Nhóm giải pháp về xây dựng môi trường sống thuận lợi, phục vụ

Một phần của tài liệu guồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Dương (Trang 97)

cho việc khai thác, sử dụng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Cải thiện môi trường sống cho người lao động nói riêng và con người nói chung có tác động rất lớn đối với nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm chi phí cho bảo vệ môi trường, giảm tỷ lệ mắc bệnh nên giảm chi phí cho chăm sóc sức khoẻ, nâng cao chi phí cho phát triển giáo dục,… Tất cả các thông số trên đều có ảnh hưởng rất lớn tới phát triển NNL chất lượng cao. Môi trường sống là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Bảo vệ môi trường sống có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm sự phát triển bền vững. Hiện nay môi trường tự nhiên (bao gồm không khí, nguồn nước, đất đai, nguồn khoáng sản không có khả năng tái sinh) đặc biệt là các khu công nghiệp chịu tác động mạnh mẽ của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Môi trường xã hội (bao gồm lối sống, đạo đức, văn hoá,…) cũng có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành tư tưởng, nhân cách, thái độ, khả năng phát triển trí tuệ. Để cải hiện môi trường sống từ đó nâng cao chất lượng NNL, tỉnh cần tập trung vào một số giải pháp như:

Một là: Phát triển và bảo vệ môi trường tự nhiên nhằm nâng cao chất lượng NNL.

- Nâng cao vai trò và chế tài quản lý của các cơ quan nhà nước đối với công tác khai thác và bảo vệ môi trường. Kiên quyết thu hồi giấy phép đầu tư đối với các dự án gây ô nhiễm môi trường.

- Ban hành chính sách, quyết định mạnh hơn nữa để bảo vệ môi trường, đồng thời tăng cường việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường đất, nước, không khí, tài nguyên khoáng sản.

- Tích cực tuyên truyền, huy động các tổ chức xã hội và công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức của người dân bảo vệ môi trường xung quanh.

- Xây dựng đội ngũ các nhà khoa học có đủ trình độ, các chuyên gia khoa học công nghệ về bảo vệ môi trường đồng thời đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào các trường học.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn nguyên liệu không có khả năng tái sinh bằng các biện pháp áp dụng các thành tựu khoa học hiện đại, sử dụng hiệu quả NNL có chất lượng trong quá trình sản xuất và xây dựng hệ thống xử lý nguồn nước, không khí ở các khu công nghiệp và theo dõi tính hiệu quả của các hệ thống đó.

Hai là: Phát triển và bảo vệ môi trường xã hội nhằm nâng cao chất lượng NNL.

Môi trường xã hội thuận lợi là tổng thể các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật, đạo đức, tâm lý, dư luận xã hội, phong tục tập quán, truyền thống, gia đình... cho phép con người có thể cống hiến và hưởng thụ những gì họ cho là họ xứng đáng được hưởng thụ. Do vậy, để có môi trường xã hội thuận lợi, kích thích sự cống hiến và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ cho con người cần phải tác động tích cực có định hướng lên cả hai mặt vật chất và tinh thần. Vì vậy cần tập trung một số giải pháp như:

- Nâng cao các vấn đề về công bằng và dân chủ trong khuôn khổ của pháp luật, phải gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Xây dựng những chính sách kinh tế - xã hội đúng đắn, vừa phù hợp với điều kiện và khả năng hiện thực của xã hội, vừa đáp ứng nhu cầu tâm tư, nguyện vọng của người lao động.

- Xây dựng cơ chế và môi trường làm việc với trạng thái tâm lý an tâm, an toàn, tin tưởng, phấn khích... Tất cả những vấn đề trên được hiện thực hóa nó sẽ thực sự là động lực mạnh mẽ kích thích tính sáng tạo của mọi người đặc biêt là các hoạt động sáng tạo và đòi hỏi trình độ trí tuệ cao vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tuyên truyền đạo đức, lối sống và mối quan hệ xã hội lành mạnh, tập trung vào rèn luyện ý thức cộng đồng, xây dựng lối sống có tinh thần trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng và xã hội. Bên cạnh đó cần nâng cao vai trò hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội trong nâng cao ý thức, đạo đức và tâm lý lành mạnh.

Vấn đề lợi ích luôn là cơ sở và động lực nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. Muốn khai thác triệt để, phát huy tối đa vai trò, sức mạnh của nguồn lực con người nhất thiết phải tìm ra được động lực thúc đẩy tính tích cực của con người.

Lợi ích có nhiều loại, trong đó lợi ích cá nhân bao giờ cũng là động lực trực tiếp và kích thích mạnh mẽ nhất tính tích cực của con người, còn lợi ích xã hội thì nói chung chỉ có thể thực hiện được vai trò động lực của mình thông qua lợi ích cá nhân. Từ vai trò đó, việc giải quyết vấn đề lợi ích trong xã hội cần giải quyết một số vấn đề như:

- Thực hiện các chính sách tiền lương phải đảm bảo công bằng trong cống hiến nhất là chính sách tiền lương và trả công xứng đáng cho các sáng kiến khoa học có hiệu quả kinh tế. Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với lao động trí tuệ, nhất là đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ đỉnh cao, chế độ lương, thưởng vật chất, tinh thần phải chứng tỏ được sự ưu đãi của tỉnh đối với nhân tài.

- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức phân phối, lấy phân phối theo lao động là chủ yếu. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh hiệu quả các hình thức phân phối như phân phối theo vốn góp và theo phúc lợi xã hội. Có chính sách đãi ngộ đối với những người có cống hiến cho xã hội chứ không chỉ cho sản xuất, nhất là những người đã cống hiến xương máu cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Một phần của tài liệu guồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Dương (Trang 97)