3.1. Hiện trạng đầm nuôi thủy sản vùng ven biển Hải Phòng 1. Khái niệm về hoang hóa trong các ao đầm nuôi tôm sú
3.1.5. Hiện trạng khai thác RNM ven bờ và các quỹ đất khác nhau để đắp đầm nuôi tôm
Trong những năm 2000 trở lại đây, từ chủ trương khuyến khích chuyển các loại đất kém hiệu quả sang nuôi tôm, thì một phong trào diễn ra ồ ạt, không theo quy hoạch ở cả những nơi có RNM và những vùng làm nông nghiệp dẫn đến
hiện tượng phát triển nóng, thiếu đầu tư cơ sở hạ tầng, sau một thời gian môi trường ô nhiễm, dịch bênh liên tiếp.
Việc đắp đầm nuôi tôm sú là một trong số những điển hình cho thực trạng diện tích RNM bị thu hẹp đáng báo động. Về bản chất tự nhiên, RNM trên các BTC là một hệ thống hở có sự trao đổi khá tốt với môi trường BTT và có nhiều loài hải sản có giá trị về nhiều mặt, đảm bảo được tính khái quát về tính ĐDSH là “sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và HST trong tự nhiên”.
Nhưng từ khi phá RNM cho phát triển nuôi tôm sú và một phần đáng kể diện tích RNM nằm trong các ao đầm nuôi tôm sú thì tính ĐDSH vùng BTC bị giảm mạnh. RNM ở trong khu vực ao đầm nuôi ngày càng bị thu hẹp vì RNM không có khả năng tái sinh, tái phát triển cho nên vùng ven bờ BTC ngày càng bị mất tán che phủ và nguồn cung cấp hữu cơ. Suy thoái môi trường RNM và không có sự phát triển mới của rừng thứ sinh, thậm trí RNM vị chặt phá quá mức bị biến thành các ao đầm nuôi tôm sú đến nay chỉ còn 20 - 30%, diện tích RNM trong ao đầm nuôi không đảm bảo tính bền vững trong môi trường vùng BTC ven biển Hải Phòng. Việc đắp đầm diễn ra một cách ồ ạt cộng với việc phá RNM nghiêm trong đã làm biến đổi gay gắt trong HST RNM. Một hệ thống kín không trao đổi với môi trường bên ngoài như RNM trong các ao đầm nuôi tôm sú theo thời gian làm cho môi trường trầm tích và ô nhiễm trầm tích đáy quá lớn là hiện trạng khá phổ biến ở các khu vực nuôi tôm phía Đông Bắc - Đồ Sơn như Cát Hải, Đình Vũ và Phù Long là nguyên nhân làm cho diện tích ao đầm nuôi tôm bị hoang hóa.
Trong 14 năm (từ 1994 - 2008), diện tích nuôi tôm tăng lên nhanh chóng nhưng ngược lại diện tích diện tích RNM bị sụt giảm khá nghiêm trọng.
Bảng 5. Mức biến động của tỉ lệ giữa tổng diện tích RNM với tổng diện tích ao đầm nuôi của vùng ven biển Hải Phòng giai đoạn 1994 - 2008
Năm 1994 Năm 2000 Năm 2008
Tiêu chuẩ
n
A B A/
B A B A/
B A B A/
B A/B 1660,
38
2297, 27
0,7 2
2971, 68
5398, 32
0,5 5
2367, 55
9278, 04
0,2
5 4* Chú giải: A là tổng diện tích RNM, B là tổng diện tích ao đầm nuôi, A/B là tổng diện tích RNM trên tổng diện tích ao đầm nuôi.
4* = 4/1 là tỉ lệ RNM với ao đầm nuôi được khuyến khích cho phát triển nuôi tôm bền vững ở khu vực Đông Nam Á.
Năm 1994, tỉ lệ A/B là 0,72 lần và 6 năm sau là 0,55 lần; đặc biệt cho đến thời điểm 05/11/2008 tỉ lệ A/B giảm xuống còn rất thấp là 0,26 lần. So với tỉ lệ A/B được khuyến cáo cho phát triển nuôi tôm bền vững cở khu vực Đông Nam Á là 4/1 = 4 lần thì tỉ lệ diện tích A/B tại các khu vực cửa sông châu thổ Văn Úc và cửa sông hình phễu Bạch Đằng đều rất thấp, chỉ bằng 6,25 - 18% so với tiêu chuẩn trong khuyến khích đã dẫn đến làm mất tính bền vững trong môi trường ao đầm nuôi tôm.
Với khai thác nông nghiệp, từ xa xưa đến nay vốn là ngành truyền thống và phổ biến ở tất cả các tỉnh trên cả nước, góp phần không nhỏ vào việc đáp ứng đủ cho nhu cầu thiết yếu của người dân và quan trọng hơn là góp phần vào giữ gìn trữ an ninh lương thực của quốc gia. Tuy nhiên, xét trên từng khu vực cụ thể thì không phải địa điểm nào cũng khai hoang nông nghiệp đều cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao được, vì nó còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường địa hoá của từng nơi. Như ở Hải Phòng, việc khai hoang nông nghiệp chỉ thực sự hiệu
quả ở vùng ven biển Tiên Lãng, vì ở đây là vùng đất cửa sông châu thổ bòi tụ màu mỡ. Nhưng ngược lại, quá trình khai hoang nông nghiệp trầm tích BTC ven bờ từ Đồ Sơn đến Phù Long mang lại hiệu quả kinh tế không cao. Do ở đây có tốc độ bồi tụ thấp, diễn biến của quá trình xói lở hết sức phức tạp, có lớp nâu xám bề mặt mỏng, lớp xám xanh dày. Các khu vực như Cát Hải, Đình Vũ, Phù Long có hàm lượng sulfua khá lớn. Khu đường 14 có gần 2000 ha, trong đó diện tích trồng lúa một vụ hoặc hai vụ là 600 ha với năng suất thấp 1 - 2 tấn/ha, còn lại trên 50% diện tích chủ yếu sử dụng trong việc nuôi tôm sú và một phần nhỏ sử dụng vào những mục đích kinh tế khác.
Với khai thác trầm tích bãi triều sản xuất muối muốn có hiệu quả thì ở chính các BTC phải phù hợp với đặc điểm địa hóa trầm tích ven biển. Đó là, thành phần cơ học thô, khả năng thẩm thấu và bốc hơi lên sân phơi phải cao. Với những điều kiện tiên quyết trên thì không phải diện tích BTC nào cũng đưa vào sản xuất muối được. Thực tế đã chứng minh điều này, khai thác sản xuất muối chỉ thực sự có hiệu quả ở Bàng La và Cát Hải, còn ở các nơi khác như nông trường Trung Dũng, Phù Long đều đi đến thất bại. Phần diện tích muối BTC không đem lại hiệu quả này lại được chuyển sang làm diện tích trong ao đầm nuôi tôm sú. Tuy nhiên, các khu vực này bị quá trình oxy hóa trầm tích mạnh mẽ nên khi đưa vào nuôi tôm lại cho năng suất và sản lượng thấp. Qua một thời gian nuôi, năng suất giảm hẳn và nhiều ao đầm nuôi tôm sú dẫn tới tình trạng bị bỏ hoang ở nhiều nơi thuộc phía Đông Bắc - Đồ Sơn.
Với các khu vực trầm tích bãi triều ven biển Hải Phòng được quai đắp thành các ao đầm nuôi tôm sú phát triển rầm rộ trong những năm qua. Tuỳ từng khu vực, các ao đầm nuôi tôm có thể đắp với diện tích từ 3 - 15 ha ở Tiên Lãng, Kiến Thụy và còn có thể lên tới vài trục ha như ở Đình Vũ và Cát Hải. Hình thức quai đắp đầm nuôi là bao quanh một khu vực BTC. Các ao đầm ở đây được được bố trí hệ thống cấp và lấy nước riêng biệt của từng hộ nuôi, bờ đâm khá
cao đảm bảo tốt không cho nước triều lớn nhất tràn vào đầm. Quá trình phân tích hiện trạng khai thác các đầm nuôi tôm nước lợ từ khu vực phía Tây Nam - Đồ Sơn lên đến Đông Bắc - Đồ Sơn chúng ta thấy năng suất các đầm nuôi giảm dần về phía Đông Băc - Đồ Sơn. Mặt khác, diện tích ao đầm nuôi tôm sú càng lớn thì năng suất càng thấp và diện tích nuôi càng nhỏ thì năng suất càng cao và ổn định được nhiều năm. Một thực tê nhận thấy rằng, theo thời gian các ao đầm nuôi có diện tích nuôi càng lớn thì mức đồ suy thoái môi trường càng mạnh, năng suất suy giảm càng lớn và xuất hiện nhiều ao đầm nuôi tôm bị bỏ hoang.
Nhìn chung, các ao đầm nuôi tôm sú ở BTC có RNM phát triển trong 1 - 2 năm đầu đưa vào nuôi thì cho sản lượng rất cao nhưng sau 3 - 4 năm thì năng suất nuôi giảm có khi lên tới 70 - 85%. Suy thoái môi trường là nguyên nhân làm cho các ao nuôi tôm ở BTC bị hoang hóa do hai quá trình sau:
- Các ao đầm nuôi tôm phát triển quá tốt RNM trong đó thì quá trình yếm khí, thiếu oxy ở lớp sát đáy diễn ra nghiêm trọng.
- Bị oxy hóa nền đáy và độ pH đạt mức thấp. Chính hàm lượng Ssulfua cao, quá trình khử yếm khí hiệu quả đã làm cho môi trường trầm tích chuyển từ làm muối không hiệu quả sang nuôi tôm bị suy thoái, ô nhiễm trầm tích kéo dài. Với hai quá trình trên đã dẫn đến các ao đầm nuôi tôm sú mà trước đó là làm muối không hiệu quả thu được sản lượng kém hoặc bị hoang hóa.