4. Kết cấu của luận văn
1.2. Công tác thu, quản lý quỹ BHXH
1.2.1. Khái niệm và vai trò của công tác thu, quản lý quỹ BHXH
1.2.1.1. Khái niệm công tác thu, quản lý quỹ BHXH
Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành từ các bên tham gia BHXH.
- Người sử dụng lao động tham gia đóng từ quỹ tiền lương, tiền công của đơn vị hàng hàng tháng.
- Người lao động đóng từ tiền lương, tiền công hàng tháng.
- Nhà nước hỗ trợ để góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH đối với người lao động, ngoài ra quỹ BHXH còn hình thành từ khoản lãi do đầu tư tăng trưởng và các khoản thu khác.
Quỹ BHXH được hình thành do ba bên đóng góp, vậy thực chất quỹ BHXH là quỹ xã hội. Quỹ BHXH không phải của bất kỳ một tổ chức nào, một ngành nào, quỹ cũng không thuộc Ngân sách nhà nước. Về nguyên tắc cơ bản quỹ của ai thì người đó có quyền quản lý, chính vì thế mà quỹ BHXH là quỹ chung, được điều hành thông qua một Hội đồng quản lý, hội đồng này do Chính phủ thành lập, có đầy đủ đại diện của các bên gồm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, tổ chức BHXH và một số thành viên khác do Chính phủ quy định. Hội đồng quản lý BHXH có Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các ủy viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Hội đồng quản lý có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát các hoạt động của tổ chức BHXH và thực hiện nhiệm vụ như quyết định hình thức đầu tư quỹ... để bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH. Mô hình quỹ BHXH do Hội đồng quản lý có đại diện của các bên tham gia là mô hình phổ biến được áp dụng ở tất cả các nước trên thế giới .
Người sử dụng lao động và người lao động khi tham gia BHXH, BHYT bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện nhằm mục đích chi trả đầy đủ các chế độ BHXH và bảo đảm các hoạt động của hệ thống BHXH.
1.2.1.2. Vai trò của công tác thu, quản lý quỹ BHXH
Quỹ BHXH hiện đang được thực hiện nhằm đạt mục tiêu là một công quỹ độc lập với ngân sách nhà nước, nhằm đảm bảo về tài chính để chi trả các
chế độ BHXH cho NLĐ. Vì thế, công tác thu BHXH ngày càng trở thành khâu quan trọng và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của việc thực hiện chính sách BHXH.
- Công tác thu BHXH là hoạt động thường xuyên và đa dạng của ngành BHXH nhằm đảm bảo nguồn quỹ tài chính BHXH đạt được tập trung thống nhất:
Thu, trích nộp BHXH là hoạt động của các cơ quan BHXH từ Trung ương đến địa phương cùng với sự phối hợp của các ban ngành chức năng trên cơ sở quy định của pháp luật về thực hiện chính sách BHXH nhằm tạo ra
nguồn tài chính tập trung từ việc trích nộp của các bên tham gia BHXH. Đồng
thời tránh được tình trạng nợ đọng BHXH từ các cơ quan đơn vị, từ người tham gia BHXH. Qua đó, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện và triển khai chính sách BHXH nói chung và giữa những người tham gia BHXH nói riêng.
- Để chính sách BHXH được diễn ra thuận lợi thì công tác thu BHXH có vai trò như một điều kiện cần và đủ trong quá trình tạo lập cùng thực hiện chính sách BHXH:
Đây là đầu vào, là nguồn hình thành cơ bản nhất trong quá trình tạo lập quỹ BHXH, đồng thời là một khâu bắt buộc đối với người tham gia BHXH thực hiện nghĩa vụ của mình. Do vậy công tác thu BHXH là một công việc đòi hỏi độ chính xác cao, thực hiện thường xuyên, liên tục, kéo dài trong nhiều năm và có sự biến động về mức đóng và số lượng người tham gia.
- Công tác thu BHXH vừa đảm bảo cho quỹ BHXH được tập trung về một mối, vừa đóng vai trò như một công cụ thanh tra, kiểm tra số lượng người tham gia BHXH biến đổi ở từng khối lao động, cơ quan, đơn vị ở từng địa phương hoặc trên phạm vi toàn quốc. Bởi công tác thu BHXH cũng đòi hỏi phải được tổ chức tập trung thống nhất có sự ràng buộc chặt chẽ từ trên xuống dưới, đảm bảo an toàn tuyệt đối về tài chính, đảm bảo độ chính xác
trong ghi chép kết quả đóng BHXH của từng cơ quan đơn vị cũng như của từng người lao động. Hơn nữa, hoạt động thu BHXH là hoạt động liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cả một đời người và có tính kế thừa, số thu BHXH một phần dựa trên số lượng người tham gia BHXH để tạo lập lên quỹ BHXH, cho nên nghiệp vụ của công tác thu BHXH có một vai trò hết sức quan trọng và rất cần thiết trong thực hiện chính sách BHXH. Bởi đây là khâu đầu tiên giúp cho chính sách BHXH thực hiện được các chức năng cũng như bản chất của mình.
- Hoạt động của công tác thu BHXH ở hiện tại ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi và quá trình thực hiện chính sách BHXH trong tương lai.
Do BHXH cũng như các loại hình bảo hiểm khác đều dựa trên cơ sở nguyên tắc có đóng có hưởng BHXH đã đặt ra yêu cầu quy định đối với công tác thu nộp BHXH. Nếu không thu được BHXH thì quỹ BHXH không có nguồn để chi trả cho các chế độ BHXH cho NLĐ. Vậy hoạt động thu BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi và quá trình thực hiện chính sách BHXH. Do đó, thực hiện công tác thu BHXH đóng một vai trò quyết định, then chốt trong quá trình đảm bảo ổn định cho cuộc sống của NLĐ cũng như các đơn vị doanh nghiệp được hoạt động bình thường.
1.2.2. Nội dung công tác thu, quản lý quỹ BHXH
1.2.2.1. Theo quy trình
Bảo hiểm xã hội huyện Phổ Yên là một đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên, do đó phải thực hiện tốt các nhiệm vụ, các chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH hàng năm do BHXH tỉnh Thái Nguyên giao trên địa bàn cụ thể xuống huyện với quy trình:
- BHXH huyện căn cứ vào danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp BHXH tháng 9 của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện trực tiếp quản lý.
- Thực hiện kiểm tra, đối chiếu tổng hợp và lập kế hoạch thu BHXH trên địa bàn cho năm sau, đồng thời gửi về BHXH tỉnh.
- Lập kế hoạch thu BHXH các đơn vị sử dụng lao động theo quý; - Tổ chức thực hiện:
+ Hướng dẫn đơn vị lập danh sách lao động, quỹ tiền lương vào đầu năm và danh sách chỉnh tăng giảm mức lương đóng BHXH .
+ Kiểm tra đối chiếu danh sách, điều chỉnh tăng giảm hàng tháng với kết quả tham gia đóng BHXH.
+ Theo dõi chi tiết kết quả thu nộp BHXH đến từng người lao động ở từng cơ quan, đơn vị sử dụng lao động phát sinh hàng tháng;
+ Thông báo kịp thời cho các đơn vị còn nợ đọng tiền BHXH.
+ Xác nhận các mức đóng, thời gian đóng BHXH khi giải quyết chế độ hoặc di chuyển nơi làm việc.
+ Tổng hợp số liệu, báo cáo các loại kết quả thu tháng, quý, năm theo quy định.
+ BHXH tỉnh kiểm tra thẩm định số liệu thu BHXH hàng quý, năm là tài liệu gốc kèm theo hồ sơ quyết toán tài chính quý, năm của BHXH các cấp.
1.2.2.2. Theo các khối thu
Công tác thu BHXH tại BHXH huyện theo khối thu là chủ yếu gồm:
- Khối Doanh nghiệp nhà nước;
- Khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh; - Ngoài công lập;
- Khối HS, Đảng, Đoàn - Khối phường, xã; - Khối HTX;
- Khối hội nghề; hộ cá thể
Công tác thu BH thất nghiệp tại BHXH huyện gồm đối tượng là người lao động làm việc tại các khối đơn vị sự nghiệp của nhà nước, khối doanh
nghiệp nhà nước, khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khối hợp tác xã, khối hộ cá thể. Có số lao động từ 10 người trở lên, làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến 36 tháng với người sử dụng lao động. Đối tượng này được hưởng chế độ thất nghiệp khi có đủ điều kiện: Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp và đã đăng ký với tổ chức thất nghiệp.
1.2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH theo từng khối a. Công tác thu BHXH ở khối Doanh nghiệp nhà nước
Công tác thu BHXH ở khối Doanh nghiệp nhà nước tương đối phức tạp vì còn phụ thuộc vào các đơn vị kinh doanh có hiệu quả hay không. Chính vì vậy mà BHXH huyện Phổ Yên cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để tuyên truyền các chế độ chính sách BHXH, đối chiếu tăng, giảm kịp thời cho đối tượng tham gia, đối chiếu với quỹ tiền lương, hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động trích nộp BHXH đúng quy định;
b. Công tác thu BHXH ở khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Công tác thu ở khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn gặp rất nhiều khó khăn bởi còn phụ thuộc vào các đơn vị kinh doanh có hiệu quả hay không, ngoài ra các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều trốn tránh không đăng ký thực thiện đầy đủ nghĩa vụ BHXH cho người lao động theo quy định tại Điều 149 của Bộ luật Lao động.
+ Về phía chủ doanh nghiệp: chủ sử dụng lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhận thức chưa đầy đủ về nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm trong việc thực hiện đóng BHXH cho người lao động; Còn cố tình né tránh việc thực hiện chế độ BHXH cho người lao động. Khi sử dụng người lao động các doanh nghiệp không có hợp đồng lao động cụ thể, luôn lợi dụng kẽ hở của pháp luật, như không hợp đồng với người lao động, hợp đồng miệng,
hợp đồng theo công trình, hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng, hợp đồng theo mùa vụ …
Do đó BHXH huyện Phổ Yên không có cơ sở để xác định hợp đồng lao đồng lao động, để khai thác các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Bên cạnh đó đa số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều chưa có tổ chức công đoàn. Do vậy chưa có người đại diện hợp pháp để bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của người lao động .
Chính vì thế mà công tác thu BHXH ở khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn rất nhiều hạn chế, số thu BHXH không đạt theo quy định.
c. Công tác thu BHXH ở khối HS, Đảng, Đoàn thể
Khối các cơ quan hành chính sự nghiệp có nhiều thuận lợi do đặc thù là 100% người lao động đều hưởng lương từ ngân sách nhà nước cấp; hơn nữa cán bộ được giao nhiệm vụ làm công tác thu BHXH đều có trình độ chuyên môn tốt, có nghiệp vụ kế toán. Việc lập danh sách, đăng ký lao động và quỹ tiền lương tham gia BHXH, đến việc lập danh sách tăng, giảm lao động, hàng tháng luôn đầy đủ, chính xác, đúng văn bản quy định của nhà nước. Song bên cạnh đó đơn vị còn trích nộp tiền BHXH không kịp thời theo tháng mà thường dồn vào cuối mỗi quý. Đây là khối có số lao động tham gia BHXH so với các khối khác là rất lớn, các trường đã tích cực phối hợp với Bảo hiểm xã hội huyện lập bảng danh sách tăng, giảm trích nộp BHXH theo quy định hàng tháng đối chiếu tăng, giảm để cấp phiếu khám chữa bệnh kịp thời cho người lao động. Cuối mỗi quý đều lập biên bản đối chiếu với Bảo Hiểm Xã Hội để xác định số tiền phải nộp BHXH trong quý đầy đủ, đúng quy định.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế do cán bộ kế toán trường học không có nghiệp vụ kế toán, chỉ là kế toán kiêm nhiệm cho nên còn lúng túng về nghiệp vụ chuyên môn và trích nộp BHXH nhiều lúc còn chậm thường dồn vào cuối quý.
d. Công tác thu BHXH ở Khối phường, xã
Công tác thu BHXH còn rất nhiều hạn chế trong việc trích nộp tiền BHXH cho cán bộ xã còn chậm, có xã còn nộp thiếu tiền BHXH, lý do thường các xã nộp BHXH dồn vào cuối năm. Trình độ của các bộ của kế toán ngân sách còn nhiều hạn chế bất cập, nên công tác thu gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối chiếu tăng, giảm số lao động. Việc báo cáo số người tăng, giảm không kịp thời lập danh sách trích nộp tiền BHXH không chính xác, do vậy phải làm đi, làm lại nhiều lần.
e. Công tác thu BHXH ở khối hợp tác xã:
Bao gồm các HTX kinh doanh các ngành nghề khác nhau, chủ yếu là các đơn vị hoạt động ở lĩnh vực đơn giản, thu nhập thấp, quỹ lương trích nộp BHXH thấp cũng làm ảnh hưởng tới công tác thu không có hiệu quả cao.
f. Công tác thu BHXH ở khối hội nghề, hộ cá thể:
Tại huyện Phổ Yên, trong khối này chủ yếu là các hộ cá thể, kinh doanh nhỏ lẻ số lao động rất ít, chủ yếu chỉ có chủ hộ tham gia là chính và sự hiểu biết về chế độ BHXH còn hạn chế nên các hộ không quan tâm nhiều đến công tác BHXH, ít giao dịch với cơ quan BHXH để được hướng dẫn tuyên truyền. Như vậy đã làm cho công tác thu của khối này them khó khăn hơn.
Tóm lại: Bảo hiểm nói chung, và Bảo hiểm xã hội nói riêng được xem như là cách thức chuyển giao rủi ro mang tính nhân văn cao đẹp mình vì mọi người, mọi người vì mình và tiềm năng một cách công bằng từ một cá nhân sang cộng đồng thông qua việc trích nộp bảo hiểm.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Các vấn đề đặt ra mà đề tài cần giải quyết
Thông qua việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về BHXH, BHYT, BHTN để tiến hành phân tích thực trạng thu, quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn một huyện cụ thể, rút ra những ưu điểm, hạn chế tồn tại, vướng mắc, đồng thời đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu, quản lý quỹ BHXH.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Chọn vùng nghiên cứu: Do thời gian có hạn, nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu các đối tượng trong diện BHXH, BHYT, BHTN nằm trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Thời gian từ năm 2009 đến 2011.
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập các số liệu liên quan đến công tác thu, quản lý quỹ BHXH, BHYT, BHTN từ năm 2009 - 2011 của BHXH huyện Phổ Yên. Các Luật, văn bản, chính sách, quy định, quy trình liên quan đến bảo hiểm xã hội.
- Thông tin từ các website.
- Sách báo, tạp chí, trang tin điện tử
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Phỏng vấn một số cơ quan, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện Phổ Yên.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp
Các văn bản, tài liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả cập nhật và tổng hợp trên chương trình Excel 2007 của Microsoft từ đó tổng hợp và rút ra vấn đề lý luận, thực tiễn phản ánh tới BHXH.
+ Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh giữa Giá trị thực thu với giá trị theo kế hoạch trên giao; So sánh giá trị thu giữa các năm; giữa các khối thu.
+ Phương pháp phân tổ
Sử dụng phương pháp phân tổ theo từng khối thu đối với người lao động, từng loại hình BHXH.
+ Đề tài áp dụng mô hình SWOT
Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới công tác thu, quản lý quỹ BHXH tại huyện Phổ Yên. Đó là ma trận kết hợp quá trình phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài của mô hình.