lượng dân số
Cùng với việc nâng cao phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, thì nâng cao tình trạng sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống cho người dân là tiền đề quan trọng, là bước có tính chất đột phá cho vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.
Một là: Tiếp tục thực hiện chiến lược nâng cao sức khoẻ, thể lực của nhân dân và người lao động.
Sức khoẻ, thể lực là nhu cầu của mỗi con người, đồng thời là điều kiện cơ bản để lao động sáng tạo ra đời sống vật chất và tinh thần cho xã hội. Vì vậy, trong những năm qua, Hải Dương đã thực hiện chính sách phát triển hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong tỉnh.
Nhưng nhìn chung tình trạng sức khỏe của người dân Hải Dương chỉ ở mức trung bình, đặc biệt tỷ lệ người mắc bệnh, các bệnh truyền nhiễm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cũng khá cao. Nguồn nhân lực Hải Dương còn hạn chế cả về tầm vóc và thể lực thuộc loại trung bình. Nguyên nhân của thực trạng trên là do một mặt thể trạng chung của con người Việt Nam, mặt khác do tình hình chăm sóc sức khỏe trẻ em những năm trước đây chưa thực hiện tốt. Đồng thời do kinh tế phát triển chưa mạnh, thu nhập thấp, đời sống khó khăn, môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm, trình độ hiểu biết về dinh dưỡng và sức khỏe của người dân chưa cao, trình độ phát triển y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe còn thấp.
Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao Hải Dương cần thực hiện tốt các văn bản luật về chăm sóc sức khoẻ nhân dân, điều lệ khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, phát triển chăm sóc sức khoẻ cộng đồng bằng các biện pháp sau:
- Tiếp tục huy động mọi tiềm lực của xã hội vào đầu tư phát triển các cơ sở y tế trong và ngoài công lập như Bệnh viện đa khoa, viện nhi, viện lao phổi, viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, viện phong,… bên cạnh bệnh viện đa khoa tư nhân còn có các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân theo quy định của pháp
luật. Đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở như số giường bệnh, y bác sĩ và các dịch vụ y tế khác nhằm nâng cao chất lượng phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trong nhân dân, kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm,… Từ đó nâng cao nhận thức bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ, thể lực người dân và lực lượng lao động.
- Đẩy mạnh hiệu quả mạng lưới y tế dự phòng, nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, giảm tỷ lệ bệnh truyền nhiễm, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Tiếp tục duy trì nâng cao hiệu quả chăm sóc miễm phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh các cấp. Thực hiện chế độ kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo quy định ở các doanh nghiệp. Mở rộng hiệu quả dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thông qua chế độ bảo hiểm cho người dân và người lao động nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng dịch vụ bảo hiểm toàn xã hội, hỗ trợ bảo hiểm cho người nghèo, người có thu nhập thấp hoặc hỗ trợ bảo hiểm miễn phí cho trường hợp đặc biệt khó khăn.
- Ban hành chủ trương và chính sách phát triển nâng cao thể lực cho nhân dân (tỷ lệ chiều cao, cân nặng), thúc đẩy phát triển hiệu quả hoạt động kinh tế nhằm cải thiện nâng cao đời sống nhân dân nhằm nâng cao đầu tư cho phát triển con người trong nhân dân. Đồng thời kết hợp với các phong trào hoạt động xã hội như phong trào thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình, phong trào toàn dân tập thể thao, xây dựng lối sống văn minh lành mạnh trong cộng đồng.
- Quy định bắt buộc và nghiêm túc xử lý đối với doanh nghiệp về thực hiện chế độ bảo hộ lao động, an toàn sản xuất đặc biệt là lao động trong các ngành có tính chất độc hại, nguy hiểm và lao động là nữ giới.
Hai là: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số trong thời gian tới. Quá trình phát triển dân số có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển NNL. Dân số tăng hoặc giảm quá mức trong một thời kỳ sẽ có sự ảnh hưởng tới tăng hoặc giảm số lượng lao động, giảm chi phí bình quân cho phát triển giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, đời sống nhân dân gặp khó khăn, từ đó ảnh hưởng không tốt cho nâng cao chất lượng NNL. Thực tiễn đã cho thấy việc tăng dân số cao trong
một giai đoạn gây áp lực lớn tới phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội. Ngược lại quá trình giảm dân số sẽ làm thiếu hụt lao động từ đó cũng có ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội, tới chất lượng NNL. Trong thực tế những người có thu nhập cao, có trình độ học vấn thường sinh ít con nên rất chú trọng nâng cao chất lượng cuộc sống, và ngược lại những người có thu nhập thấp, trình độ hiểu biết còn hạn chế thường sinh nhiều nên thu nhập càng giảm, không có điều kiện nâng cao cuộc sống và chất lượng NNL.
Trong thời gian qua Hải Dương đã nhận thức được vấn đề dân số có ảnh hưởng rất lớn tới phát triển KT - XH, vì vậy tỉnh đã có những chính sách phát triển dân số phù hợp với thực tiễn. Thời gian vừa qua công tác dân số của tỉnh đã có những thành quả tích cực như tỷ lệ sinh giảm thấp hơn mức bình quân chung của Việt Nam (năm 2006 là 16,09‰, năm 2010 là 15,95‰), cơ cấu độ tuổi cũng có sự thay đổi từ 0 - 15 tuổi năm 2004 là 25,2% năm 2009 giảm còn 21,6%, trong độ tuổi từ 16 đến dưới 60 năm 2004 là 62,3% tăng lên 64,8% năm 2009 trong khi trên độ tuổi lao động năm 2004 là 12,5% tăng lên 13,6% năm 2009. Như vậy dân số Hải Dương trong những năm gần đây có xu hướng giảm và đang đạt trạng thái dân số vàng.
Để tiếp tục thực hiện chính sách dân số phù hợp tỉnh cần tiếp tục thực hiện những giải pháp như:
- Tiếp tục thực hiện chính sách dân số giai đoạn 2010 - 2015, nhằm ổn định phát triển dân số đáp ứng yêu cầu NNL của tỉnh.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình và trẻ em, pháp lệnh về dân số.
- Huy động các tổ chức chính trị xã hội tham gia vào công tác dân số kế hoạch hoá gia đình.
- Tăng cường hơn nữa quản lý nhà nước về vấn đề dân số, có hình thức kiên quyết với các trường hợp vi phạm pháp lệnh dân số.