Hiện trạng hoang hóa các vùng nuôi tôm sú trọng điểm ở Hải Phòng 1. Diễn biến diện tích, sản lượng nuôi tôm sú tại Hải Phòng

Một phần của tài liệu nghiên cứu nguyên nhân các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang ở vùng ven biển hải phòng (Trang 44 - 49)

3.1. Hiện trạng đầm nuôi thủy sản vùng ven biển Hải Phòng 1. Khái niệm về hoang hóa trong các ao đầm nuôi tôm sú

3.1.7. Hiện trạng hoang hóa các vùng nuôi tôm sú trọng điểm ở Hải Phòng 1. Diễn biến diện tích, sản lượng nuôi tôm sú tại Hải Phòng

Bảng 6. Diễn biến diện tích, sản lượng và năng suất nuôi tôm sú tại Hải Phòng giai đoạn 2000 - 2008

Danh mục Đơn vị Năm 2000

Năm 2002

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Diện tích Ha 3950 5053 5533 7220 6806 6300 4950

Sản lượng Tấn 554 776 905 1114 981 887 691

Năng suất

bình quân Tấn/ha 0,1402 0,1586 0,1635 0,1543 0,1441 0,1407 0,1396 (Nguồn: Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, năm 2008)

Diện tích nuôi tôm sú tại vùng ven biển Hải Phòng năm 2000 là 3950 ha.

Trong giai đoạn 2000 - 2008, với diện tích 7220 ha thì năm 2005 là năm mà Hải Phòng có diện tích nuôi tôm sú lớn nhất và sản lượng đạt cao nhất là 1114 tấn.

Nhưng bước sang đầu năm 2006 cho đến nay diện tích nuôi tôm sú tại các khu vực nuôi trọng điểm của Hải Phòng đồng loạt giảm. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Tài nguyên và Môi trường Biển thì đến tháng 8 năm 2008, diện tích nuôi tôm sú tại Hải Phòng chỉ còn 4950 ha (giảm 2270 ha so với năm 2005 tương đương diện tích nuôi năm 2002,). Diện tích nuôi tôm sú bị giảm mạnh là do phần lớn diện tích nuôi tôm sú không hiệu quả đã chuyển sang nuôi các đối tượng khác như tôm he chân trắng, cá vược, rô phi hoặc bỏ hoang hóa.

Cũng từ bảng 6, năng suất bình quân giai tại vùng ven biển Hải Phòng năm 2000 là 0,1402 ha. Trong giai đoạn 2000 - 2005, với năng suất bình quân 0,1635 tấn/ha thì năm 2004 là năm mà Hải Phòng có năng suất bình quân nuôi tôm là lớn nhất, (mặc dù, diện tích và sản lượng năm 2004 thấp hơn so năm 2005).

Nhưng bắt đầu năm 2006 đến 2008, năng suất bình quân qua các năm giảm đồng loạt, năng suất bình quân năm 2008 là 0,1396 tấn/ha là thấp nhất. Tính trong toàn giai đoạn 2000 - 2008 thì năm 2008, Hải Phòng có năng suất bình quân là thấp nhất.

3.1.7.2. Diễn biến môi trường vùng nuôi tôm sú tại Hải Phòng

Bảng 7. Kết quả quan trắc môi trường nước tại một số vùng nuôi tôm sú trọng điểm Hải Phòng giữa vụ nuôi năm 2004

Thông

số Đơn vị Tiên Lãng

Kiến

Thụy Đồ Sơn Hải An

Cát Hải - Cát

Tiêu chuẩn

Nhiệt độ oC 22,03 24,21 26,32 28,11 29,17 25 - 30

Độ mặn ‰ 6,46 6,37 21,93 15.51 22,95 10 - 30

DO mg/l 6,07 6,00 7,16 5,93 6,08 ≥ 5

pH 7,85 7,88 8,04 7,87 8,11 6,5 - 8,5

BOD5 mg/l 1,08 1,02 1,31 5,08 2,44 < 10

COD mg/l 3,33 3,26 3,35 4,06 4,19 10

N-NO2- mg/l 0,007 0,008 0,035 0,042 0,021 0,01

N-NO3- mg/l 0,20 0,22 0,17 0,12 0,15 0,5

N-NH4+ mg/l 0,15 0,16 0,19 0,11 0,13 0,5

P-PO43- mg/l 0,025 0,027 0,036 0,018 0,023 0,045

Dầu mỡ mg/l 0,23 0,34 0,41 0,52 0,49 0,3

(Nguồn: Trạm Quan trắc môi trường biển miền Bắc: Nguyễn Đức Cự và nnk, năm 2004)

Bảng 8. Kết quả quan trắc môi trường nước tại một số vùng nuôi tôm sú trọng điểm Hải Phòng giữa vụ nuôi năm 2008

Thông

số Đơn vị Tiên Lãng

Kiến

Thụy Đồ Sơn Hải An Cát Hải - Cát Bà

Tiêu chuẩn Nhiệt độ oC 23,91 24,39 26,34 28,01 28,89 25 - 30

Độ mặn ‰ 6,27 6,28 21,85 15,94 22,38 10 - 30

DO mg/l 5,05 6,09 6,37 5,03 5,86 ≥ 5

pH 7,92 8,15 8,24 8,08 7,79 6,5 - 8,5

BOD5 mg/l 1,29 1,25 3,64 5,44 3,17 < 10

COD mg/l 4,24 4,04 3,94 4,23 4,18 10

N-NO2- mg/l 0,020 0,018 0,051 0,068 0,062 0,01

N-NO3- mg/l 0,36 0,32 0,23 0,21 0,19 0,5

N-NH4+ mg/l 0,28 0,22 0,33 0,59 0,046 0,5

p-PO43- mg/l 0,041 0,031 0,046 0,025 0,037 0,045

Dầu mỡ mg/l 0,31 0,42 0,58 0,62 0,68 0,3

(Nguồn: Trạm Quan trắc môi trường biển miền Bắc: Nguyễn Đức Cự và nnk, năm 2008)

Năm 2004, hàm lượng N-NO2- dao động trong khoảng 0,007 - 0,042 mg/l.

Hai vùng nuôi tôm sú tại Tiên Lãng (hàm lượng N-NO2- là 0,007 mg/l) và Kiến Thụy (hàm lượng N-NO2- là 0,008 mg/l), so với GHCP của hàm lượng N-NO2-

theo TCVN 5943 - 1995 là 0,01 mg/l, thì môi trường ao đầm nuôi tôm sú ở hai vùng nuôi tôm trên vẫn chưa bị ô nhiễm về hàm lượng N-NO2-. Nhưng ba vùng nuôi Đồ Sơn, Hải An, Cát Hải - Cát Bà có hàm lượng N-NO2- lần lượt là 0,035 mg/l, 0,042 mg/l và 0,021 mg/l đều vượt GHCP (bảng 7). Đến năm 2008, hàm lượng N-NO2- dao động trong khoảng 0,018 - 0,068 mg/l. So với năm 2004, hai vùng nuôi tôm tại Tiên Lãng và Kiến Thụy đã vượt ngưỡng GHCP. Xét toàn

vùng nuôi tôm tại thành phố Hải Phòng, môi trường trong ao nuôi tôm sú đã vượt quá GHCP, nước bị ô nhiễm hàm lượng N-NO2- (bảng 8).

Kết quả từ bảng 8 và bảng 9 cho thấy, hàm lượng dầu mỡ vào khoảng 0,31 - 0,68 mg/l (GHCP hàm lượng dầu mỡ theo TCVN 5943 - 1995 là 0,3 mg/l) (hình 11, hình 12). Như vậy, từ năm 2004 - 2008, chất lượng môi trường nước trong các ao đầm nuôi tôm ở một số vùng nuôi tôm trọng điểm như Tiên Lãng, Kiến Thụy, Hải An, Phù Long (Cát Bà) bị suy giảm rất nghiêm trọng. Suy thoái môi trường trong các ao đầm nuôi tôm đã làm cho nhiều diện tích nuôi tôm kém năng suất hoặc dẫn tới bỏ hoang.

Hình 11. Biến động hàm lượng N-NO2- ở một số khu vực nuôi tôm sú tại Hải Phòng

Hình 12. Biến động hàm lượng dầu mỡ ở một số khu vực nuôi tôm sú tại Hải Phòng

3.1.7.3. Diễn biến dịch bệnh vùng nuôi tôm sú Hải Phòng

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hải Phòng diễn biến dịch bệnh ở Hải Phòng trong những năm gần đây được tổng hợp trong bảng 9.

Bảng 9. Kết quả theo dừi dịch bệnh ở một số khu vực nuụi tụm sỳ tại Hải Phòng

Dịch bệnh Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

MBV Ha 160 170 210 430

WSSV Ha 180 200 180 340

KST Ha 130 135 150 140

Vi Khuẩn Ha 210 170 276 289

(Nguồn: Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hải Phòng, năm 2008)

- Với bệnh MBV, năm 2005 xảy ra trên khoảng 160 ha trong tổng số 7220 ha (chiếm 2,21%); năm 2006 là 170 ha/6806 ha (chiếm 2,49%); năm 2007 là 210 ha/6300 ha (chiếm 3,33%) nhưng đến năm 2008 là 430 ha/ 4950 ha (chiếm 8,68%). Như vậy, dịch bệnh MBV từ năm 2005 đến 2008 đều có su hướng tăng

từ 2,21% đến 8,68%, trong khi đó diện tích nuôi giảm mạnh từ 7220 ha xuống còn 4950 ha.

- Với bệnh WSSV, từ năm 2005 đến 2008, tỷ lệ mắc bệnh WSSV tại Hải

Một phần của tài liệu nghiên cứu nguyên nhân các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang ở vùng ven biển hải phòng (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w