III Hệ số hiệu suất hoạt động Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch
3 Số vòng quay các khoản p.thu vòng 108,94 67,24 41,
4 Kỳ thu tiền bq ngày 4 6 (2,00)
5 Vòng quay VLĐ vòng 2,34 1,98 0,36
6 Kỳ luân chuyển VLĐ ngày 154 182 (27,97)
7 Hàm lượng VLĐ 0,42 0,5 (0,08)
8 Vòng quay toàn bộ vốn vòng 1,56 1,45 0,11
Qua bảng 2.2- Một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng của công ty 2 năm 2011 và 2012 có thể thấy hầu hết các hệ số khả năng thanh toán đều giảm nhẹ, chỉ có hệ số khả năng thanh toán lãi vay là tăng lên. Cụ thể, hệ số khả năng thanh toán tổng quát giảm 0,16 lần, hệ số khả năng thanh toán hiện thời giảm 0,47 lần, hệ số khả năng thanh toán nhanh giảm 0,12 lần và hệ số khả năng thanh toán tức
thời giảm 0,14 lần. Trong đó, hệ số khả năng thanh toán nhanh và thanh toán thức thời trong năm ở mức quá thấp, thấp hơn nhiều so với hệ số trung bình ngành và đang có chiều hướng giảm. Điều này là mối lo ngại cho công ty về khả năng thanh toán khi lượng dự trữ tiền mặt của công ty tương đối ít. Duy chỉ có hệ số thanh toán lãi vay cuối năm 2012 tăng thêm 0,65 lần so với thời điểm đầu năm, đạt mức 3,47 lần.
Hệ số nợ cuối năm 2012 tăng 2,45% so với đầu năm và đạt mức
42,02%,nhưng vẫn thấp hơn hệ số nợ của ngành (51%). Với việc sử dụng nợ ở mức thấp chứng tỏ mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty giảm dần về cuối năm. Công ty đã tăng cường sử dụng nguồn vốn chủ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro tài chính.
Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn cuối năm mặc dù giảm 13,95% so với đầu năm nhưng công ty vẫn duy trì được cơ cấu hợp lý đạt 60,38% vào thời điểm cuối năm 2012.
Số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 là 1,93 vòng, tăng 0,26 vòng so với năm 2011 tương ứng với 29 ngày. Vòng quay hàng tồn kho tăng là do công ty đã giải phóng một phần hàng tồn kho trong năm 2012.
Vòng quay hàng tồn kho năm 2012 tăng 0,26 vòng so với năm 2011 làm cho số ngày một vòng quay hàng tồn kho giảm đi 29 ngày. Sở dĩ số vòng quay hàng tồn kho giảm đi như vậy là do giá vốn hàng bán và hàng tồn kho trong năm đều tăng nhưng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhanh hơn. Cụ thể năm 2012, giá vốn hàng bán tăng 7.385.894 nđ so với năm 2011,tương ứng với tỷ lệ tăng 40,12%. Trong khi đó hàng tồn kho bình quân năm 2012 so với năm 2011 tăng 2.321.885 nđ tương ứng với tỷ lệ tăng 20,96%. Việc tốc độ quay hàng tồn kho
nhanh hơn phản ánh phần nào việc quản lý hàng tồn kho hiệu quả của Công ty trong năm qua.
Số vòng quay các khoản phải thu của Công ty trong 2 năm tương đối cao và có chiều hướng tăng, điều này làm cho kỳ thu tiền bình quân tăng lên nhưng không đáng kể.
Vòng quay toàn bộ vốn năm 2012 đạt 1,56 vòng, tăng 0,11 vòng so với năm 2011chứng tỏ sự hiệu quả trong công tác quản lý vốn của Công ty.
2.2. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu đối với hoạt động kinh doanh 2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu đối với hoạt động kinh doanh của Công ty
2.2.1.1. Thuận lợi
- Về địa điểm kinh doanh: Công ty cổ phần hải sản Thái Bình có trụ sở chính đặt tại thành phố Thái Bình và có các xí nghiệp sản xuất đặt ngay tại các vùng ven biển nên có thuận lợi trong việc thu mua nguyên vật liệu như muối và cá tôm, tiết kiệm được chi phí vận chuyển từ đó làm giảm chi phí sản xuất góp phần tăng lợi nhuận cho công ty.
- Về kinh nghiệm thương trường: Với hơn 50 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất kinh doanh thủy sản, bằng phương pháp sản xuất nước mắm cổ truyền, công ty đã tạo ra được những sản phẩm nước mắm có mùi đặc trưng, đậm đà hương cá đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.
- Công ty cổ phần hải sản Thái Bình là doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản nên với nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVIII “ V/v đẩy mạnh khai thác kinh tế biển, nhanh chóng phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn” . Các ngành nuôi trồng chế biến, khai thác thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá … đã được tỉnh quan tâm đầu tư thích
đáng. Từ đó tạo được những thuận lợi trong việc sản xuất kinh doanh của công ty.
- Công ty có đội ngũ công nhân viên làm việc siêng năng, cần cù trong suốt cả năm, bên cạnh đó còn có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, là tiền đề quan trọng để thực hiện các mục tiêu, chiến lược của công ty. Mặt khác Công ty luôn chăm lo chú trọng đến quyền lợi của cán bộ công nhân viên, giải quyết đủ việc làm cho người lao động. Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên Công ty cũng không ngừng được nâng cao, do đó đã thúc đẩy cán bộ công nhân viên yêu nghề, gắn bó với Công ty, quyết tâm đạt năng suất cao trong lao động.
2.2.1.2 Khó khăn
- Về sự cạnh tranh trong ngành: Từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì sự cạnh tranh trong nước ngày càng gay gắt hơn. Bên cạnh những công ty trong nước có truyền thống lâu đời, thị phần cao như sản phẩm nước mắm Phú Quốc, nước mắm Phan Thiết, nước mắm Cát Hải, ... còn có sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài có lợi thế hơn về vốn, trình độ quản lý, dây truyền sản xuất như sản phẩm nước mắm Knoor của tập đoàn Unilever. Điều này ảnh hưởng lớn tới việc giữ vững cũng như gia tăng thị phần của công ty. Công ty cần phải liên tục đổi mới trong sản xuất kinh doanh mới có thể duy trì thị phần của mình và tìm kiếm được lợi nhuận. Bên cạnh đó, hiện nay một số công ty dù mới xuất hiện trên thi trường nhưng đã đưa ra các chính sách pr, marketing cho sản phẩm của mình nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng, đã ảnh hưởng không nhỏ tới các công ty sản xuất truyền thống.
- Về đặc thù của sản phẩm: Sản phẩm của công ty chủ yếu là nước mắm-sản phẩm có thời gian bảo quản, sử dụng ngắn nên để đảm bảo chất lượng sản phẩm
cần quản lý chặt chẽ, kết hợp hài hòa quá trình thu mua nguyên liệu đầu vào, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm khi sử dụng có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, trí tuệ con người nên người tiêu dùng khá khắt khe trong việc chọn mua sản phẩm nên dễ bị chi phối bởi những tin đồn sai lệch về sản phẩm có chất lượng kém, không đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng. Bên cạnh đó cùng với điều kiện kinh tế ngày một cao nên yêu cầu về chất lượng cũng như mẫu mã của người tiêu dùng đối với sản phẩm nước mắm cũng khắt khe hơn. Do vậy chất lượng, mẫu mã, sự đa dạng về chủng loại và uy tín luôn phải đi kèm với nhau để thúc đẩy nhau.
- Tình hình khủng hoảng kinh tế trong năm vừa qua cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Việc tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của công ty rất có ý nghĩa trong việc phân tích đánh giá tình hình kinh doanh nói chung cũng như tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty nói riêng mà ta đi phân tích ở phần tiếp theo sau đây.
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình. Công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình.
2.2.2.1. Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty
Bảng 2.3- Tình hình lợi nhuận của Công ty trong 2 năm 2011 và 2012
Đơn vị tính: 1000đ
STT CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ (%)
(1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(4) (6)=(5)/(4)
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 37.560.809 27.309.260 10.251.549 37,54
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 38.474 3.278 35.196 1073,70
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 37.522.334 27.305.981 10.216.353 37,41
4 Gía vốn hàng bán 25.842.533 18.456.639 7.385.894 40,02
5 Lợi nhuận gộp về bán hang và cung cấp dịch vụ 11.679.801 8.849.343 2.830.458 31,986 Doanh thu hoạt động tài chính 17.268 50.718 (33.450) (65,95) 6 Doanh thu hoạt động tài chính 17.268 50.718 (33.450) (65,95)
7 Chi phí tài chính 1.330.969 1.099.282 231.687 21,08
- Trong đó: lãi vay phải trả 1.330.969 1.099.282 231.687 21,08
8 Chi phí bán hàng 2.618.497 2.026.623 591.874 29,20
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.268.299 3.964.237 1.304.062 32,8910 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2.479.304 1.809.918 .669.386 36,98 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2.479.304 1.809.918 .669.386 36,98
11 Thu nhập khác 1.318.400 1.292.841 25.559 1,98
12 Chi phí khác 479.021 479.021
13 Lợi nhuận khác 839.379 1.292.841 (453.462) (35,07)