Nhóm giải pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

Một phần của tài liệu guồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Dương (Trang 94)

Lao động, việc làm và vấn đề thu nhập có ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển NNL chất lượng cao của mọi nền kinh tế. Trong giai đoạn 2006 -2010 Hải Dương có sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu lao động giữa các khu vực và vùng kinh tế, lao động ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng lên và ngành nông nghiệp có xu hướng giảm rõ rệt theo đó lao động khu vực thành thị tăng lên và khu vực nông thôn giảm. Tuy vậy, có sự bất cập khi lao động phổ thông thì dư thừa và lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đặc biệt là kỹ thuật cao đang rất thiếu. Bên cạnh đó lao động Hải Dương còn một số hạn chế về trình độ ngoại ngữ, kỷ luật và tác phong công nghiệp, trong khi hàng năm số lao động tăng thêm cần giải quyết việc làm là không nhỏ (hàng năm ước tính khoảng 10% lao động). Điều này dẫn đến việc nền kinh tế chưa sử dụng hết tiềm năng về lao động, một số bộ phận lao động trong tình trạng thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở khu vực nông thôn. Để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển KT - XH, nâng cao mức thu nhập của người lao động nhằm nâng cao chất lượng NNL tỉnh cần tập trung một số giải pháp như:

Thứ nhất: Giảm tỷ lệ thất nghiệp và giải quyết việc làm

Năm 2010 trong độ tuổi 15 đến dưới 60 tuổi là 1.326.068 người và ước tính năm 2015 là 1.830.000 người, trong những năm qua tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh thường được đánh giá là ổn định và hợp lý. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 là 4.6% ở thành thị và 6,0% ở nông thôn, hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn là hơn 80%. Vì vậy cần tập trung giải quyết:

- Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động, theo phân tích 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo của Hải Dương còn thấp cụ thể:

Bảng 3.2: Số ngƣời từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 2010

Đơn vị tính: người

Tổng dân số 15 tuổi trở lên

Trình độ CMKT cao nhất được đào tạo Chưa đào tạo CMKT Sơ cấp nghề Trung cấp nghề THCN Cao đẳng nghề Cao đẳng Đại học Thạc sỹ, tiến sĩ KXĐ 1,326,068 1,140,308 42,983 46,237 30,300 8,058 19,730 37,233 1,144 76

Nguồn: Số liệu thống kê Cục Thống kê Hải Dương.

Vì vậy cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển, huy động mọi nguồn lực cho phát triển công tác đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho người lao động. Hỗ trợ đào tạo và cung cấp lao động có trình độ là người Hải Dương đối với các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn của tỉnh.

- Cho người lao động vay vốn ưu đãi để tự phát triển tạo việc làm tại chỗ, và phát triển các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm thu hút và giải quyết một phần lao động. Bên cạnh đó cần huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cho các quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm.

- Tiếp tục chính sách quy hoạch và cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư bên ngoài vào tỉnh, mở rộng quy mô và xây dựng hoàn thiện các khu công nghiệp nhằm thu hút và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động từ đó tạo tiền đề đẩy mạnh phát triển NNL chất lượng cao của tỉnh.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng hiện đại. Hiện năm 2010 cơ cấu lao động ngành nông, lâm, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 54,5% - 27,3% - 18,2% và dự báo 2015 cơ cấu lao động giữa các ngành là 43% - 30% - 27%. Tập trung đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động khu vực nông nghiệp, phát triển các khu vực chuyên canh các sản phẩm nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá nhằm nâng cao thu nhập và thu hút giải quyết việc làm cho người lao động tại vùng nông thôn.

Thứ hai: Xây dựng và phát triển thị trường sức lao động một cách đồng bộ và hiệu quả.

Thị trường lao động là nơi gắn người lao động và cơ sở lao động với cơ sở sử dụng và doanh nghiệp sử dụng lao động. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường lao động, hai vấn đề này liên quan chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, việc đưa ra những giải pháp để thúc đẩy sự hoạt động của thị trường lao động là một vấn đề bức xúc hiện nay. Để thúc đẩy thị trường lao động hình thành và hoạt động hiệu quả, cần thực hiện một số biện pháp:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của liên đoàn lao động tỉnh, các trung tâm xúc tiến và giới thiệu việc làm. Bên cạnh đó cần thường xuyên tổ chức tốt các hội chợ lao động và việc làm nhằm tạo điều kiện cho người lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm và các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tuyển dụng được lao động phù hợp với yêu cầu của mình.

- Xây dựng, hoàn thiện mạng lưới thông tin thị trường sức lao động từ cấp phường, xã, thị trấn. Củng cố mạng lưới trung tâm giới thiệu việc làm, xây dựng các trung tâm giới thiệu việc làm tập trung có quy mô lớn, chất lượng và uy tín thực sự là cầu nối giữa cơ sở đào tạo và người lao động với các doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động ra thị trường sức lao động ở nước ngoài. Xuất khẩu lao động là biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bởi vì người lao động tham gia xuất khẩu lao động có điều kiện tiếp cận những phương tiện kỹ thuật hiện đại góp phần nâng cao trình độ CMKT cho người lao động.

- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả chính sách cải thiện cơ chế tiền lương, môi trường lao động, từ đó thu hút được NNL chất lượng cao và hình thành thị trường lao động. Vì thực tiễn hiện nay mặt bằng tiền lương và điều kiện làm việc còn chưa cao, chỉ đạt mức trung bình của cả nước.

Nhìn chung, giải quyết việc làm cho người lao động cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và chính người lao động.

Một phần của tài liệu guồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Dương (Trang 94)