3.3. Đề xuất các giải pháp phục hồi môi trường và NTTS đạt hiệu quả cao trên các ao nuôi tôm bị bỏ hoang trên vùng ven biển Hải Phòng
3.3.5. Giải pháp xây dựng các mô hình nuôi thủy sản hiệu quả trên các ao đầm nuôi tôm sú bị bỏ hoang
Các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang trên vùng ven biển Hải Phòng, tuỳ thuộc vào vùng sinh thái cửa sông châu thổ Văn Úc phía Tây Nam - Đồ Sơn hay vùng sinh thái cửa sông hình phễu Bạch Đằng phía Đông Bắc - Đồ Sơn sẽ có nguyên nhân khác nhau như nguyên nhân ô nhiễm và tích lũy ô nhiễm, nguyên nhân dịch bệnh và tích lũy mầm bệnh, nguyên nhân quy hoạch, nguyên nhân quản lý và một số nguyên nhân khác dẫn đến bỏ hoang cho các ao đầm nuôi tôm bị bỏ hoang (dọc
đường 353 - Km 16 từ Cầu Rào về Đồ Sơn), một số ao đầm ở Nghĩa Lộ - Cát Hải và Phù Long - Cát Bà. Qua quá trình xác đinh được các nguyên nhân ao đầm nuôi tôm sú bị bỏ hoang dọc vùng ven biển Hải Phòng để đưa ra một số giải pháp kĩ thuật phục hồi môi trường trong ao đầm nuôi tôm bị bỏ hoang ở một số khu vực khác nhau ở phía Tây Nam - Đồ Sơn hoặc phía Đông Bắc - Đồ Sơn đã được đè cập khuyến khích tuyên truyền cho người dân hoặc những tổ chức nuôi tôm sú mà bị bỏ hoang một đơn vị diện tích nhất định. Cho nên, trong quá trình nuôi tôm sú cần “lựa chọn để xây dựng các mô hình nuôi thủy sản hiệu quả trên các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang phù hợp với môi trường sinh thái của từng vùng ở vùng ven biển Hải Phòng”. Một số mô hình được lực chọn, được đề xuất thực hiện trong giải pháp nuôi tôm bền vững tại Hải Phòng là:
3.3.5.1. Mô hình nuôi sinh thái
Đặc trưng của mô hình nuôi với năng suất thấp, với mật độ thả con giống thấp. Trong quá trình nuôi theo mô hình này thì chất thải ô nhiễm môi trường và trầm tích đáy từ thức ăn thừa và sản phẩm bài tiết thấp, không làm tăng mức độ về ô nhiễm môi trường và dịch bệnh trong quá trình nuôi. Các mô hình nuôi sinh thái bao gồm:
- Nuôi tôm sú trong đầm nuôi quảng canh từ đất chuyển đổi nông nghiệp.
- Nuôi tôm sú trong RNM hoặc kết hợp trồng RNM.
- Nuôi tôm trong ruộng lúa.
Đối với các mô hình nuôi sinh thái này, chúng dựa trên nguyên lý bổ trợ và bổ sung lẫn nhau giữa các sinh vật khác cùng tồn tại trong một môi trường. Nuôi tôm sú theo mô hình này, bằng phương pháp quản lý phù hợp với từng vùng sinh thái, từng mùa vụ nuôi của đối tượng nuôi tôm sú ta sẽ có những giải pháp kĩ thuật khác nhau phù hợp với từng loại hình nuôi. Tuy nuôi tôm sú theo mô hình sinh thái không cho năng suất, sản lượng cao như các mô hình nuôi khác nhưng mô hình nuôi sinh thái này đẽ từng bước khắc phục nhanh chóng được hiện tượng ao đầm nuôi tôm sú bị bỏ hoang. Mô hình này cũng làm tăng sức tải
môi trường trong các ao nuôi tôm ở các khu vực trên vùng ven biển Hải Phòng.
Với hình thức nuôi thả tôm với mật độ thấp 1 - 3 con/m2, 2 - 3 lần thả/1vụ nuôi và thời gian thả cách nhau 1 - 2 tháng theo phương thức đánh tỉa thả bù. Cùng với đầu tư vào biện pháp kĩ thuật và xử lý trong quá trình nuôi thì “mô hình nuôi tôm sinh thái sẽ cân bằng giữa đầu vào và đầu ra”.
3.3.5.2. Mô hình nuôi xen canh
Sau một vụ nuôi tôm sú thì lượng chất thải từ nguồn nước cấp, thức ăn, hóa chất sử dụng trong quá trình nuôi đã làm cho môi trường trầm tích đáy tích tụ nhiều chất thải và mầm bệnh trong ao nuôi tôm sú ở vụ nuôi là “yếu tố tiềm ẩn gây bệnh, dịch bệnh lớn cho vụ nuôi tôm sú tiếp theo khi mà môi trường nước và trầm tích đáy không được đảm bảo”. Các mô hình nuôi xen canh khuyến cáo các hộ nuôi hoặc tổ chức cá nhân nuôi gồm:
- Nuôi tôm sú kết hợp với nuôi cá chẽm, cá tráp, cá hồng mỹ và trồng rong biển.
- Nuôi tôm sú kết hợp với nuôi nguyễn thể hai mảnh vỏ như hầu, ngao, sò và trồng rong biển.
- Nuôi tôm sú kết hợp với trồng rong (rong câu, rong sụn, rong nho,…).
Trên cơ sở dựa vào đặc tính vùng sinh thái khác nhau của các khu vực khác nhau ở vùng ven biển Hải Phòng, dựa vào đặc điểm sinh học của từng đối tượng nuôi ta quyết định nuôi xen canh hợp lý để sử dụng đặc điểm đa dạng chu trình dinh dưỡng và hợp lý chuỗi thức ăn. Với mô hình nuôi xen canh này, nuôi tôm sú xen ghép với những đối tượng nuôi khác, hợp lý hóa trong chuỗi mặt xích thức ăn tạo điều kiện cho môi trường nước trong ao nuôi và trầm tích đáy được ổn đinh bền vững, ngày càng tạo được sức tải môi trường trong ao nuôi tôm sú.
Với hình thức nuôi theo mô hình nuôi xen canh theo phường thức thả với mật độ được coi là thấp 0,5 - 2 con/m2 và chủ yếu tận dụng thức ăn tự nhiên làm chính.
3.3.5.3. Mô hình nuôi luân canh
Sau một vụ nuôi tôm sú, chúng ta nuôi cá chẽm, cá hồng mỹ, cá Rô phi đơn tính…hay trồng Rong câu chỉ vàng tại các ao đầm nuôi tôm sú ở vùng ven biển
Hải Phòng, chúng ta có thể dọn và làm sạch các mầm bệnh trong đáy ao. Bởi vì, nhiều mầm bệnh virus ở tôm sú nuôi không gây bệnh cho các loài cá Chẽm, cá Hồng mỹ và Rong câu. Các mô hình nuôi luân canh được khuyến cáo cho người những hộ dân hoặc tổ chức cá nhân nên áp dụng các mô hình sau:
- Nuôi một vụ tôm kết hợp một vụ cá (cá Chẽm, cá hồng Mỹ và cá Rô phi).
- Nuôi một vụ tôm kết hợp một vụ lúa.
- Nuôi một vụ tôm sú kết hợp một vụ Rong câu chỉ vàng.
Với mô hình này nuôi theo hình thức BTC (năng suất tôm nuôi đạt 0,8 - 1 tấn/ha/vụ nuôi, cá nuôi đạt 5 - 7 tấn/ha/vụ nuôi, rong từ 1 - 1,5 tấn khô/ha/vụ nuôi, lúa từ 6 - 8 tấn/ha/vụ nuôi). Ngoài yếu tố không gây bệnh cho các đối tượng được chọn trong hình thức nuôi luận canh thì sự có mặt của các đối tượng như cá chẽm, cá hồng mỹ, rong,… được chăm sóc và quản lý hợp lý trong quá trình nuôi góp phần quan trọng vào nâng cao dần sức tải và giảm tải ô nhiễm trong ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang trên vùng ven biển Hải Phòng.
3.3.5.4. Mô hình nuôi thâm canh
Trong mô hình nuôi tôm sú thâm canh, lượng thức ăn cho tôm sú ăn là tương đối lớn. Nếu ta coi lượng thức ăn dung cho một vụ nuôi tôm sú thâm canh là 100% thì tôm chỉ sử dụng là 75%. Như vậy, còn lại 25% lượng thức ăn bị thất thoát vào trong môi trường ao nuôi do quá trình hòa tan 10% và không được tôm ăn là 15%. Nhưng lượng thức ăn mà tôm sú sử dụng không thể đồng hóa tối đa 100% mà chúng thải ra môi trường 50%, còn lại 50% của 75% được tôm đồng hóa. Lượng chất thải lớn từ nguồn thức ăn này với các chất thải khác từ các nguồn khác như từ nguồn nước cấp, mùn bã hữu cơ,…sẽ tich tụ trong môi trường trầm tích đáy ao nuôi tôm sú thâm canh, nếu không có giải pháp quản lý thì ô nhiễm môi trường và trầm tích đáy sẽ làm năng suất, sản lượng tôm sú nuôi thâm canh vụ sau có thể giảm mạnh, tổn thất kinh tế lớn.
Biện pháp áp dụng mô hình nuôi tôm sú thâm canh được khuyến cáo “nuôi tôm sú trong hệ tuần hoàn khép kín có sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi
trường, năng suất nuôi 2,5 - 3 tấn/ha/vụ” hoặc “nuôi tôm sú trong hệ bán kín, sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường, năng suất nuôi 1,5 - 2 tấn/ha/vụ”.
Sử dụng chế phẩm sinh học trong mô trường tôm sú nuôi thâm canh trên một đơn vị diện tích phù hợp góp phần xử lý tốt ô nhiễm môi trường trong ao đầm nuôi tôm sú tại các vùng nuôi tôm thuộc vùng ven biển Hải Phòng.
Tùy vào trình độ, mức độ đầu tư, điều kiện môi trường ao đầm để có những lựa chọn mô hình nuôi cho phù hợp.