Phương pháp - Kĩ thuật nghiên cứu 1. Phương pháp tiếp cận hệ thống

Một phần của tài liệu nghiên cứu nguyên nhân các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang ở vùng ven biển hải phòng (Trang 21 - 27)

PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp - Kĩ thuật nghiên cứu 1. Phương pháp tiếp cận hệ thống

Vùng ben biển Hải Phòng là vùng có hai loại cửa sông điển hình khác nhau về trầm tích đáy và môi trường nước có tác động rất lớn gây ô nhiễm đến các ao nuôi tôm sú, đó là vùng cửa sông châu thổ và vùng cửa sông hình phễu. Mỗi vùng cửa sông bị chi phối rất khác biệt về điều kiện tự nhiên và sinh thái. Vì vậy, các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang ở đây có rất nhiều nguyên nhân cần được nghiên cứu và đánh giá.

Phương pháp nghiên cứu mang tính hệ thống như sau:

Tìm hiểu tổng quan các vùng cửa sông dọc ven biển Hải Phòng: vùng cửa sông châu thổ (dải ven bờ phía Tây Nam - Đồ Sơn) và vùng cửa sông hình phễu (dải ven bờ phía Đông Bắc - Đồ Sơn). Từ đó, đi đến nghiên cứu tại các vùng nuôi trọng điểm tại các quận, huyện nơi có diện tích hoang hóa lớn.

2.2.2. Phương pháp kế thừa tài liệu

Đề tài kế thừa các tài liệu nghiên cứu đã có về môi trường và suy thoái môi trường, dịch bệnh trong các ao nuôi tôm sú của các Viện nghiên cứu. Đồng thời tổng kết, thống kê các tài liệu báo cáo quản lý thường xuyên của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) thành phố Hải Phòng và các

Phòng NN & PTNT các quận, huyện trong thành phố về hiện trạng các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang.

2.2.3. Phương pháp tiếp cận lịch sử

Sử dụng các ảnh vệ tinh SPOT được chụp ở thời gian xác định khác nhau, số liệu báo cáo của Sở NN & PTNT thành phố Hải Phòng nhiều năm để kiểm kê diện tích và biến động các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang theo các mốc thời gian.

Từ đú, đỏnh giỏ xu thế bỏ hoang của cỏc ao nuụi tụm và làm rừ hơn về nguyờn nhân.

2.2.4. Phương pháp tiếp cận liên ngành

Đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực ô nhiễm và suy thoái môi trường biển liên quan đến NTTS là một lĩnh vực đa ngành. Vì vậy, phương pháp tiếp cận tài liệu của đề tài là tập hợp đông đảo những nghiên cứu về nhiều chuyên ngành khác nhau, như: Địa hóa, hóa môi trường, sinh học, vi sinh học, NTTS và bệnh trong NTTS, kinh tế xã hội của các quận, huyện có diện tích ao nuôi tôm trên toàn thành phố Hải Phòng để nghiên cứu.

- Phương pháp tiếp cận các kĩ thuật NTTS tiên tiến: các kĩ thuật tiên tiến được áp dụng trong NTTS (thủy lý, thủy hóa, địa hóa, sinh học, vi sinh học,…) đảm bảo phục hồi tái tạo môi trường sinh thái đã bị phá hủy do ao nuôi tôm gây ra dẫn đến bị bỏ hoang trên cơ sở phải mang tính ổn định.

- Phương pháp tiếp cận HST: Các chức năng của HST vùng của sông ven biển Hải Phòng cần được duy trì và bảo vệ, môi trường sinh thái có những đặc điểm khác nhau về nền đáy, thổ nhưỡng, mùa vụ,...

- Phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng: Ý thức việc bảo vệ môi trường vùng nuôi tôm sú, phòng ngừa dịch bệnh, sử dụng tốt các giải pháp kĩ thuật đã được đề xuất, nhân rộng mô hình NTTS có hiệu quả,…phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của cộng đồng (từ người quản lý, cán bộ kĩ thuật, người nuôi,…).

Cách tiếp cận này cho phép tìm hiểu được nhiều thông tin về hiện trạng và nguyên nhân các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang (trình độ quản lý, quy hoạch, điều

kiện kinh tế và mức độ đầu tư, trình độ kĩ thuật,…), tìm hiểu các giải pháp tổng hợp từ cộng đồng. Từ đó, đưa ra các giải pháp phục hồi các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang ở các vùng cửa sông ven biển của thành phố Hải Phòng một cách hợp lý.

2.2.5. Khảo sát thực địa

Tìm hiểu các vấn đề của vùng nuôi tôm ven biển Hải Phòng có diện tích nuôi tôm bị bỏ hoang lớn, vùng sinh thái trọng điểm về môi trường, dịch bệnh, các vấn đề kĩ thuật, điều kiện kinh tế - xã hội, công tác quản lý, quy hoạch và thực hiện quy hoạch,…

2.2.6. Phương pháp giải đoán ảnh viễn thám

* Tài liệu bản đồ

Bản đồ địa hình UTM 1: 50000 hệ tọa độ VN 2000 được sử dụng để hiệu chỉnh hình học ảnh vệ tinh và làm bản đồ nền.

Bản đồ địa hình 1:10000 xuất bản năm 1998, tái bản năm 2000 khu vực Hải Phòng được sử dụng để dùng trong việc tham khảo thành lập bản đồ hiện trạng đầm nuôi và biến động đầm nuôi khu vực vùng ven biển Hải Phòng.

* Tài liệu ảnh vệ tinh SPOT

Các ảnh vệ tinh SPOT đa phổ khu vực vùng ven biển Hải Phòng được sử dụng trong luận văn tốt nghiệp này gồm:

+ Ảnh SPOT đa phổ thu ngày 24/12/1994.

+ Ảnh SPOT đa phổ thu ngày 14/09/2000.

+ Ảnh SPOT đa phổ thu ngày 05/11/2008.

* Phân tích và đánh giá tài liệu đã có

Các tài liệu được thu thập từ các báo cáo liên quan đến hiện trạng đầm nuôi và biến động diện tích đầm nuôi, RNM vùng ven biển Hải Phòng trong 14 năm (1994 - 2008) được phân tích, chọn lọc để đưa vào sử dụng trong nội dung của đề tài.

* Phân tích và giải đoán tài liệu viễn thám qua ảnh và giải đoán bằng mắt

Các tài liệu viễn thám được xử lý bằng phương pháp xử lý ảnh số (hình 1) kết hợp với phương pháp giải đoán bằng mắt.

Phương pháp xử lý ảnh bằng mắt sẽ phụ thuộc rất lớn vào “khả năng đọc ảnh” của người giải đoán và các yếu tố giải đoán ảnh vệ tinh. Việc kết hợp cả hai phương pháp vào giải đoán ảnh vệ tinh sẽ cho kết quả chính xác nhất.

Hình 1. Mô hình tổng quát các bước giải đoán ảnh vệ tinh SPOT

* Sai số gặp phải trong quá trình phân tích và giải đoán ảnh vệ tinh viễn thám

Trong quá trình giải đoán ảnh SPOT sẽ gặp phải 2 loại sai số ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả khi sử dụng phương pháp này, đó là sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.

- Sai số hệ thống: Thời tiết tại thời điểm mà vệ tinh bay chụp có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng ảnh chụp. Trời nắng đến quang mây, không có hiện tượng mưa gió là điều kiện thuận lợi cho vệ tinh viễn thám bay chụp thì mức độ giải đoán ảnh thông qua tiêu chí độ chính xác của phân loại ảnh có thể đạt 95% - 100% nhưng còn phụ thuộc vào năng lực của người giải đoán ảnh. Trái lại, vệ tinh viễn thám bay chụp trong điều kiện thời tiết xấu, nhiều mây, trời âm u,…sẽ cho ảnh chụp với chất lượng không cao, thiếu sự chính xác của đối tượng và giải

phổ mà vệ tinh thu được không có tính thuyết phục. Như vậy, kết quả giải đoán ảnh vệ tinh qua tiêu chí độ chính xác của phân loại ảnh sẽ ở dưới mức 95%.

- Sai số ngẫu nhiên: Kết quả giải đoán ảnh vệ tinh phụ thuộc rất nhiều vào người giải đoán. Đó là, “khả năng đọc ảnh của người giải đoán” và “các yếu tố giải đoán của người đọc ảnh”..

* Kĩ thuật sử dụng hệ thông tin địa lý (GIS)

Bằng kỹ thuật sử dụng hệ thông tin địa lý (GIS), việc chồng phủ hai lớp bản đồ giúp cho việc tính và thành lập được bản đồ biến động diện tích đầm nuôi giai đoạn 2000 - 2008.

Việc ứng dụng công nghệ hệ thông tin địa lý, nhiều thông tin khác nhau cũng được đưa vào xử lý tạo ra kết quả chính xác và phong phú hơn rất nhiều so với trường hợp chỉ sử dụng riêng tư liệu viễn thám. Nhờ GIS đã cho phép tính toán được những đối tượng là diện tích đầm nuôi, RNM trong và ngoài khu vực đầm nuôi. Mặt khác, từ kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thảo (2002) sẽ tính được biến động ở giai đoạn 1994 - 2000. Như vậy, biến động diện tích đầm nuụi, RNM sẽ được làm rừ trong 14 năm 1994 - 2008.)

* Một số kĩ thuật khác

- Kĩ thuật làm bản đồ bằng phần mềm Map infor.

- Kĩ thuật sử dụng phần mềm vẽ Corel Draw 12

Như vây, với sự kết hợp kĩ thuật bản đồ và giải đoán ảnh viễn thám cùng với công cụ GIS sẽ mang lại một bức tranh tổng thể về hiện trạng các ao nuôi tôm sú vị bỏ hoang:

- Xác định hiện trạng sử dụng các ao nuôi tôm sú trước và sau khi bỏ hoang.

- Tình hình bỏ hoang (thời gian bỏ hoang, hiện trạng đang khai thác sử dụng và hướng khai thác sử dụng trong tương lai).

- Địa điểm và phân bố các ao nuôi tôm sú bỏ hoang trên vùng cửa sông châu thổ (phía Tây Nam - Đồ Sơn) và vùng cửa sông hình phễu (phía Đông Bắc - Đồ Sơn) tại vùng ven biển Hải Phòng.

2.2.7. Phân biệt hiện trạng ao đầm nuôi tôm sú bằng phương pháp phân tích và giải đoán ảnh vệ tinh viễn thám

Trên ảnh vệ tinh SPOT thể hiện tương đối chính xác về hiện trạng các ao đầm nuụi tụm. Thụng qua phản xạ phổ, cụng cụ này làm rừ được:

- Các ao đầm nuôi tôm sú quảng canh, quảng canh cải tiến.

- Các ao đầm nuôi tôm sú bán thâm canh, nuôi công nghiệp.

- Các ao đầm nuôi tôm sú đang giảm năng suất hoặc bị bỏ hoang.

2.3. Xử lý số liệu

Phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng tài liệu, phân tích, kết quả thực nghiệm, đánh giá thông tin sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Excel.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nguyên nhân các ao nuôi tôm sú bị bỏ hoang ở vùng ven biển hải phòng (Trang 21 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w