Giải pháp quy hoạch và quản lý

Một phần của tài liệu nghiên cứu nguyên nhân các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang ở vùng ven biển hải phòng (Trang 76 - 79)

3.3. Đề xuất các giải pháp phục hồi môi trường và NTTS đạt hiệu quả cao trên các ao nuôi tôm bị bỏ hoang trên vùng ven biển Hải Phòng

3.3.1. Giải pháp quy hoạch và quản lý

3.3.1.1. Tiến hành rà soát điều chỉnh quy hoạch các khu vực có ao đầm nuôi tôm sú bị bỏ hoang

Đề xuất rà soát điều chỉnh quy hoạch các khu ao đầm nuôi tôm sú bị bỏ hoang do phát triển tự phát của người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ diện tích trồng lúa, làm muối năng suất thấp, BTC có RNM phát triển, đất hoang hóa sang nuôi tôm sú. Cần phải rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch tổng thể, ngoài ra ở mỗi địa phương nơi tập trung nhiều diện tích nuôi tôm sú cần phải xây dựng quy hoạch chi tiết và cải tạo tốt lại những khu nuôi tôm sú nhằm hoàn thiện về cơ sở hạ tầng để phục vụ có hiệu quả trong quá trình nuôi. Cần có những đầu tư thích hợp cho từng vùng nuôi, nhất là cơ sở hạ tầng hệ thống kênh mương, bờ vùng, đường giao thông, điện..

Các quy hoạch cần phải hài hòa và tính đến lợi ích đa ngành trong kế hoạch phát triển chung, không được làm tổn hại đến lợi ích của các ngành kinh tế khác và môi trường xung quanh. Các quy hoạch chi tiết này cần phải được sự đồng thuận của các nhóm người hưởng lợi khác nhau và phải có sự thống nhất của các cơ quan quản lý từng lĩnh vực. Đây được coi là giả pháp ưu tiên để tạo lên sự đột phá và mang tính bền vững cao.

Không mở rộng diện tích nuôi tôm tại vùng BTC có RNM phát triển, rừng phòng hộ ven biển, khu vực sinh sản và phát triển con non của các loài nước lợ thuộc khu vực ven bờ.

3.3.1.2. Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp đầu tư tương ứng về nguồn nhân lực và tài chính

Nuôi tôm muốn thành công thì phải đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao, bởi trong toàn bộ quỏ trỡnh nuụi cần phải hiểu rừ cỏc đặc tớnh sinh học của đối tượng nuôi, am hiểu về môi trường và quản lý. Cho nên người nuôi tôm được coi là một trong ba yếu tố quan trong góp phần cho sự thành công của nghề nuôi tôm. Việc đào tạo nguồn nhân lực trong quá trình nuôi tôm phải được tiến hành trước một bước. Hiện nay, nguồn lao động trong nuôi tôm sú ở các khu vực nuôi tôm vùng ven biển Hải Phòng rất dồi dào, nhưng hầu hết chưa được đào tạo bài bản nên khả năng áp dụng công nghệ còn hạn chế. Như vậy, muốn nghề nuôi tôm ở vùng ven biển Hải Phòng đem lại hiệu quả cao trên phần diện tích ao đầm nuôi tôm sú đã bị bỏ hoang một thời gian thì việc nâng cao năng lực của nguồn nhân lực là rất quan trọng. Cần phải có những hình thức đào tạo hợp lý cho người dân nuôi tôm sú như: đào tạo chính quy tập trung, đào tạo tại chức, đào tạo từ xa, tập huấn và phát tài liệu. Vấn đề ao nuôi tôm bỏ hoang và giải pháp cho hướng đi vùng nuôi tôm hoang hóa là rất đáng quan tâm nên chương trình đào tạo phải bán sát thực tế đó, đáp ứng được chính nhu cầu của các hộ nuôi tôm. Để làm sao, những người nuôi tôm này khi về với những ao đầm nuôi tôm sú của mình, họ có đủ kiến thức thực tế vận dụng vào khắc phục tốt diện tích ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang.

Mặt khác, tài chính trong nuôi tôm là một vấn đề cần phải quan tâm đúng mức, quyết định xem là họ có nuôi hay không, họ có đầu tư một cách bài bản hay không. Không có vốn, các hộ nuôi tôm đầu tư dàn trải vừa không đem lại hiệu quả đầu tư vừa gây lãng phí nguồn vốn cộng với việc lựa chọn mô hình nuôi và công nghệ nuôi phù hợp với trình độ và mức độ đầu tư

3.3.1.3. Áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường

Để hòa đồng trong kế hoạch phát triển chung của các ngành kinh tế khác nhau và vấn đề môi trường được đảm bảo thì diện tích mà có thể dung được

trong nuôi tôm đều có một giới hạn nhất định và môi trường sinh thái tự nhiên của vùng ven biển Hải Phòng có một giới hạn nhất định về sức tải môi trường tự nhiên. Chính vì vậy, sản lượng nuôi tôm sú của toàn thành phố Hải Phòng không thể tăng cao nếu không nghiên cứu các biện pháp công nghệ nậng cao sức tải môi trường. Và giải pháp nâng cao sức tải môi trường tự nhiên trong các ao đầm nuôi tôm sú có năng suất, sản lượng thấp hoặc bị bỏ hoang là vấn đề rất quan trọng góp phần ổn định tổng sản lượng của nghề nuôi tôm sú ở Hải Phòng.

Cần ứng dụng công nghệ vi sinh vào trong quá trình nuôi tôm sú. Đó là, biện pháp sử dụng các loại chế phẩm sinh học, chế phẩm mem vi sinh (probiotics hay effective microorganism - EM). Chế phẩm sinh học trong sử lý ao đầm nuôi tôm sú gồm một dòng hay một tập đoàn vi khuẩn, các mem phân huỷ hữu cơ và có thể có cả các chất triết xuất sinh học. Các chế phầm này khi đưa xuống các ao đầm nuôi tôm sú sẽ giúp nâng cao sinh khối vi sinh vât sử lý các chất thải nuôi trong môi trường nước và cả môi trường trầm tích đáy ao. Các chế phẩm này giúp làm giảm ô nhiễm trầm tích đáy ao đầm nuôi tôm do thức ăn thừa và các thải của tôm, cá; cải thiện tốt chất lượng môi trường nước trong quá trình nuôi tôm sú. Ngoài ra, trong quá trình nuôi tôm việc thường xuyên và định kì dùng chế phẩm vi sinh sẽ làm tăng hiệu quả sử lý môi trường. Bởi vì, trong thành phần của chế phẩm sinh học có các thành phần là một nhóm vi khuẩn dị dưỡng heterotrophin bacteria; vi khuẩn hóa dị dưỡng nitrosomonas, nitrobacter phối hợp với các mem (enzyme) amylase, protease, lipase, cellulose và các chất khoáng dinh dưỡng khác.

Cần ứng dụng công nghệ di truyền trong chọn giống. Bởi vì, qua quá trình chọn giống, chúng ta sẽ có những phẩm chất con giống tốt, sạch bệnh, có sức đề kháng và tốc độ sinh trưởng nhanh, rút ngắn được thời gian nuôi, thích nghi rộng với môi trường. Sự kết hợp giữa công nghệ di truyền trong chọn giống và lai tạo, tạo ra những con giống có chất lượng cao.

Mặt khác, công nghệ chế biến thức ăn cũng cần được đầu tư, nghiên cứu để tương ứng với việc phát triển công nghệ nuôi

3.3.1.4. Giải pháp về tổ chức trong sản xuất

Để nghề nuôi tôm phát triển theo hướng tập thể, vững mạnh cần hình thành các tổ chức nghề nuôi tôm sú như các hợp tác xã, các tập đoàn, các xí nghiệp đủ tiềm lực đầu tư tài chính, khoa học công nghệ, tiêu thụ sản phẩm cho nuôi tôm sú phát triển bền vững, khuyến khích , kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất tôm.

3.3.1.5. Giải pháp về cơ chế chính sách

Rà soát điều chỉnh lại các cơ chế chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn như cơ chế về về đất đai cần phải nới rộng thời gian giao đất, thuê đất để người nuôi yên tâm đầu tư cho sản xuất, chính sách tín dụng cần được linh động, thông thoáng…xây dựng các cơ chế hỗ trợ, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế đầu tư cho việc nuôi tôm, kể cả các nhà đầu tư thuộc khu vực thành thị và nước ngoài vào sản xuất giống và tổ chức nuôi với quy mô lớn tập trung công nghệ cao.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nguyên nhân các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang ở vùng ven biển hải phòng (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w