Nhóm giải pháp nâng cao năng lực và vai trò của bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu guồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Dương (Trang 99)

nhà nước về nguồn nhân lực

Để thực hiện được mục tiêu phát triển KT - XH, cần nâng cao chất lượng NNL đòi hỏi có vai trò và hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước có đủ năng lực, trình độ thích ứng, có năng lực, nhiệm vụ rõ ràng. Bên cạnh đó là các chính sách, công cụ, chính sách vĩ mô phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên - xã hội của tỉnh. Đối với cán bộ quản lý nhà nước, trong những ngành cá tác động trực tiếp tới phát triển NNL, thì cần đội ngũ cán bộ cần có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý và có phẩm chất đạo đức để giải quyết vấn đề cung - cầu lao động trên thị trường, phân bổ và sử dụng nguồn lao động. Đồng thời phải xây

dựng và ban hành các văn bản về quản lý và sử dụng lao động, các chủ trương phát triển giáo dục đào tạo NNL, giải quyết chính sách tiền lương, bảo hiểm, an toàn vệ sinh lao động, các chính sách về thị trường lao động,… Để thực hiện được những mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với NNL chất lượng cao cần thực hiện các giải pháp sau:

- Tập trung nâng cao vai trò chỉ đạo của các cấp uỷ đảng đối với chiến lược phát triển NNL thúc đẩy phát triển KT - XH, giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ quan Đảng và chính quyền trong việc quy hoạch mục tiêu phát triển, cơ cấu tổ chức KT - XH nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả NNL chất lượng cao. Các cơ quan nhà nước quan tâm, kiểm tra giám sát và tạo điều kiện thúc đẩy phát triển NNL sẽ tạo nên động lực vô cùng to lớn cho phát triển NNL ở các cơ sở, tạo phong trào và định hướng cho các cấp thực hiện.

- Đổi mới cơ chế quản lý gọn nhẹ, hiệu quả đối với quá trình thu hút và sử dụng NNL có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh. Tạo cơ chế chính sách nhanh và hiệu quả cho các doanh nghiệp chủ động sử dụng lao động một cách hợp lý, từ đó bồi dưỡng họ trở thành NNL chất lượng cao bên cạnh các chính sách quản lý các hoạt động phát triển khác có ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển NNL chât lượng cao của tỉnh.

- Có chính sách đãi ngộ tạo động lực cho NNL phát huy hiệu quả, từ đó thu hút NNL là đội ngũ các nhà quản lý, các nhà khoa học về công tác tại tỉnh như cấp học bổng cho học sinh, sinh viên theo học các trường chuyên nghiệp, tạo môi trường làm việc thuận lợi, tạo điều kiện như cấp nhà ở, phương tiện, trả lương phụ cấp tương xứng, sớm tạo thuận lợi cho cán bộ trẻ ổn định cuộc sống để thu hút cán bộ trẻ nhằm trẻ hoá đội ngũ cán bộ.

- Tiếp tục tạo điều kiện nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý bằng việc tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ học tập rèn luyên nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển NNL của tỉnh. Đặc biệt là cán bộ quản lý các ngành y tế, giáo dục đào tạo, các ngành công nghiệp dịch vụ cần tập trung các lớp tập huấn nâng cao trình độ năng lực, kiến thức quản lý nhà nước ở lĩnh vực mình quản lý.

Như vậy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về NNL là rất quan trọng. Trong thời gian tới để nâng cao đào tạo, thu hút và sử dụng có hiệu quả NNL chất lượng cao cần tiếp túc nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước về NNL cần thực hiện đồng bộ các biện pháp trên.

Tóm lại: Để nâng cao chất lượng NNL chất lượng cao, Hải Dương không chỉ thực hiện một giải pháp mà cần phải thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp trên. Vì mỗi giải pháp đều có tác động đến từng mặt của chất lượng NNL mặt khác các giải pháp trên chỉ mang tính tương đối và đều nhằm mục tiêu của quá trình phát triển KT - XH, hướng tới 2015 và tầm nhìn 2020 tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

KẾT LUẬN

Ngày nay NNL chất lượng cao được coi là một trong ba khâu đột phá trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH phát triển KT - XH, là nguồn lực nội sinh quan trọng hàng đầu trong quá trình phát triển. NNL có chất lượng cao là nguồn gốc, tiền đề vững chắc và là nhân tố quyết định đến tăng trưởng, phát triển kinh tế. NNL tốt, có chất lượng sẽ giúp cho nền kinh tế đưa ra những chính sách đúng đắn, thu hút được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài và thực thi được các mục tiêu một cách có hiệu quả.

Trong chiến lược phát triển KT - XH Hải Dương trong giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn 2020 được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XV. Trong đó cũng đã xác định quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm phát triển KT - XH phải gắn liền với phát triển NNL chất lượng. Nghiên cứu thực trạng NNL hiện nay ở Hải Dương có thể thấy bên cạnh ưu thế về lực lượng lao động dồi dào, tính cần cù ham học hỏi, thông minh, sáng tạo NNL Hải Dương còn có những hạn chế không nhỏ, đó là chất lượng NNL chưa cao thể hiện ở lực lượng lao động qua đào tạo còn thấp, kỹ năng lao động, thể lực còn nhiều hạn chế, chưa quen tác phong công nghiệp, cơ cấu chưa phù hợp,...

Trước thực trạng về NNL chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển KT - XH như đã phân tích, để có NNL chất lượng cao, đồng thời khắc phục những hạn chế trên trong thời gian tới Hải Dương cần xác định rõ các chính sách, có định hướng cụ thể. Theo dự báo phát triển KT - XH của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng Bắc Bộ luận văn đã nêu một số quan điểm, phương hướng cụ thể nhằm góp phần nâng cao chất lượng NNL phục vụ nhu cầu lao động của Hải Dương trong giai đoạn tới.

Bên cạnh những quan điểm, phương hướng cụ thể luận văn đề xuất một số nhóm giải pháp như: Phát triển giáo dục đào tạo; nâng cao hiệu quả sử dụng và phân bổ NNL; thu hút NNL chất lượng từ bên ngoài; nâng cao thể lực sức khoẻ và môi trường làm việc của NNL; giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động; cải thiện môi trường sống và tăng cường công tác quản lý nhà nước đối

với phát triển, sử dụng và phân bổ NNL. Các nhóm giải pháp đã được nêu ra nhằm mục đích nâng cao chất lượng NNL một cách toàn diện phục vụ cho sự phát triển của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.

Với những giải pháp trên, cùng với sự đánh giá cao vai trò của nhân tố NNL chất lượng cao là khâu đột phá mà các cấp ủy Đảng của tỉnh, tác giả tin rằng nếu các giải pháp trên được thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt sẽ thúc đẩy việc nâng cao chất lượng NNL ở Hải Dương đáp ứng tốt và tạo bước phát triển KT - XH của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn 2020.

Nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị có sự kế thừa về mặt lý luận của những người đi trước cùng với sự tham khảo số liệu của địa phương để đề ra các giải pháp cho phù hợp. Tuy vậy, vấn đề mới chỉ đạt được những kết quả bước đầu, cần được bổ sung trong thời gian tiếp theo. Với những vấn đề được đề cập có thể chưa được đầy đủ từ nhiều góc độ, do sự hạn chế của bản thân. Vì vậy rất mong sự đóng góp của thầy, cô và bạn đọc để luận văn tiếp tục được bổ sung hoàn thiện phục vụ sự phát triển của Hải Dương trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, TS. Đặng Thị Thanh Huyền (2005), Chỉ số phát triển giáo dục trong HDI, cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (5/2005), Tuần tin Kinh tế - Xã hội - Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Văn bản 6888/BKH - CLPT về thoả thuận phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2020”, Hà Nội.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2006), Số liệu thống kê Lao động - Việc làm ở Việt Nam, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.

5. Cục Thống kê Hải Dương (2006), Kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương sau 10 năm tái lập (1997 - 2006), Nxb. Thống kê, Hà Nội.

6. Cục Thống kê Hải Dương (2011), Kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 5 năm (2006 - 2010), Nxb. Thống kê, Hà Nội.

7. Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. TS. Hồ Anh Dũng (2002), Phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

9. Dự án Hỗ trợ kỹ thuật kế hoạch tổng thể phát triển giáo dục trung học (2001), Tính toán của công ty nghiên cứu rủi ro chính trị và kinh tế trong tài liệu.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Bộ tỉnh Hải Dương (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII, Hà Dương.

19. Đảng Bộ tỉnh Hải Dương (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV, Hải Dương.

20. Đảng Bộ tỉnh Hải Dương (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV, Hải Dương.

21. GS.TS Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH, HĐH, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. PGS. TS Phạm Hảo, PGS. TS Võ Xuân Tiến (2004), Toàn cầu hóa kinh tế, những cơ hội và thách thức đối với miền Trung, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. TS. Đặng Thị Thanh Huyền (2001), Giáo dục phổ thông với phát triển chất lượng nguồn nhân lực, những bài học thực tiễn từ Nhật Bản, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

24. TS. Đoàn Khải (2005), Nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Kết quả điều tra lao động, việc làm “Tỷ lệ thất nghiệp giảm, lao động qua đào tạo tăng” (21/11/2005), Thời báo kinh tế Việt Nam, (231).

26. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua Giáo dục và Đào tạo, kinh nghiệm Đông Á, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

27. Huy Lê (09/7/2006), “Để không lãng phí nguồn lực chất lượng cao", Báo Nhân dân, (28).

28. Hoàng Văn Liên - Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (14/4/2006), “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao - bài toán hóc búa của doanh nghiệp trẻ”, Báo điện tử - thời báo Kinh tế Việt Nam.

29. Nguyễn Đình Luận (2005), “Nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, (14). 30. Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 31. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt

Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 32. Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam (2004), Một số vấn đề lý luận và thực

tiễn, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

33. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Điều 13. 34. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Dương (2005), Thực trạng và

giải pháp giải quyết việc làm cho lao động sau khi bàn giao đất cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các khu đô thị mới, Hải Dương. 35. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Dương (6/2006), Chương trình

xoá đói giảm nghèo tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010, Hải Dương.

36. Sở Y tế Hải Dương, (2005), Báo cáo tổng kết thực hiện đề án nâng cao chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Hải Dương.

37. TS. Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nhân tố nguồn lực con người để CNH, HĐH, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.

38. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 331/QĐ-TTgvề chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin đến 2010, Hà Nội.

39. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg về việc xây dựng chương trình quốc gia phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020, Hà Nội. 40. PGS.TS Nguyễn Tiệp - Trường Đại học Lao động Xã hội (7/2005), “Phát

triển thị trường lao động nước ta các năm 2005-2010”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (326).

41. Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng, Nxb. Thế giới, Hà Nội.

42. GS. TS Nguyễn Kế Tuấn (2004), Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Trung tâm Thông tin Kinh tế - Xã hội quốc gia (9/2005), Phân tích khả năng đạt tăng trưởng cao của nên kinh tế Việt Nam, (12).

44. Viện Chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội..

45. Viện Nghiên cứu con người (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

46. Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (2006), Thông tin chuyên đề giải quyết việc làm ở Việt Nam trong 5 năm 2006-2010, Hà Nội.

47. Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (1999), Hướng tới một chiến lược phát triển con người, Hà Nội.

48. PGS.TS. Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn về phát triển kinh tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo khu vực Tổng

số

Phân theo giới tính Phân theo khu vực

Nam Nữ Thành thị Nông thôn Người 2005 1.685.512 821.687 863.825 266.444 1.419.068 2006 1.689.696 824.622 865.074 268.141 1.421.555 2007 1.694.699 827.696 867.003 278.936 1.415.763 2008 1.700.796 831.355 869.441 315.409 1.385.387 2009 1.708.376 835.908 872.468 326.300 1.382.076 2010 1.715.989 840.320 875.669 374.429 1.341.560 Cơ cấu (%) 2005 100,0 48,7 51,3 15,8 84,2 2006 100,0 48,8 51,2 15,9 84,1 2007 100,0 48,8 51,2 16,5 83,5 2008 100,0 48,9 51,1 18,5 81,5 2009 100,0 48,9 51,1 19,1 80,9 2010 100,0 49,0 51,0 21,8 78,2

Chỉ số phát triển (Năm trước = 100) - %

2005 100,3 101,1 99,6 102,6 99,9 2006 100,2 100,4 100,1 100,6 100,2 2007 100,3 100,4 100,2 104,0 99,6 2008 100,4 100,4 100,3 113,1 97,9 2009 100,4 100,5 100,3 103,4 99,7 2010 100,4 100,4 100,3 114,6 97,0

Nguồn: Cục Thống kê Hải Dương (2011), Kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 5 năm (2006 - 2010), Nxb. Thống kê, Hà Nội.

Một phần của tài liệu guồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Dương (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)