Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất

Một phần của tài liệu guồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Dương (Trang 37)

chất lượng cao ở Hải Dương

Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, là một trong những cái nôi của nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam. Lịch sử hàng ngàn năm để lại cho Hải Dương cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng Bắc Bộ, diện tích của tỉnh là 1648,2 km2, dân số năm 2010 là 1.715.989. Phía Đông giáp Thành phố Hải Phòng, phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang.

Khí hậu, Hải Dương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,30C, nhiệt độ cao nhất mùa hè không quá 340C, giờ nắng trung bình hàng năm 1542 giờ, lượng mưa trung bình hàng năm từ khoảng 1300 - 1700 mm, độ ẩm trung bình là 85 - 87%.

Địa hình, Hải Dương được chia thành hai vùng rõ rệt: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc thị xã Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.

Đơn vị hành chính tỉnh gồm Thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và 10 huyện: Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Cẩm Giàng và Bình Giang.

Với vị trí địa lý và tự nhiên như vậy Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bao gồm cả đường bộ, đường thuỷ, đường sắt phân bố hợp lý rất thuận lợi cho giao thương với các tỉnh lân cận và hoạt động xuất khẩu. Đường bộ có 4 tuyến quốc lộ qua tỉnh dài 99km, đều là đường cấp I có 4 làn xe đi lại; đường sắt tuyến Hà Nội - Hải Phòng song song với quốc lộ 5 đáp ứng nhu cầu vận chuyển và đang thi công xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh là cơ hội thuận lợi cho sự phát triển các huyện phía bắc tỉnh; đường thuỷ với hơn 400km đường sông cho tàu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng, hệ thống bến bãi đủ đáp ứng cho vận chuyển theo đường thuỷ.

Trong những năm qua quán triệt sâu sắc Nghị quyết IX, X của Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết XIII, XIV, của Đảng bộ tỉnh, dựa trên những thuận lợi từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên toàn tỉnh đã ra sức nắm bắt thời cơ, vượt qua những khó khăn, phát huy các nguồn lực để phát triển KT - XH. Trong những năm qua Hải Dương cũng đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, tạo ra sự đột phá làm chuyển biến toàn diện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, có tác động lớn đến việc nâng cao chất lượng NNL, thúc đẩy KT - XH phát triển hơn nữa.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Hải Dương đặt ra vấn đề phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Thứ nhất: Trong lĩnh vực kinh tế.

Giai đoạn 2006 - 2010 kinh tế có nhiều biến động, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ cuối 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế của cả nước nói chung và của Hải Dương nói riêng. Chính vì vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của cả giai đoạn 2006 - 2010 có nhiều biến động so với giai đoạn 2001 - 2005. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2006 tăng 10,9%, năm 2007 tăng 11,5%, năm 2008 tăng 10,3% và năm 2009 giảm xuống chỉ còn 6,0%, năm 2010 với những dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế nói chung nên đã tăng 10,2%.

Biểu đồ 2.1:

Nguồn: Cục Thống kê Hải Dương (2011), tr.16.

Trong giai đoạn 2006 - 2010 mặc dù tốc độ tăng trưởng của Hải Dương chưa đạt được mục tiêu tăng trưởng (11,5/năm), nhưng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao, phản ánh sự cố gắng rất lớn của Đảng bộ và nhân dân dân trong tỉnh. Các hoạt động kinh tế được biểu hiện trên nhiều ngành, nghề, lĩnh vực khác nhau. Tính chung trong giai đoạn 2001 - 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng bình quân 10,3%, được thể hiện:

Một là: khu vực kinh tế, bao gồm khu vực nông, lâm, thuỷ sản - khu vực công nghiệp, xây dựng - khu vực dịch vụ.

Bảng 2.1: Tăng trƣởng kinh tế và đóng góp của 3 khu vực kinh tế và tốc độ tăng chung tỉnh Hải Dƣơng 5 năm (2006 - 2010)

ĐVT: % Bình quân 2001- 2005 2006 2007 2008 2009 Ƣớc 2010 Bình quân 2006-2010 - Tốc độ tăng GDP 10,9 10,9 11,5 10,3 6,0 10,2 9,8 + Nông, lâm nghiệp,

thuỷ sản 4,0 2,0 3,2 5,3 -1,8 2,2 2,2

+ Công nghiệp, xây

dựng 15,6 15,3 13,8 10,8 6,3 11,9 11,6

+ Dịch vụ 10,5 10,4 13,7 12,9 10,6 11,8 11,9

- Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung (điểm % trong tốc độ tăng GDP)

+ Nông, lâm nghiệp,

thuỷ sản 0,9 0,7 1,0 - 0,3 0,4

+ Công nghiệp, xây

dựng 8,3 7,1 5,7 3,3 6,3

+ Dịch vụ 1,7 3,7 3,6 3,0 3,5

Nguồn: Cục Thống kê Hải Dương (2011), Kinh tế - xã hội Hải Dương 2006 - 2010.

Bảng trên cho thấy, khu vực công nghiệp, xây dựng luôn có tốc độ tăng trưởng cũng như đóng góp và tốc độ tăng trưởng chung cao nhất (đóng góp từ 55 - 76%); khu vực dịch vụ, tuy đóng góp không cao bằng khu vực công nghiệp, xây dựng nhưng tốc độ tăng trưởng của khu vực này vẫn ổn định hơn; tăng trưởng thấp nhất là khu vực nông - lâm - thuỷ sản (dưới 10%).

Khu vực nông, lâm, thuỷ sản: Tăng trưởng trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản không cao do nhiều nguyên nhân cụ thể như ảnh hưởng liên tiếp của thiên tai, dịch bệnh diễn ra trên diện rộng và kéo dài, sự bất lợi của thị trường và giá

cả, mặt khác do lao động còn mang giản đơn, kỹ thuật thấp lại chưa được tăng cường, diện tích đất nông, lâm, thuỷ sản ngày càng bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng; việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng chưa đạt được kết quả theo ý muốn, công tác dịch vụ cung ứng vật tư nông, lâm, thuỷ sản còn hạn chế, thị trường tiêu thụ bấp bênh, công tác tiếp thị còn yếu,... từ 2006 - 2010 giá trị tăng thêm của khu vực này bình quân tăng 2,2%/năm. Mức đóng góp vào tăng trưởng GDP hàng năm còn hạn chế, bình quân hàng năm dưới 10% trong tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Khu vực công nghiệp, xây dựng: Kinh tế Hải Dương trong những năm gần đây chủ yếu do tăng trưởng trong khu vực công nghiệp, xây dựng là chủ yếu. Những sản phẩm tiêu biểu có giá trị lớn của Hải Dương như điện, xi măng, ôtô, chiếm tỷ trọng lớn hơn 60% trong giá trị sản xuất công nghiệp. Năm 2006 tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp, xây dựng đạt khá (15,3%) nhưng có xu hướng giảm trong một hai năm gần đây, cụ thể năm 2009 thì tốc độ tăng chỉ là 6,3 so với năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Tốc độ tăng bình quân chung của khu vực công nghiệp, xây dựng giai đoạn 2006 - 2010 tăng 11,6%/năm. Tính chung 10 năm tăng bình quân 13,6%/năm.

Khu vực dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ của tỉnh trong những năm qua có mức cao hơn trung bình của GDP, trong 5 năm 2006 - 2010 bình quân tăng hơn 11,9%/năm; 10 năm 2001 - 2010 tăng bình quân 11,1%/năm. Mức đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm khoảng 30%.

Trong các ngành dịch vụ, các dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh như vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thông, tài chính và ngân hàng luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2006 - 2010, đã tác động tích cực vào mức tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Đồng thời xuất hiện nhiều hoạt động dịch vụ mới mang đạm nét của nền kinh tế thị trường, có tỷ trọng giá trị tăng thêm cao như ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, kinh doanh bất động sản, tin học, pháp lý, tuyển chọn nhân sự, việc làm,... Tuy nhiên, hiện nay ở tỉnh Hải Dương cơ cấu kinh tế của các ngành này chiếm tỷ trọng còn thấp,

đóng góp chưa nhiều vào mức tăng trưởng chung.

Nhìn chung, các ngành dịch vụ kinh doanh (bao gồm thương mại, khách sạn, nhà hàng, vận tải, bưu chính, viễn thông; tài chính, ngân hàng; kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn liên quan) có mức tăng trưởng cao. Đây cũng là những ngành có chi phí đầu tư không lớn, còn nhiều tiềm năng nên cần được phát triển mạnh hơn trong những năm tới. Các ngành dịch vụ khác tăng trưởng không cao. Do đó, cần đẩy mạnh việc xã hội hoá các hoạt động dịch vụ này, trước hết là xã hội hoá hoạt động giáo dục, đào tạo; văn hoá, thể thao; hoạt động khoa học, công nghệ để những ngành này đóng góp tích cực hơn vào tăng trương của khu vực dịch vụ nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung.

Hai là: Theo thành phần kinh tế, Hải Dương đang trong quá trình chuyển đổi, với sự đan xen nhiều hình thức sở hữu. Việc phát huy tính năng động và tiềm năng của các thành phần kinh tế vừa là giải pháp để huy động tất cả các nguồn lực trong xã hội vào phát triển kinh tế.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trƣởng theo thành phần kinh tế

ĐVT: % 2006 2007 2008 2009 Ƣớc 2010 Bình quân 2006- 2010 - Tốc độ tăng GDP 10,9 11,5 10,3 6,0 10,2 9,8 + Kinh tế Nhà nước 5,2 16,0 5,4 1,8 5,6 6,7 + Kinh tế ngoài Nhà nước 4,1 3,6 12,0 8,2 12,2 8,0 + Kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài 59,2 23,7 16,8 8,7 13,6 23,2

- Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung

+ Kinh tế Nhà nước 2,0 5,9 2,0 0,7 2,0 + Kinh tế ngoài Nhà nước 2,0 1,7 5,2 3,6 5,5 + Kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài 6,9 3,9 3,1 1,7 2,7

Nguồn: Cục Thống kê Hải Dương (2011), Kinh tế - xã hội Hải Dương 2006 - 2010.

Kinh tế nhà nước: Đây là thành phần kinh tế chiếm vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Trong giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,7%/năm; 10 năm 2001 - 2010, tốc độ tăng bình quân đạt 8,3%. Tính đến cuối năm 2009 trên địa bàn tỉnh có 33 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có 19 doanh nghiệp nhà nước và 14 doanh nghiệp địa phương [6, tr.21]. Kinh tế nhà nước chiếm 25,8% GDP toàn tỉnh, là thành phần kinh tế có vai trò quan trọng với 2 lĩnh vực chủ yếu là xi măng và điện. Tuy nhiên, thành phần kinh tế này thường có tốc độ tăng trưởng thấp hơn thành phần kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Kinh tế ngoài nhà nước: Kinh tế ngoài nhà nước trong giai đoạn 2006 - 2010 có tốc độ trung bình 8,0%. Tính đến cuổi năm 2009, toàn tỉnh có 2.895 doanh nghiệp, trong đó có 585 doanh nghiệp tập thể, có 612 doanh nghiệp tư nhân, có 1042 công ty TNHH, 16 công ty cổ phần có vốn nhà nước, 640 công ty cổ phần không có vốn nhà nước [6, tr.22]. Những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước phát triển nhanh, cùng với kinh tế cá thể đóng góp vào tốc độ tăng chungGDP. Mặt khác, việc chuyển đổi hợp tác xã đã xuất hiện hợp tác xã kinh doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành có hiệu quả.

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục có bước phát triển mạnh, tạo thêm một số mặt hàng mới, thị trường mới trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Với việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp vào tỷ trọng GDP của tỉnh từ 13,8% năm 2005 đến năm 2010 tăng 17,8%; đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, giải quyết việc làm. Trong giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23,2%/năm; trong 10 năm 2001 - 2010, tốc độ bình quân 28,8%/năm. Tính đến cuối năm 2009, toàn tỉnh hiện có 127 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động. Tuy nhiên, khu vực kinh tế này, chủ yếu là công nghiệp chế biến tiếp tục khai thác được các lợi thế về nguồn nguyên liệu sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu, nhưng chi phí trung gian tương đối cao, hạn chế đến tăng trưởng chung.

Trong những năm vừa qua đã có sự biến đổi rõ nét, cơ bản phát triển theo hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến 2020. Tiểu vùng dọc quốc lộ 5 phát triển các ngành công nghiệp lắp ráp ôtô, cơ khí, chế tạo điện tử. Các khu công nghiệp tập trung trong tiểu vùng và đang bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, những năm qua đã thu hút nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn, điển hình là các khu công nghiệp Nam Sách, Đại An, Phú Thái, Phúc Điền, Tân Trường,... Tiểu vùng Kinh Môn - Nhị Chiểu, phát triển ngành công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng; đang tập trung một số cơ sở sản xuất xi măng lớn như: xi măng Hoàng Thạch, Phúc Sơn, Thành Công, Phú Tân,... đang thu hút dự án nhà máy Nhiệt điện Kinh Môn. Tiểu vùng dọc quốc lộ 18 chủ yếu phát triển các ngành du lịch, thương mại; hạ tầng các khu, điểm du lịch.

Thứ hai: Trong lĩnh vực xã hội

Trong những năm 2006 - 2010, cùng với sự phát triển kinh tế, tình hình văn hoá - xã hội cũng có những bước phát triển toàn diện từ dân số, lao động, việc làm, đời sống dân cư, văn hoá, giáo dục, y tế,...

Một là: Về dân số,trong 5 năm qua dân số Hải Dương có sự chuyển dịch cả về quy mô và cơ cấu; năm 2005 có 1.685.000 người, năm 2010 là 1.715.989 người, tốc độ tăng dân số trong giai đoạn 2006 - 2010 là 0,9‰. Tốc độ đô thị hoá sau 5 năm tăng nhanh mỗi năm bình quân dân số thành thị tăng 7%; năm 1995 dân số thành thị là 15,8%, đến năm 2010 là 21,8%. Về cơ cấu giới tính, năm 2010 nam chiếm 48,9% (tăng so với 2005 là 0,2%), dân số nữ là 51,1%, tuy vậy mấy năm gần đây tỷ lệ sinh giới tính thì bé trai chiếm 120/100. Về cơ cấu độ tuổi, đã có những thay đổi cơ bản, từ 2004 đến 2009 tỷ lệ người dưới 16 tuổi giảm từ 27,5% xuống 24,9% tỷ lệ người trong độ tuổi từ 16 đến 59 là 61,4% năm 2004 lên 63,4%, số người trên 60 tuổi tăng từ 11,1% lên 11,7%. Như vậy, Hải Dương đang có sự chuyển dịch theo chiều hướng thuận lợi khi đang bắt đầu trong trạng thái dân số “vàng”. Về mật độ dân số, toàn tỉnh năm 2010 là 1.035 người/km2, tăng 30 người/km2 so với năm 2000 (năm 2000 là 1.005/km2). Biến động dân số trong năm năm qua tỷ suất sinh tăng giảm không đều 2006 là 16,09‰ năm 2008 là 16,20‰ và 2010 là 15,5‰. Tỷ lệ dân nhập cư trong 5 năm

qua khoảng 28 ngàn người. Dân số tăng chậm hơn so với tăng dân số tự nhiên; nguyên nhân chính là do xuất cư của tỉnh vẫn cao hơn nhập cư.

Hai là: Về mức sống và chi tiêu thường xuyên, trong gần 10 năm trở lại đây mức sống của nhân dân được nâng cao, về cơ bản những chỉ tiêu như thu nhập, chi tiêu, nhà ở và các phương tiện phục vụ sinh hoạt đều được nâng cao. Kết quả điều tra về nhà ở những năm gần đây cho thấy đời sống của nhân dân

Một phần của tài liệu guồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Dương (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)