹ BHXH là quỹ tiền tệ tập trung, hạch toán độc lập với ngân sách Nhà nước, được Nhà nước bảo hộ và bù thiếu nếu xảy ra các hiện tượng như vỡ quỹ, thu không bù được chi. Quỹ này được quản lý theo cơ chế cân bằng thu chi do đó quỹ BHXH không đơn thuần ở trạng thái tĩnh mà luôn có sự biến động theo chiều hướng tăng lên hoặc thâm hụt. Quỹ BHXH hình thành và hoạt động đã tạo ra khả năng giải quyết những rủi ro của tất cả những người tham gia với tổng dự trữ ít nhất, do rủi ro được dàn trải cho số đông người tham gia. Đồng thời quỹ này cũng góp phần giảm chi ngân sách cho Nhà nước; khi có biến cố xã hội xảy ra như thiên tai, hạn hán, dịch bệnh, quỹ BHXH cũng là một khoản không nhỏ giúp Nhà nước thay cho cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội…
1.1.5.2. Nguồn hình thành quỹ BHXH
BHXH là một phạm trù kinh tế - xã hội tổng hợp, trong đó tính xã hội được thể hiện nổi trội hơn. Theo các nhà kinh tế cho rằng, kinh tế là nền tảng
của BHXH, vì chỉ khi NLĐ có thu nhập đạt đến một mức độ nào đó thì việc tham gia BHXH mới thiết thực và có hiệu quả. Cũng theo các nhà kinh tế, BHXH chỉ có thể phát triển được theo đúng nghĩa trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá, tức là người tham gia BHXH phải có trách nhiệm trích nộp BHXH để bảo hiểm cho mình từ tiền lương (thu nhập cá nhân), người sử dụng lao động cũng phải trích nộp BHXH cho người lao động mà mình thuê mướn từ quỹ lương của doanh nghiệp hoặc đơn vị. Nhà nước cũng có phần trách nhiệm bảo hộ quỹ BHXH như đóng góp thêm khi quỹ BHXH bị thâm hụt.
Như vậy, Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau (4):
Nguồn thứ nhất từ người sử dụng lao động đóng góp: Sự đóng góp này không những thể hiện trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ đồng thời còn thể hiện lợi ích của NSDLĐ bởi đóng góp một phần BHXH cho NLĐ, NSDLĐ sẽ tránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với NLĐ của mình đồng thời cũng giảm bớt được những tranh chấp. Thông thường phần đóng góp này được xác định dựa trên quỹ lương của đơn vị, doanh nghiệp.
Nguồn thứ hai từ người lao động góp một phần tiền lương: Hệ thống BHXH ở các nước trên thế giới chủ yếu vẫn thực hiện trên nguyên tắc có đóng có hưởng vì vậy người tham gia phải đóng góp cho quỹ mới được hưởng BHXH. Người lao động tham gia đóng góp cho mình để bảo hiểm cho chính bản thân mình. Thông qua hoạt động này người lao động đã dàn trải rủi ro theo thời gian, chia nhỏ. Khoản đóng góp vào quỹ BHXH chính là khoản để dành dụm, tiết kiệm về sau bằng cách là hưởng lương hưu hoặc được hưởng trợ cấp khi gặp rủi ro xảy ra. Khoản trợ cấp này được xác định một cách khoa học và có cơ sở theo nguyên nhân.
Nguồn thứ ba Nhà nước đóng góp và hỗ trợ: Quỹ BHXH được nhà nước bảo hộ và đóng góp khi quỹ bị thâm hụt không đủ khả năng để chi trả
cho các chế độ xã hội. Nhằm mục đích đảm bảo cho các hoạt động xã hội diễn ra được đều đặn, ổn định. Nguồn thu từ sự hỗ trợ Ngân sách Nhà nước đôi khi là khá lớn, sự hỗ trợ này là rất cần thiết và quan trọng. Có thể nói sự hỗ trợ của Nhà nước về chính sách BHXH là không thể thiếu.
Nguồn thứ tư hình thành từ các nguồn khác: Có thể kể tới sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước, lãi do hoạt động đầu tư phần quỹ nhàn rỗi, khoản tiền thu nộp phạt từ các đơn vị chậm đóng BHXH... Đây là phần thu nhập tăng thêm, là bộ phận nhàn rỗi tương đối của quỹ BHXH được cơ quan BHXH đưa vào hoạt động sinh lời. Việc đầu tư quỹ nhàn rỗi này cũng cần phải đảm bảo khả năng thanh khoản khi cần thiết, an toàn và mang tính xã hội.
* Phương thức đóng góp BHXH của NLĐ và NSDLĐ hiện vẫn còn hai quan điểm:
Căn cứ vào mức lương cá nhân và quỹ lương của cơ quan, doanh nghiệp. Căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của NLĐ được cân đối chung trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để xác định mức đóng góp.
* Mức đóng góp BHXH: Ở một số nước quy định người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí cho chế độ tai nạn lao động, Chính phủ trả chi phí y tế và trợ cấp gia đình, các chế độ còn lại cả NLĐ và NSDLĐ cùng đóng góp mỗi một phần bằng nhau. Một số nước khác lại quy định quỹ BHXH do NLĐ và NSDLĐ đóng, Chính phủ sẽ bù phần thiếu hụt.
Luật BHXH Việt Nam quy định rõ mức đóng góp như sau:
- Người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của người lao động cụ thể:
3% vào quỹ ốm đau và thai sản, trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện để hưởng chế độ đã quy định; thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức BHXH
1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
11% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ năm 2010 trở đi cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng 14%.
Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên mức lương tối thiểu chung đối với mỗi người lao động đã được quy định: 1% vào quỹ tai nạn, lao động, bệnh nghề nghiệp; 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi cứ 2 năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.
Người sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp nông lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì mức đóng hằng tháng cũng được quy định như ở trên. Nhưng phương thức đóng được thực hiện hàng tháng, quý, sáu tháng một lần.;
- Người lao động đã được Luật BHXH quy định rõ như sau:
Hàng tháng, người lao động đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; cứ 2 năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%. Riêng người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp nông, lâm, ngư, diêm nghiệp thì mức đóng hằng tháng cũng được quy định như ở trên nhưng phương thức đóng được thực hiện hàng tháng, quý, sáu tháng một lần.
1.1.5.3. Cơ chế tạo lập và quản lý quỹ BHXH
Các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp (gọi chung là người sử dụng lao động). Cán bộ, công chức, quân nhân và người lao động (gọi chung là người lao động), phải tham gia đóng BHXH để thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động theo quy định trong Luật BHXH.
Định kỳ hàng tháng các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm tham gia đóng đầy đủ phần đóng BHXH của người sử dụng lao động và của người lao động kịp thời vào quỹ BHXH, ngay sau khi thanh toán tiền lương cho người lao động.
Bảo hiểm xã hội Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH Tỉnh), Bảo hiểm xã hội các Quận huyện thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh (sau đây gọi chung là BHXH huyện) có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức thu BHXH đúng kỳ, đủ số lượng, theo đúng quy định, cấp đối chiếu và xác nhận trên sổ BHXH cho người lao động tham gia BHXH.
Có thu, mới có chi là nguyên tắc hoạt động của cơ quan BHXH, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Vì vậy, công tác thu BHXH và quản lý nguồn thu BHXH có vai trò quan trọng trong hoạt động của ngành BHXH,
do đó BHXH Việt Nam đã triển khai thực hiện thu BHXH theo mô hình 3 cấp
từ cấp trung ương đến tỉnh, thành phố và đến các quận, huyện.
Hàng năm BHXH Việt Nam dựa vào kết quả công tác thu BHXH, số lượng lao động trên địa bàn tỉnh để đề ra kế hoạch nhiệm vụ chung của ngành trong các năm tiếp theo. Đồng thời BHXH Việt Nam cũng căn cứ dựa vào đó để đề ra phương hướng, chỉ tiêu thu BHXH cho các cơ quan BHXH tỉnh, thành phố. Trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch này, các cơ quan BHXH tỉnh, thành phố. sẽ xem xét đối chiếu lại quỹ tiền lương, số lượng lao động của các đơn vị tổ chức tham gia đóng góp trên địa bàn tỉnh, thành phố và các quận huyện để triển khai kế hoạch cụ thể đến từng cơ quan BHXH các quận, huyện; Để có được các chỉ tiêu kế hoạch ở trên thì hàng quý các cơ quan BHXH các huyện, thị xã phải tổng hợp đầy đủ kế hoạch thu BHXH của các đơn vị do mình chịu trách nhiệm. Tổ chức thu, ghi sổ BHXH gửi cho cơ quan BHXH tỉnh vào ngày 22 của tháng cuối quý trước. Các cơ quan BHXH tỉnh, thành phố cũng tổng hợp đầy đủ kế hoạch thu của tất cả các đơn vị trên địa bàn và gửi kịp thời về BHXH Việt Nam vào ngày 30 của tháng cuối quý trước.
Phân cấp quản lý thu BHXH: Sau khi kế hoạch, nhiệm vụ đã được tổ chức triển khai thực hiện thì cơ quan BHXH tỉnh, thành phố, quận, huyện tiến hành hướng dẫn các đơn vị trên địa bàn mình quản lý lập danh sách và quỹ
tiền lương hàng tháng, quý để xác định số tiền BHXH mà các đơn vị phải đóng góp; Ở huyện Phổ Yên số tiền này được nộp tập trung vào tài khoản chuyên thu của BHXH huyện sau đó được chuyển về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh Thái Nguyên, và BHXH tỉnh Thái Nguyên sẽ tập hợp toàn bộ số tiền thu của các huyện rồi chuyển vào tài khoản chuyên thu của BHXH Việt nam quản lý theo định kỳ đã quy định. Việc phân cấp quản lý thu BHXH đối với các đơn vị sử dụng lao động do Giám đốc BHXH tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện thu BHXH và giao phân cấp thu theo từng địa bàn quản lý.
Như vậy, cơ chế thực hiện thu và quản lý quỹ BHXH được thể hiện qua sơ đồ như sau:
Sơ đồ 1.1. Cơ chế thực hiện thu và quản lý quỹ BHXH
Chú thích:
: Lập và giao chỉ tiêu kế hoạch. : Giao nộp báo cáo kế hoạch.
: Cơ quan BHXH hướng dẫn đơn vị nộp BHXH.
: Nộp tiền đóng BHXH vào tài khoản của cơ quan BHXH.
(Nguồn: Tổng hợp tại BHXH huyện Phổ Yên)
BHXH Việt Nam BHXH tỉnh Thái Nguyên BHXH huyện Phổ Yên Các đơn vị sử dụng lao động
1.1.5.4. Quản lý quỹ BHXH
Căn cứ vào Điều 40 Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định
12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ đã quy định rõ: “Quỹ BHXH được
quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ, quỹ được thực hiện các biện pháp bảo tồn giá trị và tăng trưởng theo quy định của Chính phủ”.
Căn cứ vào điều 01 Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ
quy định rõ: “Thành lập BHXH Việt nam để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ
đạo công tác quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ, chính sách theo pháp luật của Nhà nước”. Đây là thể hiện nguyên tắc tập trung trong quản lý quỹ (trích từ: Các văn bản quy định chế độ Bảo hiểm xã hội - Bộ lao động thương binh và xã hội - tháng 10 năm 1995).
Căn cứ vào các quy định trên, BHXH huyện Phổ Yên đã thực hiện tốt và quản lý tốt nguồn thu quỹ BHXH của các đơn vị sử dụng lao động tham gia đóng góp, (trong đó chủ yếu là sự đóng góp của người lao động bằng 5% tiền lương và người sử dụng lao động bằng 15% tổng quỹ tiền lương của đơn vị) đều được tập trung thống nhất vào tài khoản chuyên thu của BHXH huyện Phổ Yên gồm hai tài khoản sau: Một là tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên số 8508202955095 tài khoản này áp dụng cho các khối như khối doanh nghiệp nhà nước, khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khối hợp tác xã, khối hộ cá thể. Hai là tại Kho bạc nhà nước huyện Phổ Yên số 943100000001 tài khoản này áp dụng đối với các khối như khối hành chính sự nghiệp, khối phường xã. Hàng tháng định kỳ vào ngày 10, 20, 30, cán bộ kế toán của BHXH huyện Phổ Yên chuyển hết toàn bộ số tiền thu BHXH kịp thời về BHXH tỉnh Thái Nguyên theo số tài khoản của BHXH tỉnh Thái Nguyên tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, đồng thời đối chiếu,
kiểm tra, chốt số liệu chính xác số dư trên tài khoản thu BHXH tại ngân hàng, kho bạc kịp thời đúng quy định.
1.1.5.5. Mục đích sử dụng quỹ BHXH
Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu cho 2 mục đích sau:
Mục đích 1: Chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH: Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất của BHXH nhằm đảm bảo ổn định, duy trì cuộc sống cho NLĐ, đồng thời góp phần ổn định sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) quỹ BHXH được sử dụng để trợ cấp cho các đối tượng tham gia BHXH, nhằm ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình họ khi mà đối tượng tham gia gặp rủi ro
và các chế độ được BHXH trợ cấp là 9 chế độ BHXH đã nêu trong Công ước
102 tháng 6/1952 tại Giơnevơ.
Trong thực tế việc chi trả cho các chế độ BHXH diễn ra thường xuyên trên phạm vi rộng, hầu hết các nước trên thế giới đều có những khoản chi thường xuyên là chi lương hưu và trợ cấp tuất.
Mục đích 2: Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH: Ngoài việc trợ cấp cho các đối tượng hưởng BHXH, quỹ BHXH còn được sử dụng để chi cho các khoản chi phí quản lý, chi cho hoạt động khen thưởng cho các đơn vị sử dụng lao động thực hiện tốt các công tác bảo hộ lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Chi phí này được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ.