Nội dung công tác thu, quản lý quỹ BHXH

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu, quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở huyện Phổ Yên, Thái Nguyên (Trang 39 - 96)

4. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Nội dung công tác thu, quản lý quỹ BHXH

1.2.2.1. Theo quy trình

Bảo hiểm xã hội huyện Phổ Yên là một đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên, do đó phải thực hiện tốt các nhiệm vụ, các chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH hàng năm do BHXH tỉnh Thái Nguyên giao trên địa bàn cụ thể xuống huyện với quy trình:

- BHXH huyện căn cứ vào danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp BHXH tháng 9 của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện trực tiếp quản lý.

- Thực hiện kiểm tra, đối chiếu tổng hợp và lập kế hoạch thu BHXH trên địa bàn cho năm sau, đồng thời gửi về BHXH tỉnh.

- Lập kế hoạch thu BHXH các đơn vị sử dụng lao động theo quý; - Tổ chức thực hiện:

+ Hướng dẫn đơn vị lập danh sách lao động, quỹ tiền lương vào đầu năm và danh sách chỉnh tăng giảm mức lương đóng BHXH .

+ Kiểm tra đối chiếu danh sách, điều chỉnh tăng giảm hàng tháng với kết quả tham gia đóng BHXH.

+ Theo dõi chi tiết kết quả thu nộp BHXH đến từng người lao động ở từng cơ quan, đơn vị sử dụng lao động phát sinh hàng tháng;

+ Thông báo kịp thời cho các đơn vị còn nợ đọng tiền BHXH.

+ Xác nhận các mức đóng, thời gian đóng BHXH khi giải quyết chế độ hoặc di chuyển nơi làm việc.

+ Tổng hợp số liệu, báo cáo các loại kết quả thu tháng, quý, năm theo quy định.

+ BHXH tỉnh kiểm tra thẩm định số liệu thu BHXH hàng quý, năm là tài liệu gốc kèm theo hồ sơ quyết toán tài chính quý, năm của BHXH các cấp.

1.2.2.2. Theo các khối thu

Công tác thu BHXH tại BHXH huyện theo khối thu là chủ yếu gồm:

- Khối Doanh nghiệp nhà nước;

- Khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh; - Ngoài công lập;

- Khối HS, Đảng, Đoàn - Khối phường, xã; - Khối HTX;

- Khối hội nghề; hộ cá thể

Công tác thu BH thất nghiệp tại BHXH huyện gồm đối tượng là người lao động làm việc tại các khối đơn vị sự nghiệp của nhà nước, khối doanh

nghiệp nhà nước, khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khối hợp tác xã, khối hộ cá thể. Có số lao động từ 10 người trở lên, làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến 36 tháng với người sử dụng lao động. Đối tượng này được hưởng chế độ thất nghiệp khi có đủ điều kiện: Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp và đã đăng ký với tổ chức thất nghiệp.

1.2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH theo từng khối a. Công tác thu BHXH ở khối Doanh nghiệp nhà nước

Công tác thu BHXH ở khối Doanh nghiệp nhà nước tương đối phức tạp vì còn phụ thuộc vào các đơn vị kinh doanh có hiệu quả hay không. Chính vì vậy mà BHXH huyện Phổ Yên cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để tuyên truyền các chế độ chính sách BHXH, đối chiếu tăng, giảm kịp thời cho đối tượng tham gia, đối chiếu với quỹ tiền lương, hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động trích nộp BHXH đúng quy định;

b. Công tác thu BHXH ở khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Công tác thu ở khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn gặp rất nhiều khó khăn bởi còn phụ thuộc vào các đơn vị kinh doanh có hiệu quả hay không, ngoài ra các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều trốn tránh không đăng ký thực thiện đầy đủ nghĩa vụ BHXH cho người lao động theo quy định tại Điều 149 của Bộ luật Lao động.

+ Về phía chủ doanh nghiệp: chủ sử dụng lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhận thức chưa đầy đủ về nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm trong việc thực hiện đóng BHXH cho người lao động; Còn cố tình né tránh việc thực hiện chế độ BHXH cho người lao động. Khi sử dụng người lao động các doanh nghiệp không có hợp đồng lao động cụ thể, luôn lợi dụng kẽ hở của pháp luật, như không hợp đồng với người lao động, hợp đồng miệng,

hợp đồng theo công trình, hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng, hợp đồng theo mùa vụ …

Do đó BHXH huyện Phổ Yên không có cơ sở để xác định hợp đồng lao đồng lao động, để khai thác các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Bên cạnh đó đa số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều chưa có tổ chức công đoàn. Do vậy chưa có người đại diện hợp pháp để bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của người lao động .

Chính vì thế mà công tác thu BHXH ở khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn rất nhiều hạn chế, số thu BHXH không đạt theo quy định.

c. Công tác thu BHXH ở khối HS, Đảng, Đoàn thể

Khối các cơ quan hành chính sự nghiệp có nhiều thuận lợi do đặc thù là 100% người lao động đều hưởng lương từ ngân sách nhà nước cấp; hơn nữa cán bộ được giao nhiệm vụ làm công tác thu BHXH đều có trình độ chuyên môn tốt, có nghiệp vụ kế toán. Việc lập danh sách, đăng ký lao động và quỹ tiền lương tham gia BHXH, đến việc lập danh sách tăng, giảm lao động, hàng tháng luôn đầy đủ, chính xác, đúng văn bản quy định của nhà nước. Song bên cạnh đó đơn vị còn trích nộp tiền BHXH không kịp thời theo tháng mà thường dồn vào cuối mỗi quý. Đây là khối có số lao động tham gia BHXH so với các khối khác là rất lớn, các trường đã tích cực phối hợp với Bảo hiểm xã hội huyện lập bảng danh sách tăng, giảm trích nộp BHXH theo quy định hàng tháng đối chiếu tăng, giảm để cấp phiếu khám chữa bệnh kịp thời cho người lao động. Cuối mỗi quý đều lập biên bản đối chiếu với Bảo Hiểm Xã Hội để xác định số tiền phải nộp BHXH trong quý đầy đủ, đúng quy định.

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế do cán bộ kế toán trường học không có nghiệp vụ kế toán, chỉ là kế toán kiêm nhiệm cho nên còn lúng túng về nghiệp vụ chuyên môn và trích nộp BHXH nhiều lúc còn chậm thường dồn vào cuối quý.

d. Công tác thu BHXH ở Khối phường, xã

Công tác thu BHXH còn rất nhiều hạn chế trong việc trích nộp tiền BHXH cho cán bộ xã còn chậm, có xã còn nộp thiếu tiền BHXH, lý do thường các xã nộp BHXH dồn vào cuối năm. Trình độ của các bộ của kế toán ngân sách còn nhiều hạn chế bất cập, nên công tác thu gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối chiếu tăng, giảm số lao động. Việc báo cáo số người tăng, giảm không kịp thời lập danh sách trích nộp tiền BHXH không chính xác, do vậy phải làm đi, làm lại nhiều lần.

e. Công tác thu BHXH ở khối hợp tác xã:

Bao gồm các HTX kinh doanh các ngành nghề khác nhau, chủ yếu là các đơn vị hoạt động ở lĩnh vực đơn giản, thu nhập thấp, quỹ lương trích nộp BHXH thấp cũng làm ảnh hưởng tới công tác thu không có hiệu quả cao.

f. Công tác thu BHXH ở khối hội nghề, hộ cá thể:

Tại huyện Phổ Yên, trong khối này chủ yếu là các hộ cá thể, kinh doanh nhỏ lẻ số lao động rất ít, chủ yếu chỉ có chủ hộ tham gia là chính và sự hiểu biết về chế độ BHXH còn hạn chế nên các hộ không quan tâm nhiều đến công tác BHXH, ít giao dịch với cơ quan BHXH để được hướng dẫn tuyên truyền. Như vậy đã làm cho công tác thu của khối này them khó khăn hơn.

Tóm lại: Bảo hiểm nói chung, và Bảo hiểm xã hội nói riêng được xem như là cách thức chuyển giao rủi ro mang tính nhân văn cao đẹp mình vì mọi người, mọi người vì mình và tiềm năng một cách công bằng từ một cá nhân sang cộng đồng thông qua việc trích nộp bảo hiểm.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Các vấn đề đặt ra mà đề tài cần giải quyết

Thông qua việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về BHXH, BHYT, BHTN để tiến hành phân tích thực trạng thu, quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn một huyện cụ thể, rút ra những ưu điểm, hạn chế tồn tại, vướng mắc, đồng thời đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu, quản lý quỹ BHXH.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Chọn vùng nghiên cứu: Do thời gian có hạn, nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu các đối tượng trong diện BHXH, BHYT, BHTN nằm trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Thời gian từ năm 2009 đến 2011.

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập các số liệu liên quan đến công tác thu, quản lý quỹ BHXH, BHYT, BHTN từ năm 2009 - 2011 của BHXH huyện Phổ Yên. Các Luật, văn bản, chính sách, quy định, quy trình liên quan đến bảo hiểm xã hội.

- Thông tin từ các website.

- Sách báo, tạp chí, trang tin điện tử

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Phỏng vấn một số cơ quan, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện Phổ Yên.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp

Các văn bản, tài liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả cập nhật và tổng hợp trên chương trình Excel 2007 của Microsoft từ đó tổng hợp và rút ra vấn đề lý luận, thực tiễn phản ánh tới BHXH.

+ Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp so sánh giữa Giá trị thực thu với giá trị theo kế hoạch trên giao; So sánh giá trị thu giữa các năm; giữa các khối thu.

+ Phương pháp phân tổ

Sử dụng phương pháp phân tổ theo từng khối thu đối với người lao động, từng loại hình BHXH.

+ Đề tài áp dụng mô hình SWOT

Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới công tác thu, quản lý quỹ BHXH tại huyện Phổ Yên. Đó là ma trận kết hợp quá trình phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài của mô hình.

Tên SWOT là viết tắt của các từ: - Strengths (S): những mặt mạnh; - Weaknesses (W) : những mặt yếu; - Opportunities (O): các cơ hội; - Threats (T): nguy cơ.

Strengths, Weaknesses là các yếu tố nội tại của cơ quan BHXH huyện, còn Opportunities và Threats là các nhân tố tác động bên ngoài. SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối tới khả năng nâng cao công tác thu, quản lý quỹ thu BHXH. Mô hình phân tích SWOT cho phép đánh giá hiện trạng của công tác thu, quản lý quỹ thu bằng việc phân tích tình hình bên trong (Điểm mạnh và điểm yếu) và bên ngoài (Cơ hội và nguy cơ) đơn vị của cơ quan BHXH huyện. Mô hình SWOT thực hiện chắt lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu, dễ xử lý. Chất lượng phân tích mô hình SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được; những thông tin này được tìm kiếm từ nhiều phía: Trong các khối thu bao hàm đầy đủ các cơ quan ban ngành, các đối tượng thu từ cán bộ, công chức, công nhân viên, người lao động…Tuy nhiên, phân tích mô hình SWOT có phần hạn chế nếu các thông tin thu thập khi sắp xếp có xu hướng giản lược.

Phân tích SWOT dựa trên một sơ đồ đơn giản của việc phân loại tất cả những nhân tố có ảnh hưởng đến vị thế hiện tại và tương lai của ngành BHXH, được chia thành:

- Những nhân tố bên ngoài và những nhân tố bên trong có tác động. - Những nhân tố có tác động tốt và những nhân tố có tác động xấu. Như vậy:

- Những nhân tố bên ngoài có lợi là những cơ hội.

- Những nhân tố bên ngoài không có lợi là những nguy cơ. - Những nhân tố bên trong có lợi là những mặt mạnh. - Những nhân tố bên trong không có lợi là những mặt yếu.

Sơ đồ phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình của tổ chức trong phân tích SWOT như bảng sau:

Các nhân tố trong phân tích SWOT

Môi trƣờng Ảnh hƣởng có lợi Ảnh hƣởng không có lợi

Bên ngoài Những cơ hội Những nguy cơ

Bên trong Những mặt mạnh Những mặt yếu

Phân tích SWOT dựa trên sự nhận biết 4 nhóm nhân tố nêu trên, dựa vào mô tả ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển của tổ chức cũng như khả năng của tổ chức làm mạnh lên hay yếu đi áp lực của chúng. Sự tác động lẫn nhau của các cơ hội và nguy cơ với những mặt mạnh, mặt yếu của tổ chức cho phép chúng ta xác định vị thế của mô hình đồng thời có thể có được một mô hình toàn diện nhất.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu quy mô phát triển công tác thu, quản lý thu BHXH, BHTN

+ Tổng số đơn vị tham gia theo từng khối, từng loại hình bảo hiểm + Tổng số lao động tham gia theo năm, theo khối thu, theo loại hình bảo hiểm.

+ Quy mô giá trị thực thu, giá trị thu theo kế hoạch trên giao trong năm. + Quy mô giá trị thu được bằng tiền hàng năm theo loại hình, theo khối

2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh kết quả thu, quản lý thu BHXH với nội dung thu theo khối

- Tỷ lệ thu BHXH của doanh nghiệp ngoài quốc doanh so với tỷ lệ thu BHXH của các đơn vị nằm trong khối Hành chính sự nghiệp.

- Đánh giá của đối tượng tham gia khi thực hiện các thủ tục hành chính trong quy trình đóng BHXH.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU, QUẢN LÝ QUỸ BHXH Ở HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Đặc điểm tự nhiên, KT-XH chung huyện Phổ Yên

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, KT-XH chung

Phổ Yên là huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên, có 18 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 3 thị trấn. Tổng diện tích toàn huyện là 258,87 km2, dân số trung bình là 138.817 người, mật độ trung bình là 536 người/km2. Tổng quỹ đất có 28.901 ha, trong đó đất dùng cho nông nghiệp đạt 14.500 ha - 15.000 ha, đất dùng cho lâm nghiệp đạt 8.500 ha. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 393,9 ha.

Huyện Phổ Yên nằm ở vùng phía nam tỉnh Thái Nguyên, trong giới hạn địa lý có toạ độ từ 21019’ đến 21034’ độ vĩ Bắc, 105040’ đến 105056’ độ kinh Đông; phía Tây giáp huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc); phía Bắc, Tây Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ và thị xã Sông Công (tỉnh Thái Nguyên); phía Đông và Đông Bắc giáp các huyện Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang) và Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên); phía Nam giáp huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội). Huyện lỵ Phổ Yên đặt tại thị trấn Ba Hàng, cách tỉnh lỵ Thái Nguyên 26km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 56km về phía Bắc. Xưa nay, Phổ Yên đều giữ vị trí cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên. Có nhiều công ty, doanh nghiệp, trường học đóng trên địa bàn nhưng số lao động không nhiều và nằm giải giác khắp địa bàn không tập trung. Như vậy đã ảnh hưởng tới công tác thu BHXH ở các khối doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khối giáo dục. Đường xá không thuận tiện làm cho công tác thu gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến thời gian thu ở các đơn vị.

3.1.2. Đặc điểm của Bảo hiểm xã hội huyện

a. Các căn cứ hình thành Bảo hiểm xã hội huyện Phổ Yên

Thực hiện Nghị định số 12/CP ngày 16/01/1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội.

Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 của Thủ tướng chính phủ thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Quyết định số 606/TTg ngày 26/9/1995 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế tổ chức và hoạt động BHXH Việt Nam. Thông tư số 58 TC/HCSN ngày 24/7/1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn phương thức thu nộp bảo hiểm xã hội.

Sơ đồ 3.1. Hệ thống tổ chức Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thu, quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở huyện Phổ Yên, Thái Nguyên (Trang 39 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)