lượng cao của tỉnh Bắc Ninh
Tỉnh Bắc Ninh là một trong những tỉnh có diện tích nhỏ và mật độ dân số cao, tỉnh cũng xác định nguồn lao động là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay không thành công trong phát triển của tỉnh. Do đó, nâng cao chất lượng nguồn lao động là nhiệm vụ trọng tâm với các giải pháp đồng bộ, vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt, vừa đáp ứng nhu cầu lâu dài cho quá trình phát triển bền vững của tỉnh.
Tỉnh đã xác định đến năm 2015 Bắc Ninh sẽ trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, vì vậy trong thời gian qua và thời gian tiếp theo đã tập trung một số giải pháp đào tạo thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế xã hội như:
Thứ nhất: Tỉnh đã xác định rõ nguồn lao động là tài nguyên quý của tỉnh trong công cuộc đổi mới và phát triển. Cần phải lấy nguồn lao động làm tài nguyên lợi thế, gọi là tài nguyên nguồn lao động, hoặc tài nguyên con người. Cần có chính sách đầu tư hợp lí nhằm thu hút nguồn lao động của các vùng lân cận về với Bắc Ninh. Tạo ta môi trường sống hấp dẫn để giữ chân họ sống và làm việc với Bắc Ninh.
Thứ hai: Thay đổi chiến lược đầu tư, không thu hút dự án sử dụng nhiều lao động. Cần khuyến khích doanh nghiệp sử dụng đa dạng đối tượng lao động, không phân biệt giới tính, độ tuổi…
Thứ ba: Nâng cao chất lượng bằng chính cải thiện và nâng cấp hạ tầng xã hội, coi đó là biện pháp tăng thu nhập cho người lao động. Tập trung xây dựng nhà ở cho người lao động theo nhiều hính thức.
Thứ tư: Cải thiện thông tin để người lao động có lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình,…
Thứ năm:Đưa giáo dục hướng nghiệp sát thực tế hơn, rèn những kỹ năng để người lao động có khả năng tham gia lực lượng lao động được ngay.
Thứ sáu: Hệ thống các tổ chức dịch vụ cung ứng nguồn lao động cần được tổ chức lại và có những hình thức hoạt động phù hợp nhằm tạo nguồn cung ứng kịp thời đồng thời có cảnh báo để điều chỉnh chính sách kịp thời cho người lao động.
Như vậy, trong thời gian vừa qua với những chính sách cụ thể phù hợp Bắc Ninh đã có những bước tăng trưởng cao về kinh tế - xã hội, một phần là nhờ chính sách đào tạo, thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó Bắc Ninh vẫn còn có những hạn chế về thu hút và sử dụng hiệu quả NNL, nhất là NNL chất lượng cao vì tỉnh vẫn chưa thực hiện tốt những chính sách đáp ứng một cách cụ thể về môi trường làm việc, chế độ ưu đãi đối với NNL chất lượng phục vụ quá trình CNH, HĐH của tỉnh.
1.3.3. Một số kinh nghiệm thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố Đà Nẵng lượng cao của Thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của Duyên hải miền Trung có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, vì vậy phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ to lớn của địa phương và đất nước. Để phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng nhanh và bền vững không thể tách rời phát triển NNL có chất lượng cao. Thực tiễn, trong thời gian qua Đà Nẵng đã có những chính sách hiệu quả cho phát triển NNL phục vụ quá trình CNH, HĐH của mình, cụ thể họ đã thực hiện đồng bộ các giải pháp như:
Thứ nhất: Đà Nẵng đã giải quyết tốt về chính sách dân số và phân bố lại dân cư.
Đối với chính sách dân số được Đà Nẵng thực hiện thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân thực hiện tốt chính sách dân số quốc gia luôn giữ vững mục tiêu về tốc độ gia tăng dân số cơ học và dân số tự nhiên, chính sách này đã có những tác động tích cực làm giảm tỷ lệ tăng dân số góp phần
giảm gánh nặng lên các chính sách y tế, giáo dục, việc làm và các vấn đề xã hội khác.
Đồng thời với chính sách dân số, Đà Nẵng cũng thực hiện tốt chính sách phân bố lại dân cư một cách hợp lý giữa thành thị và nông thôn. Khuyến khích phân bổ lại dân cư thông qua các chính sách hỗ trợ vốn, đất đai,… tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm cải thiện và đời sống của nhân dân.
Thứ hai: Đà Nẵng đã tập trung đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng NNL.
Đà Nẵng tập trung phát triển giáo dục và đào tạo với cơ cấu và quy mô hợp lý, tỉnh đã tập trung phát triển các cấp học, ngành học, đa dạng hóa các loại hình đào tạo phù hợp đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động đặc biệt là NNL có chất lượng cao và cán bộ quản lý đáp ứng nhu cầu của tỉnh. Để thực hiện được mục tiêu này hàng năm tỉnh đã đầu tư một phần ngân sách không nhỏ cho giáo dục và đào tạo, và thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao chất lượng NNL.
Thứ ba: Đồng thời với các chính sách trên Đà Nẵng luôn thực hiện tốt những chính sách thu hút và sử dụng hiệu quả NNL như khuyến khích sử dụng lao động đúng ngành nghề đào tạo, hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động đã qua đào tạo, tổ chức hệ thống lao động theo cấp bậc và trình độ, có chính sách tiền lương phù hợp và chế độ phụ cấp ưu đãi cho lực lượng lao động có chất lượng cao.
Như vậy, để đào tạo, thu hút và sử dụng hiệu quả NNL chất lượng cho quá trình phát triển của tỉnh, Đà Nẵng đã thực hiện hàng loạt các giải pháp. Do đó, chất lượng NNL ở Đà Nẵng có những chuyển biến hết sức to lớn, đó cũng là nguyên nhân Đà Nẵng có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua.
1.3.4. Một số kinh nghiệm thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố Hồ Chí Minh lượng cao của Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, vì vậy thành phố luôn có nhu cầu lớn về NNL có chất lượng cao. Để đáp ứng nhu cầu
của mình đối với NNL có chất lượng thành phố đã thực hiện đồng bộ các giải pháp như:
Thứ nhất: Thành phố đã huy động và đầu tư nguồn lực không nhỏ cho phát triển giáo dục và đào tạo. Thành phố luôn hoàn thiện các mô hình đào tạo, các chính sách giáo dục, thực hiện đa dạng hóa các mô hình và loại hình đào tạo, thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Thành phố cũng luôn phối hợp chặt chẽ với các địa phương các bộ ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phục vụ cho quá trình đào tạo ra NNL có chất lượng cao.
Thứ hai: Thành phố thực hiện mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục như mở rộng hình thức đào tạo du học sinh tại chỗ, tạo điều kiện cho học sinh tu nghiệp ở nước ngoài, xây dựng hệ thống đào tạo chất lượng ngang tầm khu vực và thế giới,…
Thứ ba: Đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và quy mô đào tạo từ cấp thành phố đến các quận, huyện. Thành lập các trung tâm cung cấp thông tin tư vấn, các trung tâm nghiên cứu sản phẩm công nghệ phục vụ nhu cầu học tập nâng cao của nhân dân.
Như vậy, Thành phố Hồ Chí Minh với vị trí là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước vì vậy nhu cầu về NNL có chất lượng cao là vô cùng to lớn và cấp thiết nhằm đưa thành phố ngày càng phát triển bền vững hơn. Để bù đắp cho sự thiếu hụt về NNL trong thời gian hiện tại và trong tương lai, hiện nay thành phố đã thực hiện hàng loạt các giải pháp phát triển giáo dục hiện đại và đồng bộ.
Tóm lại, từ các kinh nghiệm của một số địa phương về đào tạo, thu hút và sử dụng NNL, nhìn chung các địa phương đều chú ý tới chính sách phát triển giáo dục và đào tạo coi đó là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu nhằm phát triển nâng cao chất lượng NNL. Bên cạnh đó các địa phương còn tập trung vào các chính sách về dân số, y tế, quản lý nhà nước về lao động,… tuy vậy tùy thuộc điều kiện của mỗi địa phương nên có giải pháp phù hợp.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HẢI DƢƠNG
TRONG NHỮNG NĂM QUA
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở Hải Dƣơng
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Hải Dương chất lượng cao ở Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, là một trong những cái nôi của nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam. Lịch sử hàng ngàn năm để lại cho Hải Dương cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng Bắc Bộ, diện tích của tỉnh là 1648,2 km2, dân số năm 2010 là 1.715.989. Phía Đông giáp Thành phố Hải Phòng, phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang.
Khí hậu, Hải Dương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,30C, nhiệt độ cao nhất mùa hè không quá 340C, giờ nắng trung bình hàng năm 1542 giờ, lượng mưa trung bình hàng năm từ khoảng 1300 - 1700 mm, độ ẩm trung bình là 85 - 87%.
Địa hình, Hải Dương được chia thành hai vùng rõ rệt: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc thị xã Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.
Đơn vị hành chính tỉnh gồm Thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và 10 huyện: Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Cẩm Giàng và Bình Giang.
Với vị trí địa lý và tự nhiên như vậy Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bao gồm cả đường bộ, đường thuỷ, đường sắt phân bố hợp lý rất thuận lợi cho giao thương với các tỉnh lân cận và hoạt động xuất khẩu. Đường bộ có 4 tuyến quốc lộ qua tỉnh dài 99km, đều là đường cấp I có 4 làn xe đi lại; đường sắt tuyến Hà Nội - Hải Phòng song song với quốc lộ 5 đáp ứng nhu cầu vận chuyển và đang thi công xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh là cơ hội thuận lợi cho sự phát triển các huyện phía bắc tỉnh; đường thuỷ với hơn 400km đường sông cho tàu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng, hệ thống bến bãi đủ đáp ứng cho vận chuyển theo đường thuỷ.
Trong những năm qua quán triệt sâu sắc Nghị quyết IX, X của Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết XIII, XIV, của Đảng bộ tỉnh, dựa trên những thuận lợi từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên toàn tỉnh đã ra sức nắm bắt thời cơ, vượt qua những khó khăn, phát huy các nguồn lực để phát triển KT - XH. Trong những năm qua Hải Dương cũng đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, tạo ra sự đột phá làm chuyển biến toàn diện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, có tác động lớn đến việc nâng cao chất lượng NNL, thúc đẩy KT - XH phát triển hơn nữa.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Hải Dương đặt ra vấn đề phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Thứ nhất: Trong lĩnh vực kinh tế.
Giai đoạn 2006 - 2010 kinh tế có nhiều biến động, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ cuối 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế của cả nước nói chung và của Hải Dương nói riêng. Chính vì vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của cả giai đoạn 2006 - 2010 có nhiều biến động so với giai đoạn 2001 - 2005. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2006 tăng 10,9%, năm 2007 tăng 11,5%, năm 2008 tăng 10,3% và năm 2009 giảm xuống chỉ còn 6,0%, năm 2010 với những dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế nói chung nên đã tăng 10,2%.
Biểu đồ 2.1:
Nguồn: Cục Thống kê Hải Dương (2011), tr.16.
Trong giai đoạn 2006 - 2010 mặc dù tốc độ tăng trưởng của Hải Dương chưa đạt được mục tiêu tăng trưởng (11,5/năm), nhưng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao, phản ánh sự cố gắng rất lớn của Đảng bộ và nhân dân dân trong tỉnh. Các hoạt động kinh tế được biểu hiện trên nhiều ngành, nghề, lĩnh vực khác nhau. Tính chung trong giai đoạn 2001 - 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng bình quân 10,3%, được thể hiện:
Một là: khu vực kinh tế, bao gồm khu vực nông, lâm, thuỷ sản - khu vực công nghiệp, xây dựng - khu vực dịch vụ.
Bảng 2.1: Tăng trƣởng kinh tế và đóng góp của 3 khu vực kinh tế và tốc độ tăng chung tỉnh Hải Dƣơng 5 năm (2006 - 2010)
ĐVT: % Bình quân 2001- 2005 2006 2007 2008 2009 Ƣớc 2010 Bình quân 2006-2010 - Tốc độ tăng GDP 10,9 10,9 11,5 10,3 6,0 10,2 9,8 + Nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản 4,0 2,0 3,2 5,3 -1,8 2,2 2,2
+ Công nghiệp, xây
dựng 15,6 15,3 13,8 10,8 6,3 11,9 11,6
+ Dịch vụ 10,5 10,4 13,7 12,9 10,6 11,8 11,9
- Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung (điểm % trong tốc độ tăng GDP)
+ Nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản 0,9 0,7 1,0 - 0,3 0,4
+ Công nghiệp, xây
dựng 8,3 7,1 5,7 3,3 6,3
+ Dịch vụ 1,7 3,7 3,6 3,0 3,5
Nguồn: Cục Thống kê Hải Dương (2011), Kinh tế - xã hội Hải Dương 2006 - 2010.
Bảng trên cho thấy, khu vực công nghiệp, xây dựng luôn có tốc độ tăng trưởng cũng như đóng góp và tốc độ tăng trưởng chung cao nhất (đóng góp từ 55 - 76%); khu vực dịch vụ, tuy đóng góp không cao bằng khu vực công nghiệp, xây dựng nhưng tốc độ tăng trưởng của khu vực này vẫn ổn định hơn; tăng trưởng thấp nhất là khu vực nông - lâm - thuỷ sản (dưới 10%).
Khu vực nông, lâm, thuỷ sản: Tăng trưởng trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản không cao do nhiều nguyên nhân cụ thể như ảnh hưởng liên tiếp của thiên tai, dịch bệnh diễn ra trên diện rộng và kéo dài, sự bất lợi của thị trường và giá
cả, mặt khác do lao động còn mang giản đơn, kỹ thuật thấp lại chưa được tăng cường, diện tích đất nông, lâm, thuỷ sản ngày càng bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng; việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng chưa đạt được kết quả theo ý muốn, công tác dịch vụ cung ứng vật tư nông, lâm, thuỷ sản còn hạn chế, thị trường tiêu thụ bấp bênh, công tác tiếp thị còn yếu,... từ 2006 - 2010 giá trị tăng thêm của khu vực này bình quân tăng 2,2%/năm. Mức đóng góp vào tăng trưởng GDP hàng năm còn hạn chế, bình quân hàng năm dưới 10% trong tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Khu vực công nghiệp, xây dựng: Kinh tế Hải Dương trong những năm gần đây chủ yếu do tăng trưởng trong khu vực công nghiệp, xây dựng là chủ yếu. Những sản phẩm tiêu biểu có giá trị lớn của Hải Dương như điện, xi măng, ôtô,