3.3. Đề xuất các giải pháp phục hồi môi trường và NTTS đạt hiệu quả cao trên các ao nuôi tôm bị bỏ hoang trên vùng ven biển Hải Phòng
3.3.3. Giải pháp chống ô nhiễm và tích luỹ ô nhiễm
Kết thúc một vụ nuôi tôm sú, lượng chất thải tích tụ trong ao đầm nuôi tôm là rất lớn, bao gồm các nguồn như: nguồn nước cấp chứa nhiều chất lơ lững, chất thải của tôm trong quá trình nuôi, thức ăn thừa, xác của phiêu sinh vật, mùn bã hữu cơ từ thực vật ngập mặn và các hóa chất, thuốc kháng sinh dùng trong xử lý nước và đáy ao. Như vậy, sau các vụ nuôi, các ao đầm nuôi tôm sú đều bị ô nhiễm và tích luỹ các chất ô nhiễm vào lớp trầm tích đáy. Mặt khác, các ao đầm nuôi tôm sú được đặp và xây dựng trên cùng BTC có RNM phát triển - nơi có hàm lượng tích tụ sinh phèn tiềm tàng FeS2. Vì trong môi trường ao đầm nuôi tôm thường xuyên bị ngập nước thì Fe2+, H2S, lưu huỳnh trong môi trường yếm
khí ngập nước mặn sẽ xảy ra chuỗi phản ứng hóa học tạo thành FeS2 được tích luỹ trong trầm tích đáy: Fe2+ + S2- + So => FeS2. Chính do khả năng tạo phèn tiềm tàng ở vùng đất RNM BTC khu vực phía Đông Bắc - Đồ Sơn, nơi cửa sông hình phễu Bạch Đằng: Đình Vũ, Cát Hải, Phù Long làm môi trường ở đây bị ô nhiễm và tích lũy ô nhiễm trong trầm tích đáy nặng nề. Vì vây, chúng ta cần đưa ra các giải pháp kĩ thuật hợp lý nhằm phục hồi nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
3.3.3.1. Giải pháp chống ô nhiễm và tích lũy ô nhiễm tại những khu vực có ao nuôi tôm không có hoặc không đáng kể tầng sinh phèn tiềm tàng
Đối với vùng sinh thái cửa sông châu thổ có tính chất bồi tụ mạnh, xói lở chỉ là cục bộ và ít gặp nên vùng cửa sông châu thổ Văn Úc có một môi trường nuôi tôm sú nước lợ rất thuận lợi. Ở đây, khu vực của huyện Tiên Lãng không có lớp trầm tích xám xanh và H2S tập trung lớn nhất ở lớp này và lớp màu nâu, nâu xám rất lớn nên hàm lượng H2S khá là thấp. Nhìn chung, các đầm nuôi ở Tiên Lãng không có trầm tích đáy sinh phèn tiềm tàng và có rất ít ở những nơi khác thuộc phía Tây Nam - Đồ Sơn. Giải pháp chống ô nhiễm và tích luỹ ô nhiễm ở đây là “phơi khô các đầm nuôi ngay sau khi đã được thu hoạch kết hợp với vôi bột để diệt trừ mầm bệnh trong ao nuôi tôm sú”. Đối với các ao đầm nuôi tôm bị tích luỹ các chất ô nhiễm trong trầm tích đáy thì sau môi vụ nuôi chúng ta cần lạo vét xử lý trầm tích đáy tạo điều kiện thuận lợi cho con giống phát triển ở mùa vụ kế tiếp.
3.3.3.2. Giải pháp chống ô nhiễm và tích luỹ ô nhiễm tại những khu vực có ao đầm nuôi tôm sú có tầng sinh phèn tiềm tàng cao
Đối với vùng cửa sông hình phễu có tích chất bồi tụ, xói lở rất phức tạp, có thực vật phát triển và vùng nhiệt đới là RNM. Khu vực phía Đông Bắc - Đồ Sơn thuộc vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng có các ao nuôi tôm sú với hàm lượng trầm tích được tích luỹ một lượng sinh phèn tiềm tàng rất lớn gây ô nhiễm một thời gian dài. Các ao nuôi tôm sú ở khu vực này thường cho năng suất thấp, sản lượng kém hoặc bị bỏ hoang nhiều năm. Giải pháp kĩ thuật cho nguyên nhân ô
nhiễm trên là “tạo màn chắn địa hóa bằng vải bạt xanh nhân tạo” (hình 22) đối với các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang đắp trên các vùng nuôi tôm ở Đình Vũ, Cát Hải, Phù Long có hàm lượng sinh phèn tiềm tàng cao. Mục đích để ngăn không cho ô nhiễm từ trầm tích đáy đi vào môi trường nước bởi quá trình khuyếch tán và thẩm thấu.
Hình 22. Tạo màn chắn địa hóa bằng cách dải bạt xanh nhân tạo ở nền đáy ao nuôi tôm sú
3.3.3.3. Giải pháp tổng quát nhằm cải tạo và phục hồi môi trường địa hóa trầm tích trong các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang trên vùng ven biển Hải Phòng
Không chỉ có mỗi nuôi tôm sú gây ảnh hưởng đến ô nhiễm trầm tích đáy mà các mô hình kinh tế thuộc các ngàn kinh tế khác như công nghiệp, nông nghiệp, dich vụ,…gây ra tác động tiêu cực đến suy thoái môi trường nước và trầm tích đáy. Đối với nghề nuôi tôm sú ven biển Hải Phòng thì các quá trình khử yếm khí, quá trình oxy hoá trầm tích và sulfat hóa là nguyên nhân gây ô nhiễm và tích luỹ ô nhiễm khiến những ao nuôi tôm trên bị bỏ hoang một thời gian dài cần phải có những giải pháp khắc phục.
*Giải pháp cho vấn đề nuôi tôm sú với tình trạng chặt phá RNM
Trong những năm qua, diện tích nuôi tôm sú ở Hải Phòng tăng lên tự phát và kéo theo đó là các hoạt động chặt phá RNM tràn lan làm cho trầm tích đáy bị khô cạn như ở khu làm muối Phù Long. Hiện nay, các khu vực trên đều bị trai cứng nền đáy, giảm độ lầy hóa, pH thường xuyên đạt ở mức thấp, tích luỹ một lượng lớn SO42- và các hydroxit Fe, Mn. Để cải tạo các khu vực trầm tích bị oxy hóa, sulfat hóa hóa này cần cày, lồng nhão lớp trầm tích bề mặt xuống độ sâu 30 cm trong môi trường nước biển. Dùng nước biển thau rửa tự nhiên như bãi triều hang ngày trong thời gian từ 2 - 3 năm, đồng thời trong thời gian này cần phải chồng RNM sẽ phục hồi tốt môi trường BTC. Một thời gian sau, cây con RNM được phục hồi và phát triển xanh tốt thì chúng ta lại tiến hành nuôi tôm sú tiếp.
Theo [], hình thức mà nuôi tôm sú 1 vụ/năm đối với RNM được trồng mới phục hồi và phát triển; thời gian còn lại trong năm có nước biển ra vào tự do sẽ thau rửa chua phèn giải phóng ra từ trầm tích đáy ao.
*Giải pháp cho vấn đề các ao đầm nuôi tôm sú đắp trên các bãi triều bị yếm khí, thiếu oxy và giàu khí H2S
Các ao đầm nuôi tôm sú ở các khu vực nuôi thuộc vùng ven biển Hải Phòng bị yếm khí môi trường trong trầm tích đáy BTC. Nguyên nhân của quá trình này là do BTC khi đắp đầm nuôi nên bị ngập nước thường xuyên kết hợp với quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ của RNM.
Để hạn chế quá trình yếm khí trong các ao đầm nuôi tôm tại các khu vực thuộc vùng ven biển Hải Phòng, các hộ nuôi tôm sú tại đây đã có những giải pháp ban đầu. Đó là, kết thúc các vụ nuôi trong một năm, người nuôi tôm đã tháo cạn, đóng cống cửa đầm lại để phơi đầm khoảng một tháng trong khoảng thời gian từ tháng 10 - 11 và sau đó lấy nước vào để chuẩn bị vụ nuôi tiếp theo của năm kế tiếp. Qua đây cho chúng ta thấy được rằng, giải pháp của các hộ nuôi tôm sú khắc phục quá trình gây yếm khí trong các ao đầm nuôi là không thực sự triệt để và mất tính ĐDSH trong các ao đầm nuôi đắp trên BTC có RNM
phát triển. Vì là, theo thói quen của người dân nuôi tôm sú phải phơi đầm 1 tháng/năm chỉ hạn chế được mật độ ô nhiễm khí H2S trong thời gian 60 - 90 ngày/năm khi phơi ao đầm còn sau đó lại trở lên yếm khí, ô nhiễm khí H2S. Mặt khác, với cách thức phơi đầm thế này thường tạo ra quá trình oxy hóa làm trầm tích trở lên chua mặn, pH có tính axít cao và tính ĐDSH của các loài sinh vật nhỏ sống dưới đáy làm nhiệm vụ xủ lý môi trường đáy ao đầm làm thức ăn cho nuôi tôm sú giảm đi nghiêm trọng.
Giải pháp mang tính khoa học cho vấn đề trên là “nuôi tôm sú theo đúng thời vụ”. Thay vì 1lần/năm bằng 2 lần/năm tiến hành phơi cạn nền đáy và thau rửa các chất ô nhiễm khí H2S, chất hữu cơ và những chất độc hại khác tồn tại trong suốt quá trình nuôi. Việc con nước triều hàng ngày ra vào tự do qua cửa cống trong hai khoảng thời gian là tháng 5 - 6, tháng 10 - 11. Vì các ao đầm có nước ra vào một cách tự do trong ngày. Mặt khác, các ao đầm nuôi tôm được đắp trên các BTC có RNM phát triển nên hàng ngày các ao đầm nuôi tôm sú được ngập nước từ 8 - 10 giờ. Cách thức phơi đầm sẽ tạo điều kiện môi trường nước trong các ao đầm nuôi, môi trường trong trầm tích đáy thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm sú nuôi. Trong các ao đầm nuôi tại các BTC thì diện tích RNM trong ao đầm cần có một tỉ lệ thích hợp, phân tán thành các cụm nhỏ có diện tích 100 - 150 m2. Ngoài ra thì các hộ nuôi tôm sú cần quan tâm và đầu tư chu đáo cho hệ thống cống, kênh, mương thoát nước có trong ao đầm nuôi của mình, đặc biệt là các khu vực thấp nhất của đầm. Việc thiết kế hệ thống mương dẫn nước một cách hợp lý trong đầm cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình cải tạo môi trường trầm tích địa hóa và môi trường trong ao nuôi tôm được hiệu quả.
Nghề nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng đòi hỏi người nuôi hiểu đúng được ý nghĩa bền vững và đảm bảo tốt môi trường trong ao đầm nuôi tôm và quyết định mô hình nuôi tôm sú một cách hợp lý với bản chất địa hóa trầm tích của từng khu vực trên vùng ven biển Hải Phòng. Tuy nhiên, thực tế của nghề nuôi tôm ở các nơi thuộc các khu vực khác nhau của vùng ven biển Hải
Phòng trong những năm qua đi theo hướng tự phát. Vấn đề ô nhiễm môi trường và trầm tích đáy, dịch bệnh và lan truyền dịch bệnh, RNM bị khai thác quá mức không phù hợp với bản chất tự nhiên của vùng BTC. Hiện trạng chung như các đầm nuôi dọc đường 353 (từ Cầu Rào - Đồ Sơn); Đình Vũ; Văn Phong, Nghĩa Lộ, Đồng Bài (Cát Hải) và Phù Long - Cát Bà đều bị suy thoái mô trường địa hóa nền đáy. Có rất nhiều đầm nuôi thuộc các khu vực khác nhau cho dù vùng cửa sông châu thổ Văn Úc (khu vực phía Tây Nam - Đồ Sơn) hoặc vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng (khu vực phía Đông Bắc - Đồ Sơn) đều bị quá trình yếm khí thiếu oxy, giàu khí H2S và quá trình oxy hóa, sulfat hóa làm giảm pH, giàu hydroxit Fe, Mn trong trầm tích đáy, chai cứng nền đáy làm giảm mức độ lầy hóa đã làm nhiều diện tích nuôi tôm sú của vùng ven biển Hải Phòng cho năng suất thấp, sản lượng kém hoặc bị bỏ hoang trong một thời gian dài. Biện pháp được đánh giá là có hiệu quả nhất cho lúc này là lên chia nhỏ diện tích đầm nuôi thành các đầm nuôi có diện tích 5 - 10 ha rồi quản lý và không nên mở rộng diện tích đầm nuôi. Biện pháp kĩ thuật nuôi xen canh, luân canh hoặc nuôi theo mô hình sinh thái lấy cải tạo môi trường trầm tích địa hóa làm trọng tâm để nâng cao sức tải môi trường trong các ao đầm nuôi tôm sú. Các đầm nuôi bị bỏ hoang, bị ô nhiễm nặng do các quá trình oxy hóa, trầm tích bị sulfat hóa, giàu hydroxit Fe, Mn làm rắn chắc nền đáy ở Phù Long - Cát Bà, Nghĩa Lộ - Cát Hải thì giải pháp tốt nhất cần làm là “phục hồi tự nhiên vùng triều” bằng cách “tháo bỏ bờ đầm, cày bừa, lồng nhão trầm tích đáy”.