Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu guồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Dương (Trang 27)

NNL chất lượng cao hay chất lượng NNL là một chỉ tiêu tổng hợp về con người, chịu tác động tổng hòa của nhiều yếu tố. Trong quá trình CNH, HĐH phát triển KT - XH đất nước, NNL chịu ảnh hưởng của một số yếu tố cơ bản sau:

Thứ nhất: Trình độ phát triển kinh tế - xã hội tác động tới chất lượng nguồn nhân lực.

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia đóng vai trò quyết định đến trình độ phát triển NNL nhất là NNL chất lượng cao của nước đó. Bởi vì, đó là cơ sở để xác định mức tiền lương, thu nhập, cải thiện mức sống và nâng cao dân trí của các tầng lớp dân cư cũng như người lao động. Khi thu nhập được nâng cao thì các hộ gia đình sẽ cải thiện được chế độ dinh dưỡng, có khả năng đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe. Từ đó sức khỏe, trình độ văn hóa, CMKT được nâng cao và tiếp tục thúc đẩy nâng cao chất lượng NNL.

Trình độ phát triển kinh tế- xã hội cao càng có điều kiện đầu tư cho giáo dục và đào tạo, khi giáo duc đào tạo phát triển lại góp phần quyết định trực tiếp vào việc tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và

NNL chất lượng cao có mối quan hệ biện chứng với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Hay nói cách khác, kinh tế là nền tảng của phát triển xã hội, của con người, trong đó có NNL chất lượng cao và đến lượt nó là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Đối với Việt Nam, do trình độ kinh tế- xã hội còn ở mức thấp nên chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, do đó việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế là khâu đột phá nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2010- 2020 và tạo ra bước phát triển mới trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI.

Thứ hai: Giáo dục và đào tạo tác động trực tiếp việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Báo cáo chính trị Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI có ghi: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và đào tạo...” [17, tr.41]. Luật Giáo dục năm 2005 có ghi: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển [33].

Mức độ phát triển của giáo dục, đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng NNL, vì nó không chỉ quyết định trình độ văn hóa, CMKT của NNL mà còn quyết định tới tuổi thọ của người lao động thông qua thu nhập, nhận thức và xử lý thông tin khoa học kỹ thuật.

Trong báo cáo giám sát giáo dục toàn cầu năm 2005 do UNESCO công bố ngày 8/11, Việt Nam xếp hạng 64/127 nước. Chỉ số giáo dục cho tất cả được UNESCO hình thành từ những chỉ tiêu sau:

- Tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học

- Tỷ lệ biết chữ ở người lớn (từ 5 tuổi trở lên) - Mức độ cân bằng về giới trong giáo dục - Chất lượng giáo dục

Bảng 1.5: Chỉ số giáo dục Xếp

hạng Quốc gia EDI

Tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học Tỷ lệ biết chữ ở ngƣời lớn Mức độ cân bằng về giới trong giáo dục Chất lƣợng giáo dục 4 Hàn Quốc 0,990 0,999 0,980 0,992 0,990 54 Trung Quốc 0,930 0,946 0,909 0,885 0,980 60 Thái Lan 0,921 0,863 0,926 0,955 0,941 64 Việt Nam 0,914 0,940 0,903 0,925 0,890

Nguồn: UNESCO (2004), Tuần tin kinh tế xã hội - Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia - Bộ Kế hoach và Đầu tư, (5), tr.20-21.

Như vậy, có thể thấy tác động của giáo dục, đào tạo đối với NNL ở một số nội dung:

Một là: Mức độ phát triển của giáo dục, đào tạo càng cao thì quy mô NNL có CMKT càng được mở rộng, vì giáo dục, đào tạo là nguồn gốc để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo CMKT của nền kinh tế.

Hai là: Mức độ phát triển giáo dục, đào tạo càng cao thì càng có khả năng phát triển NNL theo chiều sâu. Bởi vì, một trong những tiêu chí phát triển giáo dục, đào tạo là nâng cao chất lượng đầu ra. Chất lượng đầu ra của giáo dục, đào tạo phải đáp ứng được yêu cầu của các ngành kinh tế và của xã hội

Ba là: Đầu tư cho giáo dục, đào tạo sẽ đem lại những lợi ích to lớn, lâu dài cho cả cá nhân và phát triển kinh tế - xã hội. Đối với cá nhân sẽ nhận được sự đào tao và nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn, có hiểu biết sâu rộng và có tháI độ đúng đắn với công việc từ đó có nhiều cơ hội thể hiện mình. Đối với phát triển kinh tế - xã hội giáo dục, đào tạo sẽ tạo ra đội ngũ NNL chất lượng cả về CMKT và những người quản lý tài giỏi.

Bốn là: Giáo dục, đào tạo có vai trò quan trong trong việc nâng cao năng lực cho NNL tiếp thu và vận dụng tri thức khoa học khi nền kinh tế tri thức ngày càng giữ vai trò quan trọng.

Năm là: Giáo dục, đào tạo sẽ làm ra nguồn “vốn nhân lực” để phát triển kinh tế. Vì trong quá trình đào tạo NNL sẽ được đào tạo trong cả quá trình, hệ thống từ nhỏ đến trưởng thành.

Thứ ba: Tăng dân số ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tăng dân số có tác động trực tiếp tới số lượng và chất lượng NNL. Quy mô, tốc độ tăng dân số nhanh là nguyên nhân cản trở tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Gia tăng dân số nhanh sẽ làm tăng số lượng lao động, gây sứ ép lên giải quyết việc làm, thu nhập, đào tạo, làm giảm khả năng chăm sóc sức khỏe và giải quyết các vấn đề xã hội. Theo kết quả của các nhà nghiên cứu, cứ tăng dân số 1% thì yêu cầu tăng GDP phải ít nhất là 3% thì mới đảm bảo được sự phát triển kinh tế - xã hội bình thường, theo đó có đủ sản phẩm và dịch vụ ở mức cần thiết để đảm bảo duy trì sản xuất, tạo công ăn việc làm và mức sống như hiện tại.

Đối với Việt Nam trong khoảng từ năm 1999 đến năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của dân số (trên 5% so với từ 1 đến 1,4%), bởi vậy Việt Nam có điều kiện để cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân, phát triển giáo dục, đào tạo để nâng cao chất lượng NNL, vì vậy chính sách dân số cũng là một trong những chính sách cần được quan tâm.

Thứ tư: Chế độ dinh dưỡng, phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng có ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực.

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố cần thiết cho con người để duy trì sức khỏe táI sản xuất sức lao động, dinh dưỡng được cung cấp từ các yếu tố lương thức, thực phẩm. Dinh dưỡng đầy đủ đảm bảo duy trì sức khỏe đáp ứng nhu cầu cho nâng cao chất lượng NNL ngược lại thiếu dinh dưỡng cũng sẽ dẫn đến thể lực ốm yếu, khả năng miễn dịch kém, dễ mắc bệnh, suy giảm nghiêm trọng khả năng làm việc và tác động đến chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao. Sức khỏe tốt thì chất lượng NNL ở cả hiện tại và tương lai đều có thể phát triển tăng lên, người lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại những lợi nhuận bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung khi làm việc. Việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ em sẽ là yếu tố làm tăng năng suất lao động trong tương lai, giúp trẻ em nhanh chóng đạt được những người khỏe về thể chất, lành

mạnh về tinh thần; giúp trẻ em nhanh chóng đạt được những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết thì sẽ đảm bảo sức khỏe cho nguồn nhân lực.

Ngoài vấn đề dinh dưỡng, thì sự phát triển của hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe sộng đồng có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng NNL. Hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được biểu hiện ở hệ thống bệnh viện, trung tâm y tế sức khỏe cộng đồng, tỷ lệ đầu tư y tế bình quân, tỷ lệ giường bệnh, bác sĩ, dược sĩ, y tá trên dân số. Việc không ngừng nâng cao đầu tư cho hệ thống y tế, đặc biệt là hệ thống y tế dự phòng sẽ có tác động nâng cao tuổi thọ, sức khỏe dân cư và nâng cao chất lượng NNL ở phạm vi rộng lớn.

Ngoài những yếu tố về giáo dục và y tế thì chất lượng nguồn nhân lực còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác: Tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người liên quan đến môi trường pháp luật, thể chế và các chính sách, cơ chế giải phóng sức lao động, tạo động lực để con người phát triển, phát huy tài năng và sức sáng tạo của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Truyền thống lịch sử và bản sắc văn hóa của một quốc gia, dân tộc cũng hun đúc và kết tinh trong mỗi con người và cả cộng đồng dân tộc, bồi đắp nên bản lĩnh, ý chí, tác phong của con người trong lao động tạo nên nét đặc trưng, phong cách truyền thống, những đặc điểm chính như sự cần cù, khéo léo,… của lực lượng lao động.

1.3. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong nƣớc về phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho phát triển kinh tế - xã hội

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố Hà Nội lượng cao của Thành phố Hà Nội

Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước vì vậy Hà Nội cũng là địa phương có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lớn của cả nước. Đặc biệt người có trình độ đại học chiếm tới 40% của cả nước, và đội ngũ nhà khoa học sau đại học cũng đứng đầu cả nước. Tuy vậy, trong những năm qua thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc thu hút, trọng dụng nhân tài với một số cơ chế: Quỹ ưu đãi, khuyến khích các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi; ưu đãi về nhà ở; các ưu đãi về phụ cấp, thưởng bằng tiền, trợ cấp mua tài liệu nghiên cứu. Bên cạnh

đó, để thu hút tài năng trẻ, dần hình thành NNL “chất lượng cao”, thành phố chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn thuộc mọi thành phần kinh tế dưa ra những phương án thu hút, sử dụng tài năng trẻ;…

Để thực hiện những chủ trương như vậy Hà Nội đã tập trung thực hiện một số nhóm giải pháp như:

Thứ nhất:Các giải pháp giải quyết việc làm và sử dụng nguồn nhân lực. Hà Nội luôn coi trọng cả khía cạnh về kinh tế và xã hội của vấn đề việc làm. Điều chỉnh cơ cấu việc làm và trạng thái việc làm thỏa mãn cả mục tiêu kinh tế và xã hội; đa dạng hóa các loại hình và biện pháp tạo lập việc làm, cơ chế về tổ chức, quản lý thị trường lao động; nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật và năng lực cho người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động và tạo ra khu vực việc làm hiện đại có hiệu quả cao.

Sử dụng nguồn nhân lực nhất là đội ngũ khoa học kỹ thuật được quan tâm. Vì Hà Nội là trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học hàng đầu của cả nước, tập trung đội ngũ khoa học đông đảo vì vậy việc sử dụng hiệu quả đội ngũ nhà khoa học có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp CNH, HĐH thủ đô, đội ngũ nhà khoa học được tạo cơ hội tìm việc phù hợp và thu nhập đảm bảo chất lượng cuộc sống. Hà Nội luôn tạo lập những chính sách đào tạo, thu hút và sử dụng nhân tài cho quá trình phát triển của Thủ đô.

Thứ hai:Đào tạo và đào tạo lại nguồn lao động và đội ngũ cán bộ là các nhà quản lý.

Đào tạo và đào tạo lại nhằm phục vụ quá trình CNH, HĐH Thủ đô Hà Nội đã thực hiện các giải pháp: Khuyến khích phát triển hệ thống các cơ sở dạy nghề của các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội; chuẩn hóa các cơ sở đào tạo do nhà nước quản lý; khuyến khích và tranh thủ thu hút lực lượng chất xám từ các viên, trung tâm nghiên cứu và trường đại học trên địa bàn; mở rộng hơp tác quốc tế đào tạo NNL và cán bộ quản lý có chất lượng phục vụ sự phát triển của thủ đô.

Tóm lại, mặc dù Hà Nội có ưu thế NNL chất lượng cao nhưng thành phố vẫn chưa có cơ chế chính sách đãi ngộ một cách hợp lý NNL chất lượng cao và như vậy chưa sử dụng hết những tri thức và kinh nghiệm quý báu của họ, Do đó,

Hà Nội cần phải đề ra được chiến lược nhằm phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện, có cơ chế chính sách thực sự hấp dẫn cả vật chất lẫn tinh thần bao gồm từ tuyển dụng, bố trí, sử dụng dến chính sách tiền lương, chính sách đề bạt, giao trọng trách, chính sách nhà ở nhằm thu hút những người hiền tài đem hết tri thức và kinh nghiệm mà họ có vào phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

1.3.2. Một số kinh nghiệm thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Bắc Ninh lượng cao của tỉnh Bắc Ninh

Tỉnh Bắc Ninh là một trong những tỉnh có diện tích nhỏ và mật độ dân số cao, tỉnh cũng xác định nguồn lao động là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay không thành công trong phát triển của tỉnh. Do đó, nâng cao chất lượng nguồn lao động là nhiệm vụ trọng tâm với các giải pháp đồng bộ, vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt, vừa đáp ứng nhu cầu lâu dài cho quá trình phát triển bền vững của tỉnh.

Tỉnh đã xác định đến năm 2015 Bắc Ninh sẽ trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, vì vậy trong thời gian qua và thời gian tiếp theo đã tập trung một số giải pháp đào tạo thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế xã hội như:

Thứ nhất: Tỉnh đã xác định rõ nguồn lao động là tài nguyên quý của tỉnh trong công cuộc đổi mới và phát triển. Cần phải lấy nguồn lao động làm tài nguyên lợi thế, gọi là tài nguyên nguồn lao động, hoặc tài nguyên con người. Cần có chính sách đầu tư hợp lí nhằm thu hút nguồn lao động của các vùng lân cận về với Bắc Ninh. Tạo ta môi trường sống hấp dẫn để giữ chân họ sống và làm việc với Bắc Ninh.

Thứ hai: Thay đổi chiến lược đầu tư, không thu hút dự án sử dụng nhiều lao động. Cần khuyến khích doanh nghiệp sử dụng đa dạng đối tượng lao động, không phân biệt giới tính, độ tuổi…

Thứ ba: Nâng cao chất lượng bằng chính cải thiện và nâng cấp hạ tầng xã hội, coi đó là biện pháp tăng thu nhập cho người lao động. Tập trung xây dựng nhà ở cho người lao động theo nhiều hính thức.

Thứ tư: Cải thiện thông tin để người lao động có lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình,…

Thứ năm:Đưa giáo dục hướng nghiệp sát thực tế hơn, rèn những kỹ năng để người lao động có khả năng tham gia lực lượng lao động được ngay.

Thứ sáu: Hệ thống các tổ chức dịch vụ cung ứng nguồn lao động cần được tổ chức lại và có những hình thức hoạt động phù hợp nhằm tạo nguồn cung ứng kịp thời đồng thời có cảnh báo để điều chỉnh chính sách kịp thời cho người

Một phần của tài liệu guồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Dương (Trang 27)